Các dị dạng ở nang phổi bẩm sinh là một trong những dị tật hiếm gặp của đường hô hấp dưới. Vì là dị tật hiếm gặp nên còn rất nhiều người không biết rõ về bệnh lý này. Vậy, bệnh nang tuyến phổi thai nhi có nguy hiểm không?
Bạn đang đọc: Bệnh nang tuyến phổi thai nhi có nguy hiểm không?
Nhận biết được các bất thường, dấu hiệu bệnh từ sớm ở trẻ sẽ rất có ích cho quá trình điều trị nếu không may trẻ bị mắc bệnh. Vì vậy, mời bạn đọc hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý nang tuyến phổi ở thai nhi và từ đó tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Bệnh nang tuyến phổi thai nhi có nguy hiểm không?”.
Bệnh nang tuyến phổi thai nhi là bệnh gì?
Nang tuyến phổi thai nhi là một dị tật đường hô hấp phổi bẩm sinh (CPAM) hiếm gặp của đường hô hấp dưới. Bệnh lý này thường không có biểu hiện lâm sàng điển hình, tuy nhiên, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tràn khí màng phổi, nhiễm trùng,… Bệnh cũng có thể khởi phát trước khi thai nhi được sinh ra hoặc người bệnh cũng có thể bị suy hô hấp trong thời kỳ sơ sinh hoặc không có biểu hiện gì cho đến sau này.
Nang tuyến phổi thai nhi thường được phát hiện bằng cách siêu âm thai định kỳ. Các bác sĩ có thể quan sát thấy một vùng sáng bên trong phổi của thai nhi chỉ dấu cho một nang hoặc khối. Bệnh sẽ thường tiến triển và tăng kích thước cho đến tuần 26 – 28, sau đó kích thước của các khối nang sẽ giảm đi hoặc giữ nguyên. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây ra một số biểu hiện như:
- Tim bị đẩy lệch khỏi vị trí.
- Phù thai: Đây là dấu hiệu bệnh cảnh báo tiên lượng xấu tuy nhiên rất hiếm khi xảy ra (
- Đa ối: Thực quản có dấu hiệu bị chèn ép, phù thai.
- Doppler màu: Mạch máu nuôi từ động mạch phổi.
Nếu bệnh khởi phát sau khi trẻ được sinh ra thì phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp điều trị dứt điểm nhất. Tùy thuộc vào kích thước nang tuyến mà người bệnh sẽ có một vài dấu hiệu như:
- Kích thước nang lớn: Lồng ngực bị biến dạng.
- Kích thước nang trung bình: Thở khò khè, tím tái, rút lõm ngực,… Những biểu hiện này có thể xuất hiện trong giai đoạn sơ sinh.
- Nang nhỏ: Bị nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại.
Nếu phát hiện bất cứ biểu hiện gì bất thường ở trẻ nhỏ và cả trẻ sơ sinh như viêm phổi kéo dài, ho, thở khò khè,… bố mẹ nên đưa các con đi thăm khám càng sớm càng tốt để các bác sĩ kiểm tra và chữa trị kịp thời khi cần thiết, tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con.
Bệnh lý nang tuyến phổi thai nhi có nguy hiểm không?
Chắc hẳn, các bậc phụ huynh rất lo lắng cho sức khỏe của con trẻ bởi nang tuyến phổi là dị tật khá hiếm gặp. Như vậy, bệnh nang tuyến phổi thai nhi có nguy hiểm không? Nhìn chung, đây là căn bệnh không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị được sau khi sinh nên bố mẹ không cần lo lắng. Tuy nhiên, có khoảng 10% các trường hợp nang tuyến phổi trở nặng và nếu không có biện pháp can thiệp thì sẽ không thể giữ lại thai nhi. Chính vì thế, người bệnh sẽ cần thực hiện chẩn đoán trước sinh – y học bào thai để được khám, tư vấn chi tiết và theo dõi sát tình trạng bệnh lý. Tránh chủ quan, làm nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như áp – xe phổi, tràn khí màng phổi, suy hô hấp, thậm chí nặng nề nhất là tử vong,… tăng lên.
