Gắn band niềng răng có đau không? Khi nào cần gắn band niềng răng

Gắn band niềng răng có đau không? Khi nào cần gắn band niềng răng

Gắn band niềng răng là nỗi lo của nhiều người khi có ý định niềng răng. Vậy gắn band niềng răng có đau không? Khi nào cần gắn band niềng răng?

Bạn đang đọc: Gắn band niềng răng có đau không? Khi nào cần gắn band niềng răng

Trong quá trình chỉnh nha, giai đoạn gắn band niềng răng rất quan trọng và cần thiết để có một hàm răng đẹp. Mắc cài, dây cung thường được sử dụng cho quá trình này, giúp răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Vậy gắn band niềng răng có đau không?

Band niềng răng được cấu tạo như thế nào?

Band niềng răng (khâu niềng răng) được biết đến là loại dụng cụ quan trọng trong quá trình chỉnh nha tại nha khoa. Band niềng răng được làm bằng kim loại, hình dáng hơi tròn hoặc vuông, kích thước được điều chỉnh bằng với chiếc răng được gắn.

Vị trí đặt band niềng răng nằm tại hàm số 6 hoặc số 7 giúp điều chỉnh vị trí răng trên cung hàm đẹp, đều. Hai vị trí hàm số 6, 7 là hai vị trí răng cối lớn, cần một lực tác động lớn để việc dịch chuyển các răng dễ dàng. Band niềng răng được cấu tạo cụ thể như sau:

  • Móc (Hook) ở phía ngoài, dùng để gắn hoặc móc dây chun, lò xo vào band chắc chắn.
  • Ống (Tube) là vị trí dùng để luồn dây cung.
  • Ống nhỏ (Tube) ở phía trong, dùng để gắn các khí cụ chỉnh nha khác.

Công dụng của band niềng răng

Sử dụng band niềng răng sẽ giúp chúng ta cố định răng, chỉnh nha đạt hiệu quả tối ưu. Band niềng răng mang lại những lợi ích như:

  • Tạo điểm tựa vững chắc cho hệ thống mắc cài, giúp hạn chế bong tuột mắc cài khi ăn hoặc nhai.
  • Tạo động lực giúp răng di chuyển về đúng vị trí, đều, đẹp hơn và rút ngắn thời gian chỉnh nha.
  • Hỗ trợ điều chỉnh khớp cắn chuẩn trên bị trí cung hàm, cải thiện khả năng nhai và bảo vệ sức khỏe răng miệng trong quá trình niềng.

Gắn band niềng răng có đau không? Khi nào cần gắn band niềng răng 1

Gắn band niềng răng mang lại những lợi ích gì?

Khi nào cần gắn band niềng răng?

Band niềng răng được sử dụng trong các trường hợp chỉnh nha phức tạp cần đến các khí cụ như: Nong hàm, cung lưỡi. Band niềng răng cũng được bác sĩ chỉ định sử dụng trong trường hợp thân răng lâm sàng ngắn khiến mắc cài dễ bị bong, khớp cắn sâu…

Đối với các trường hợp chỉnh nha đơn giản, không cần đến các khí cụ hay thân răng ngắn thì không cần gắn band niềng răng. Nhìn chung, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng của mỗi bệnh nhân và đưa ra những chỉ định cụ thể. Vì vậy, bạn cần đến các nha khoa để được tư vấn trực tiếp nhé.

Gắn band niềng răng có đau không?

Khi niềng răng, rất nhiều người e ngại về vấn đề gắn band niềng răng có đau không? Trên thực tế, gắn band niềng răng có đau hay không còn tùy thuộc vào tình trạng của răng; độ thưa của răng trên cung hàm; tay nghề của bác sĩ thực hiện. Bác sĩ càng có nhiều kinh nghiệm thì sẽ điều chỉnh band niềng răng phù hợp và ít đau.

Cảm giác đau nhức có thể xảy ra khi bác sĩ dùng lực tác động lên band niềng răng để làm dịch chuyển răng. Nếu cảm thấy quá khó chịu, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng sáp nha khoa hoặc thuốc giảm đau.

Nếu giữa răng có khoảng cách vừa đủ, răng thưa sẵn thì quá trình này sẽ ít đau. Còn trường hợp răng mọc sát khít, khoảng trống giữa các răng quá nhỏ bắt buộc phải sử dụng thun tách kẽ mới gắn được band.

Việc sử dụng thun tách kẽ sẽ khiến bệnh nhân đau nhức trong vài ngày, cơn đau sẽ giảm bớt khi các răng đã được tách ra theo chỉ định. Sau khi sử dụng thun tách kẽ khoảng cách giữa các răng, việc gắn band sẽ dễ dàng và không bị đau nữa.

Tìm hiểu thêm: Vitamin E uống ngày mấy viên và nên uống vào lúc nào?

Gắn band niềng răng có đau không? Khi nào cần gắn band niềng răng 2
Gắn band niềng răng có đau không?

Những lưu ý khi gắn band niềng răng

Niềng răng là quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và cẩn thận, không nên nóng vội. Sau khoảng 2 tháng trở lên răng mới dịch chuyển theo hướng tích cực, khi đó bạn sẽ thấy được sự khác biệt. Vì vậy, trong quá trình gắn band cần theo dõi tình hình dịch chuyển răng và thăm khám đầy đủ.

Để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Ưu tiên ăn thức ăn mềm, dễ nhai và nên cắt nhỏ thức ăn để hạn chế lực nhai. Điều đó sẽ giúp band niềng không va chạm với nhau, giảm đau nhức khi mới gắn band.
  • Vệ sinh, chăm sóc răng miệng sạch sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả. Bạn nên đánh răng 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ thức ăn bám vào mắc cài.
  • Sử dụng sáp nha khoa để giảm đau, hạn chế sự ma sát cũng như vướng cộm vào má.
  • Đến nha khoa thăm khám đúng hẹn theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp trong quá trình gắn band gặp vấn đề, cần đến gặp bác sĩ để kịp thời xử lý.
  • Lựa chọn những nha khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm để đảm bảo kết quả chỉnh nha chất lượng nhất. Đặc biệt, những bác sĩ có kinh nghiệm sẽ hạn chế được tình trạng đau nhức khi gắn band.

Gắn band niềng răng có đau không? Khi nào cần gắn band niềng răng 3

>>>>>Xem thêm: Dầu dừa có tác dụng gì cho da mặt? Các công thức làm đẹp từ dầu dừa

Lưu ý sau khi gắn band niềng răng

Band niềng răng là dụng cụ rất quan trọng khi thực hiện phương pháp niềng phức tạp. Bài viết trên là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc “Gắn band niềng răng có đau không?”. Hy vọng qua bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu, bạn sẽ hiểu rõ hơn về việc gắn band niềng răng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Sức khỏe răngChăm sóc răng miệng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *