Đông máu nội mạch lan tỏa có thể gây tổn thương nội tạng và chảy máu không kiểm soát. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Bạn đang đọc: Đông máu nội mạch lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đông máu nội mạch lan tỏa là một rối loạn đông máu hiếm gặp nhưng có thể đưa đến những biến chứng nguy hiểm. Việc phát hiện và điều trị sớm làm giảm nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về hội chứng đông máu nội mạch lan tỏa ngay sau đây.
Đông máu nội mạch lan tỏa là gì?
Đông máu là quá trình hình thành các cục máu đông, giúp bảo vệ cơ thể khỏi việc chảy máu quá nhiều khi bị thương. Đông máu nội mạch lan tỏa là tình trạng hình thành nhiều cục máu đông nhỏ lan rộng khắp các mạch máu cơ thể.
Trong giai đoạn đầu của tình trạng này, các cục máu đông nhỏ bắt đầu chặn các mạch máu, làm đông máu quá mức. Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu và ngăn máu cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể.
Tiến triển giai đoạn thứ hai khi tiểu cầu và các yếu tố đông máu được sử dụng hết. Khi đó, cơ thể bắt đầu bị chảy máu quá nhiều đến mức không kiểm soát được. Dẫn đến tình trạng chảy máu ngay dưới da, trong mũi, miệng hoặc sâu bên trong cơ thể.
Đông máu nội mạch lan tỏa là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Nếu người bệnh bị chảy máu không ngừng, hãy đến cơ sở y tế gần nhất hay bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân đông máu nội mạch lan tỏa
Đông máu nội mạch lan tỏa không phải là một bệnh lý mà là một hội chứng thứ phát sau nhiều bệnh lý khác nhau. Do một tình trạng hoặc biến chứng tiềm ẩn. Đông máu nội mạch lan tỏa cấp tính thường xảy ra rất nhanh và nguy hiểm. Các nguyên nhân có thể bao gồm:
- Nhiễm trùng huyết: Bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất dẫn đến đông máu nội mạch lan tỏa.
- Biến chứng từ phẫu thuật: Sốc hay huyết áp thấp nghiêm trọng là một trong những biến chứng lớn nhất.
- Biến chứng khi sinh con.
- Chấn thương đầu.
- Tổn thương mô nghiêm trọng.
- Những vết cắn từ một số loài rắn độc.
- Những biến chứng gây ra nhiều viêm nhiễm.
Đông máu nội mạch lan tỏa mãn tính thường xảy ra chậm và kéo dài. Các nguyên nhân có thể bao gồm:
- Ung thư: Một số bệnh ung thư tạo ra các yếu tố đông máu, gây đông máu quá mức.
- Phình động mạch não: Khi thành mạch trở nên yếu, phình và vỡ sẽ gây xuất huyết não, chảy máu không kiểm soát.
- Dị dạng mạch máu: Sự phát triển bất thường của các mạch máu, xuất hiện bất kỳ nơi nào trên cơ thể, bao gồm cả não và tủy sống.
Triệu chứng của đông máu nội mạch lan tỏa
Các triệu chứng gặp phải phụ thuộc vào tình trạng cấp tính hay mạn tính. Trong đông máu nội mạch lan tỏa cấp tính, các triệu chứng bao gồm:
- Chảy máu không kiểm soát tại vị trí phẫu thuật hoặc trong não, đường tiêu hóa, da, cơ hoặc bên trong cơ thể.
- Những vết thâm tím xuất hiện ngoài da.
- Nôn mửa.
- Máu xuất hiện trong phân khi đi nặng.
Đông máu nội mạch lan tỏa mãn tính có các biến chứng có thể xảy ra trong giai đoạn đông máu, được coi là các triệu chứng nguy hiểm. Bao gồm:
- Suy đa tạng: Khi cục máu đông chặn nguồn cung cấp máu đến các cơ quan, làm cho các cơ quan không thể hoạt động.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu: Các cục máu đông hình thành tại ở khu vực chân hay các vị trí khác, gây sưng đau.
- Khó thở.
Tìm hiểu thêm: Có nên bọc mão răng sứ không? Cách chăm sóc răng sứ sau khi bọc
Cùng các triệu chứng khác có thể gặp:
- Máu xuất hiện trong nước tiểu.
- Chóng mặt.
- Sự nhầm lẫn, mất trí nhớ hoặc thay đổi hành vi.
- Huyết áp thấp.
Một số biến chứng nghiêm trọng của đông máu nội mạch lan tỏa
Đông máu nội mạch lan tỏa có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là khi không được điều trị đúng cách. Các biến chứng có thể xảy ra cả trong giai đoạn đầu của tình trạng:
- Đau tim;
- Đột quỵ;
- Chảy máu đường tiêu hóa;
- Xuất huyết quá nhiều, không kiểm soát dẫn đến tử vong;
- Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS);
- Thuyên tắc phổi.
Các phương pháp chẩn đoán đông máu nội mạch lan tỏa
Hội chứng được chẩn đoán qua các xét nghiệm liên quan đến tiểu cầu, các yếu tố đông máu và các thành phần máu khác. Một số xét nghiệm có thể được tiến hành:
- Công thức máu toàn phần (CBC).
- Thời gian thromboplastin một phần (PTT): Xét nghiệm giúp xác định thời gian đông máu.
- Xét nghiệm thời gian prothrombin (PT).
- Xét nghiệm fibrinogen huyết thanh.
- Xét nghiệm D-dimer: Mục đích xét nghiệm để kiểm tra tình trạng khối máu đông. Phương pháp này có độ nhạy cao và có thể phối hợp các phương pháp khác.
>>>>>Xem thêm: Gây tê là gì? Phân loại và các lưu ý cần biết
Một số phương pháp điều trị đông máu nội mạch lan tỏa
Mục tiêu chính trong điều trị đông máu nội mạch lan tỏa là điều trị các nguyên nhân. Tùy vào mức độ, có thể áp dụng các phương pháp:
- Truyền máu: Cần bổ sung máu để tránh tình trạng mất quá nhiều máu. Có thể truyền huyết tương hay tiểu cầu để giúp khôi phục các yếu tố đông máu giúp cầm máu.
- Thay thế yếu tố đông máu: Các yếu tố đông máu được bổ sung hoặc thay thế để ngăn chặn tình trạng chảy máu quá nhiều.
- Thở oxy: Cung cấp oxy để tránh gián đoạn nguồn cung do thiếu máu. Duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan.
- Thuốc chống đông máu và thuốc làm loãng máu.
Một số trường hợp cấp tính được coi là tình trạng khẩn cấp cần nhập viện để điều trị. Nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm hoặc thậm chí tử vong.
Đông máu nội mạch lan tỏa có thể phòng ngừa không?
Đông máu nội mạch lan tỏa không được sàng lọc hàng năm, chính vì vậy cần nhận biết các triệu chứng có thể xảy ra. Nếu có nguy cơ cao về tình trạng trên, cần thăm khám kiểm tra định kỳ thường xuyên để phòng ngừa.
Ngoài ra, lối sống sinh hoạt cũng có thể giúp hạn chế tình trạng đông máy nội mạch lan tỏa. Duy trì lối sống tích cực, tăng cường vận động, không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Thăm khám sức khỏe định kỳ để được theo dõi và phát hiện kịp thời và có các phương án điều trị phù hợp.
Hội chứng này không giống nhau ở mọi người bệnh. Để điều trị dứt điểm tình rối loạn đông máu này cần tập trung nguyên nhân gây ra và điều chỉnh rối loạn đông máu. Các rối loạn đông máu do thiếu hụt tiểu cầu và các yếu tố đông máu khác.
Trên đây là những thông tin quan trọng về hội chứng đông máu nội mạch lan tỏa. Nếu nghi ngờ các triệu chứng trên, bệnh nhân cần thăm khám để được chẩn đoán sớm giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Tham khảo thêm các bài viết mới nhất của Nhà thuốc Long Châu để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Xem thêm: Dấu hiệu và những nơi cục máu đông có thể hình thành
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:rối loạn đông máuBệnh về máu