Tuyến yên có thể gặp rất nhiều các vấn đề nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe khác nhau như u tuyến yên, suy tuyến yên,… Chính vì vậy, biết rõ những dấu hiệu tuyến yên có vấn đề sẽ giúp bạn nâng cao ý thức hơn về việc bảo vệ sức khỏe tuyến yên và cả sức khỏe tổng thể.
Bạn đang đọc: Những dấu hiệu tuyến yên có vấn đề bạn không nên chủ quan
Bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc một số thông tin về những dấu hiệu tuyến yên có vấn đề. Nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu đáng ngờ, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh chủ quan khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng.
Tìm hiểu về bệnh lý u tuyến yên và suy tuyến yên
Tuyến yên là tuyến chính nắm giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể nhưng kích thước lại rất bé, chỉ bằng hạt đậu nằm ở đáy não. Tuyến yên chỉ đạo một số quá trình nhất định và kích thích các tuyến khác sản xuất ra hormone, bên cạnh đó, tuyến yên cũng giúp kiểm soát chức năng của hầu hết các tuyến nội tiết khác trong cơ thể.
Chức năng của tuyến yên có thể bị ảnh hưởng bởi một số khối u, bao gồm khối u não, khối u vùng dưới đồi và cả khối u tuyến yên. Một khi khối u lớn hơn, kích thước của nó có thể gây chèn ép và làm hỏng mô tuyến yên, từ đó cản trở quá trình sản xuất hormone. Nguyên nhân chính gây nên suy tuyến yên là do u tuyến yên. Thông thường, các khối u này thường lành tính nhưng nó sẽ gây ra áp lực lên phần còn lại của tuyến yên.
Tuyến yên hoạt động kém đi cũng có thể do xạ trị hoặc ảnh hưởng bởi những tác động của phẫu thuật điều trị khối u. Hoặc, suy tuyến yên cũng có thể là do nhiễm trùng (viêm màng não), do chấn thương đầu, mất máu quá nhiều, mắc phải các căn bệnh hiếm gặp như bệnh sacoit (giống bệnh lao),… nhưng những trường hợp này thường ít gặp hơn.
Ngoài ra, vùng não bị chấn thương do nghẽn mạch máu, lượng oxy cung cấp không đủ do chảy máu não, viêm động mạch vùng thái dương, phồng động mạch cảnh,… cũng sẽ gây nên tình trạng suy tuyến yên.
Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc thoái hóa mạch máu có thể bị nhồi máu trong tuyến yên.
Bất cứ ai cũng có thể bị mắc bệnh lý suy tuyến yên và sức khỏe ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng do thiếu hụt lượng hormone cần thiết.
Những dấu hiệu tuyến yên có vấn đề
Những dấu hiệu tuyến yên có vấn đề này có thể là một lời cảnh báo về bệnh suy tuyến yên. Cụ thể, người mắc bệnh suy tuyến yên sẽ xuất hiện một số dấu hiệu điển hình như:
- Cơ thể mệt mỏi;
- Chán ăn, ăn không cảm thấy ngon miệng;
- Sụt cân nhanh chóng;
- Quá nhạy cảm hoặc không thể chịu được lạnh;
- Giảm khả năng chịu đựng khi tập luyện thể dục;
- Giảm ham muốn tình dục;
- Xuất hiện bọng mắt;
- Thiếu máu;
- Khô khan;
- Xuất hiện cảm giác nóng ran;
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều thậm chí là không có;
- Không có khả năng sản xuất sữa (phụ nữ);
- Nam giới có thể bị giảm lông mặt hoặc lông cơ thể;
- Trẻ em có tầm vóc thấp;
- Hội chứng Sheehan;
- Giảm mật độ khoáng xương và khối lượng cơ;
- Thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng;
- Chóng mặt hoa mắt khi đứng;
- Đường huyết thấp;
- Chậm đến tuổi dậy thì hoặc thậm chí là không đến (đối với trẻ em);
- Trẻ sơ sinh nam thường có dương vật nhỏ, suy tuyến yên sẽ làm giảm kích thước của dương vật khi trẻ đến tuổi dậy thì;
- Thường xuyên bị đau đầu một cách dữ dội.
Đây là những dấu hiệu tuyến yên có vấn đề dễ gặp, trong một số trường hợp, các dấu hiệu suy tuyến yên có thể sẽ không rõ ràng và dễ bị người bệnh bỏ qua. Tùy thuộc vào lượng hormone tuyến yên nào thấp và mức độ thiếu hụt hormone mà các triệu chứng sẽ có mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Riêng hội chứng Sheehan, đây là hội chứng suy tuyến yên sau sinh, phụ nữ bị xuất huyết tử cung nghiêm trọng trong khi sinh là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh có thể gây chết mô trong tuyến yên do mất máu quá nhiều, từ đó tuyến yên mất đi khả năng hoạt động bình thường.
Tìm hiểu thêm: Gắn band niềng răng có đau không? Khi nào cần gắn band niềng răng
Phương pháp điều trị tuyến yên có vấn đề
Phương pháp điều trị tuyến yên có vấn đề sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Để xác định được nguyên nhân gây ra bệnh, các bác sĩ sẽ thăm hỏi về bệnh sử, thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm lâm sàng. Thực hiện xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu sẽ giúp định lượng được hormone tuyến yên sản xuất và chẩn đoán được chính xác bệnh.
Bệnh nhân sẽ thường được điều trị bằng cách điều trị nguyên nhân kết hợp với liệu pháp thay thế hormone, mục đích là để bù lượng hormone tuyến yên bị thiếu hụt trong cơ thể. Nếu các chức năng của tuyến yên không thể khắc phục thì bắt buộc bệnh nhân phải điều trị duy trì suốt đời với thuốc bổ sung hormone.
>>>>>Xem thêm: Ăn gì tốt cho bà bầu? Phụ nữ mang thai cần nhu cầu dinh dưỡng như thế nào?
Tuyến yên gặp vấn đề sẽ gây ra rất nhiều những biểu hiện khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Nhận biết được các triệu chứng cảnh báo bệnh sẽ giúp chúng ta nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của mình hơn, chủ động hơn trong việc phát hiện và phòng ngừa bệnh. Mong rằng những thông tin về tuyến yên được đề cập trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc bảo vệ sức khỏe của mình và cả những người thân trong gia đình khỏi những bệnh lý tuyến yên nguy hiểm.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:suy tuyến yêndấu hiệuCơ thể người