Đánh giá mức độ nặng của bệnh
Các bác sĩ sẽ sử dụng một chỉ số đặc hiệu gọi là chỉ số khối CCAM (CVR) để đo kích thước của tổn thương phổi một cách cẩn thận dựa vào kích thước của em bé, cụ thể là chu vi vòng đầu. Được phát triển bởi các chuyên gia từ viện nhi Philadelphia, CRV là chỉ số chính xác nhất giúp theo dõi sự phát triển của khối CCAM/CPAM theo thời gian và từ đó các bác sĩ sẽ xác định được phương pháp điều trị phù hợp nhất cho thai nhi.
Nếu kết quả chỉ số CVR lớn hơn 1.6 thì em bé có nguy cơ cao phải đối mặt với suy tim. Trường hợp này sẽ cần can thiệp trước khi sinh để bảo vệ sự phát triển của thai nhi.
Ngược lại, chỉ số CVR càng thấp sẽ càng tốt. Tuy nhiên, việc tiếp tục theo dõi thai nhi vẫn cần tiến hành để đảm bảo thể tích của các tổn thương không tăng thêm và không cần phải can thiệp trước khi sinh.
Tìm hiểu thêm: Những thông tin cần biết về răng sứ lava 3M
Can thiệp bào thai với các trường hợp CPAM
Trong trường hợp các CPAM lớn sẽ cần can thiệp điều trị trước khi sinh để giảm kích thước của khối gây tổn thương và ngăn ngừa nguy cơ bị suy tim thai. Tùy thuộc vào loại CPAM là nang lớn hay nang nhỏ và tuổi của thai nhi, các bác sĩ sẽ lựa chọn ra cách điều trị phù hợp. Cụ thể:
- Sử dụng steroid: Các bác sĩ sẽ sử dụng steroid để ngăn ngừa sự phát triển của các tổn thương, đặc biệt là các tổn thương dạng đặc.
- Dẫn lưu dịch trong nang: Nếu trong các tổn thương nang lớn có chứa đầy dịch thì các bác sĩ sẽ cân nhắc dẫn lưu dịch để hút dịch và làm giảm kích thước của khối trước khi sinh. Sau khi dẫn lưu, dịch có thể xuất hiện trở lại, nếu trường hợp này xảy ra, các bác sĩ sẽ tiến hành đặt shunt dẫn lưu. Thủ thuật đặt shunt sẽ làm giảm kích thước của khối tổn thương để tránh xảy ra tình trạng phù thai.
- Cắt khối: Các bác sĩ sẽ tiến hành mổ mở bào thai để cắt khối CPAM. Ca phẫu thuật này vô cùng quan trọng nên sẽ cần các bác sĩ đặc biệt có trình độ cao thực hiện. Bác sĩ sẽ tiến hành mở bụng và mở tử cung của người mẹ để cắt khối trong phổi CPAM của thai nhi. Sau khi đã hoàn thành việc cắt, thai nhi sẽ được đưa trở lại vào buồng tử cung của người mẹ để tiếp tục quá trình phát triển.
- Cắt bỏ khối ngay sau mổ sinh: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến. Em bé trong bụng sẽ được sinh ra một cách an toàn bằng phương pháp mổ đẻ, sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối CPAM. Sau ca phẫu thuật, các em bé mắc bệnh sẽ nhận được sự chăm sóc đặc biệt hơn các em bé thông thường.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm NIPT phát hiện những bệnh gì?
Câu trả lời của câu hỏi “Bệnh nang tuyến phổi thai nhi có nguy hiểm không?” đã được giải đáp một cách chi tiết. Nhìn chung, bệnh không quá nguy hiểm, trẻ gặp tổn thương phổi vẫn sẽ phát triển toàn diện, các chức năng của phổi vẫn hoạt động tốt sau khi thực hiện phẫu thuật. Việc quan trọng nhất đối với các em bé bị mắc bệnh là sự chăm sóc, do đó, bố mẹ cần chăm sóc trẻ một cách cẩn thận, chu đáo để trẻ khôn lớn khỏe mạnh, không gặp phải các biến chứng bệnh nguy hiểm.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Mang thaiSức khỏe sinh sảnSức khỏe thai nhi