Xét nghiệm bạch cầu trong chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm bạch cầu trong chẩn đoán bệnh

Trong lĩnh vực chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và đánh giá nhiều loại bệnh. Bạch cầu không chỉ là một thành phần của máu mà còn ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm bạch cầu trong chẩn đoán bệnh

Sự xuất hiện của các bệnh lý trong cơ thể thường đi kèm với những thay đổi trong hệ thống bạch cầu. Những chỉ số như bạch cầu trung tính, Lymphocyte, Monocyte, Eosinophil và Basophil có thể cung cấp thông tin cần thiết để hiểu về tình trạng miễn dịch và mức độ viêm nhiễm trong cơ thể.

Bạch cầu là gì?

Bạch cầu là thành phần quan trọng không thể thiếu trong máu. Chúng đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc nhận diện và loại bỏ các yếu tố nguy hại có thể xuất hiện trong hệ thống máu của cơ thể. Không chỉ có một loại bạch cầu duy nhất trong hệ thống máu con người, mà chúng được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên chức năng và nhiệm vụ cụ thể.

Xét nghiệm bạch cầu trong chẩn đoán bệnh

Bạch cầu là thành phần quan trọng không thể thiếu trong máu

Vai trò của bạch cầu trong cơ thể

Bạch cầu trong máu thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng và có thể được phân thành các loại sau:

Bạch huyết bào – T (T-lymphocytes): Loại này chịu trách nhiệm kiểm soát hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng tham gia vào việc phát hiện và loại bỏ siêu vi khuẩn, cũng như các tế bào ung thư.

Bạch cầu trung tính: Bạch cầu trung tính giúp tiêu diệt vi khuẩn và hỗ trợ trong việc ngăn chặn các trạng thái viêm nhiễm. Chúng tham gia vào việc xử lý các mô bị tổn thương và tái tạo chúng.

Bạch huyết bào – B (B-lymphocytes): Bạch huyết bào – B thường sản xuất kháng thể, một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch. Kháng thể giúp cơ thể chống lại các yếu tố lạ và bảo vệ khỏi các bệnh tật.

Bạch cầu đơn nhân to, bạch huyết bào: Loại này thường tham gia vào quá trình chống viêm nhiễm và có liên quan đến sản xuất kháng thể. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây bệnh và thúc đẩy miễn dịch.

Xét nghiệm bạch cầu trong chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm bạch cầu là quá trình quan trọng để đánh giá sức khỏe dựa trên các chỉ số sau:

Số lượng bạch cầu WBC

Đây là chỉ số quan trọng được xem xét đầu tiên trong tổng phân tích tế bào máu. Nó biểu thị số bạch cầu có trong 1 đơn vị thể tích máu.

Giá trị trung bình của WBC là 3.5 – 10.5 x 109 tế bào/l.

Sự tăng hoặc giảm số lượng bạch cầu WBC so với giá trị trung bình có thể là dấu hiệu của các bệnh llý về máu hoặc tác động tạm thời lên cơ thể.

Số lượng bạch cầu thường tăng khi cơ thể bị viêm nhiễm, mắc bệnh lý bạch cầu, hội chứng tăng sinh tủy mạn ác tính. Ngược lại, số lượng bạch cầu giảm khi cơ thể nhiễm virus, bị bệnh bạch cầu cấp, suy tủy xương,…

Các chỉ số xét nghiệm khác:

Ngoài số lượng bạch cầu WBC, để đánh giá chính xác bệnh lý cần dựa vào nhiều chỉ số xét nghiệm khác liên quan, như:

NEUT (Bạch cầu trung tính Neutrophil): Tăng cao trong trường hợp nhiễm trùng, tăng sinh tủy xương phản ứng, stress; giảm khi nhiễm virus, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, suy tủy, hoặc hóa chất.

LYM (Bạch cầu Lympho – Lymphocyte): Tăng trong trường hợp bệnh CLL, lao, bệnh Hodgkin, nhiễm một số virus khác, nhiễm khuẩn mạn tính; giảm khi nhiễm HIV/AIDS, giảm miễn dịch, các loại ung thư, ức chế tủy xương do hóa chất trị liệu.

MONO (Bạch cầu Mono – Monocyte): Tăng trong chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus, rối loạn sinh tủy, bệnh bạch cầu dòng mono; giảm trong trường hợp thiếu máu do ung thư các loại, suy tủy, sử dụng glucocorticoid.

Tìm hiểu thêm: Xốp xơ tai có phải mổ không? Những điều bạn cần biết trước khi điều trị

Xét nghiệm bạch cầu trong chẩn đoán bệnh 1
Tăng bạch cầu Mono gây ảnh hưởng đến miễn dịch cơ thể

EOS (Bạch cầu đa múi ưa acid – Eosinophil): Tăng trong bệnh dị ứng, nhiễm kí sinh trùng.

BASO (Bạch cầu đa múi ưa kiềm – Basophil): Tăng trong trường hợp Lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt,…

LUC (Large Unstained Cells): Có thể là các tế bào Lympho lớn hoặc các monocyte, các phản ứng hoặc các bạch cầu non. Tăng trong trường hợp phản ứng sau phẫu thuật, bệnh bạch cầu, suy thận mạn tính, sốt rét, nhiễm một số loại virus, nhưng không phải nhiễm loại virus nào cũng gây tăng số lượng LUC.

Xét nghiệm số lượng bạch cầu trong máu và các chỉ số liên quan có thể được thực hiện riêng biệt hoặc bao gồm trong xét nghiệm tổng phân tích máu. Từ thông tin xét nghiệm này, bác sĩ có thể dựa vào để chẩn đoán bệnh một cách chính xác và đề xuất các xét nghiệm chẩn đoán khác để đánh giá bệnh lý.

Xét nghiệm bạch cầu trong chẩn đoán bệnh 2

>>>>>Xem thêm: Cơ chế đái tháo đường type 2 là gì? Nguyên nhân do đâu?

Xét nghiệm số lượng bạch cầu trong máu

Các kết quả xét nghiệm máu, bao gồm cả xét nghiệm bạch cầu, không chỉ cung cấp thông tin quan trọng cho quá trình chẩn đoán, mà còn giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quan của bệnh nhân.

Khi tiến hành xét nghiệm bạch cầu trong máu, và tương tự cho xét nghiệm tổng phân tích máu, cần lưu ý rằng kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Một yếu tố quan trọng là việc sử dụng thuốc điều trị. Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị, hãy thông báo cho bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm để có được hướng dẫn phù hợp. Trong một số trường hợp, việc tạm thời ngừng dùng thuốc trước xét nghiệm có thể được xem xét. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc đều ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, vì vậy, việc cung cấp thông tin chi tiết về loại thuốc bạn đang sử dụng cho bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.

Xem thêm:

  • Bạch cầu lympho là gì? Dấu hiệu nhận biết bạch cầu lympho tăng
  • Bạch cầu ưa axit là gì? Chức năng của bạch cầu ưa axit?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:bạch cầutăng bạch cầuBạch cầu cấp dòng lympho

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *