Xét nghiệm sinh học phân tử được sử dụng để giúp các bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác ở mức độ phân tử, từ đó, có phương án điều trị bệnh hiệu quả hơn. Nhưng vấn đề được nhiều người quan tâm là xét nghiệm sinh học phân tử ở đâu thì uy tín và loại hình xét nghiệm này là gì?
Bạn đang đọc: Xét nghiệm sinh học phân tử ở đâu?
Xét nghiệm sinh học phân tử, một trong những kỹ thuật xét nghiệm hiện đại, đang được ứng dụng phổ biến trong y học ngày nay. Các bác sĩ thường ứng dụng phương pháp này phổ biến trong chẩn đoán các bệnh lý như HIV, HBV,… qua việc thực hiện HBV đo tải hệ thống tự động, HBV đo tải lượng Real-time PCR,… Nhưng thực hiện xét nghiệm sinh học phân tử ở đâu thì đảm bảo chất lượng?
Xét nghiệm sinh học phân tử là gì?
Trước khi tìm hiểu vấn đề nên xét nghiệm sinh học phân tử ở đâu, bạn nên hiểu rõ phương pháp này là gì. Xét nghiệm sinh học phân tử ra đời vào cuối thế kỷ XX dựa trên phương pháp khuếch đại chuỗi PCR tạo ra các phản ứng PCR nhằm nhận diện và định lượng các yếu tố gây bệnh. Nói cách khác xét nghiệm sinh học phân tử chính là hình thức phát hiện các chỉ thị sinh học ở mức độ phân tử.
Loại xét nghiệm này được đánh giá là một trong những bước tiến lớn của nền y học hiện đại, nhất là kỹ thuật giải trình và nhận dạng gen. Kết quả của loại xét nghiệm này cho phép các bác sĩ tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và định hướng phác đồ điều trị phù hợp, làm tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Những kỹ thuật được dùng trong xét nghiệm sinh học phân tử
Cần có những thành phần như sau để thực hiện xét nghiệm sinh học phân tử:
- Chứng dương: Là các mẫu có chứa ARN hay ADN mục tiêu.
- Chứng âm: Là những mẫu không chứa các mẫu không đoạn ARN hay ADN mục tiêu. Có thể kiểm soát được quá trình nhiễm chéo khi thực hiện các phản ứng.
Xét nghiệm sinh học phân tử sử dụng chủ yếu một số kỹ thuật sau:
Kỹ thuật tổng hợp PCR
Các bác sĩ có thể nhận diện được những loại vi khuẩn đang tồn tại trong mẫu xét nghiệm nhờ có phản ứng PCR. Mỗi phản ứng PCR thường ở trong khoảng 20 đến 25 vòng. Số lượng ADN sẽ được khuếch đại với hệ số mũ sau khi kết thúc số vòng.
Để có được kết quả chính xác, mẫu bệnh phẩm được sử dụng cần có nồng độ thích hợp và mỗi giai đoạn cần đảm bảo điều kiện nhiệt độ thích hợp. Trường hợp có sai sót nào thì phản ứng PCR có thể không xảy ra hoặc nếu xảy ra thì hiệu suất thấp hơn so với những dự tính trước đó. Đây chính là nguyên nhân gây ra kết quả âm tính giả.
Kỹ thuật Real-time PCR
Về bản chất, kỹ thuật này cũng tương tự với kỹ thuật PCR. Điểm khác biệt là khi sử dụng kỹ thuật này, bác sĩ sẽ dùng một loại thiết bị có thể lưu lại những tín hiệu có được do phản ứng tổng hợp PCR của mẫu xuất hiện. Có thể tính được nồng độ ADN của mẫu thử khi so sánh và đánh giá số vòng của mẫu bệnh phẩm và số phòng đạt được trong thời gian nhất định.
Điện di Gel
Đây là kỹ thuật tách nhỏ các đoạn ADN/ARN nhờ sự khác nhau về khối lượng và điện tích. Khi được đặt trong một điện trường, các phân tử acid nucleic có thể di chuyển. Những phân tử với kích thước nhỏ sẽ di chuyển nhanh trong khi những phân tử với kích thước lớn sẽ di chuyển chậm. Điện di sẽ được thực hiện trên giấy hay trên gel.
Những hạn chế của xét nghiệm sinh học phân tử
Xét nghiệm sinh học phân tử có những ưu điểm vượt trội nhưng vẫn tồn tại một số điểm hạn chế như sau:
- Mẫu thử và mẫu chuẩn chỉ đúng, chính xác với một phạm vi nồng độ nhất định. Nếu thay đổi phạm vi nồng độ, kết quả xét nghiệm có thể không chính xác.
- Vì số lượng “giải trình tự gen” của các vi sinh vật có những giới hạn nhất định nên không phải tất cả các loại vi sinh vật đều có thể áp dụng xét nghiệm sinh học phân tử.
- Với kỹ thuật Real-time PCR: Cần đáp ứng những điều kiện xét nghiệm rất nghiêm ngặt, mẫu chuẩn cần phải đảm bảo để có thể so sánh đúng với các mẫu thử và thực hiện theo đúng quy trình.
Tìm hiểu thêm: Nước mũi màu xanh có mùi hôi là bệnh gì?
Xét nghiệm sinh học phân tử được ứng dụng trong chẩn đoán HBV và HIV
Trong chuẩn đoán HBV
Các xét nghiệm sinh học phân tử được ứng dụng trong chẩn đoán HBV để làm HBV đo tải lượng hệ thống tự động: Giúp nhận diện vi khuẩn HBV cũng như xác định số lượng virus trước khi điều trị, do đó trong suốt quá trình điều trị có thể theo dõi số lượng của virus, đánh giá được sự biến động tăng giảm để có thể xử lý kịp thời.
- Bệnh phẩm sử dụng: 1,2ml huyết tương của người bệnh hoặc 4ml máu có chống đông EDTA.
- Sau 3 ngày có kết quả xét nghiệm.
HBV đo tải lượng Real-time PCR giúp chẩn đoán tình trạng cũng như giai đoạn của bệnh chính xác hơn và sự phát triển của các yếu tố gây bệnh, có ích cho việc điều trị.
Xét nghiệm sinh học phân tử còn góp phần vào việc xác định khả năng kháng thuốc của người bị viêm gan B mạn tính.
Trong chuẩn đoán HIV
Để chẩn đoán HIV, xét nghiệm sinh học phân tử được dùng để làm HIV đo tải lượng hệ thống tự động giúp chẩn đoán định lượng số lượng virus đang có trong cơ thể, từ đó chẩn đoán chính xác để đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất và giúp tiên lượng bệnh.
- Bệnh phẩm sử dụng: 4ml máu chống đông EDTA hoặc 1,5ml huyết tương.
- Có kết quả xét nghiệm sau 1 tuần.
Với các phương pháp xét nghiệm vi sinh cổ điển, không thể xác định hoặc đáp ứng chậm các vi sinh gây bệnh khác nhau đặc biệt là các chủng mới như HIV, HCV, SARS,… hay chỉ là các chủng nấm để có thể chẩn đoán chính xác kịp thời. Nhưng phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử lại có thể thực hiện được, giúp chẩn đoán nhanh chóng, chính xác và giúp mang lại hiệu quả điều trị cao.
Người ta cũng sử dụng xét nghiệm sinh học phân tử để chẩn đoán các bệnh lý khác như viêm gan virus C, bệnh lý do nấm chlamydia, do dengue virus, adenovirus hay mycoplasma,… với kỹ thuật tổng hợp PCR và kỹ thuật Real-time PCR để chẩn đoán.
>>>>>Xem thêm: Nhựa HDPE có độc không và những thông tin quan trọng cần lưu ý
Nên xét nghiệm sinh học phân tử ở đâu?
Nhiều bệnh nhân thắc mắc xét nghiệm sinh học phân tử ở đâu thì đảm bảo. Do đây là kỹ thuật rất hiện đại, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm, được thực hiện trên những hệ thống thiết bị công nghệ cao và chi phí thực hiện cũng khá tốn kém. Do đó, bác sĩ chỉ định xét nghiệm sinh học phân tử trong trường hợp các phương pháp kỹ thuật xét nghiệm cổ điển không đáp ứng việc điều trị, không thể đưa ra chẩn đoán chính xác cho phía người bệnh. Nếu đã quyết định thực hiện kỹ thuật này, bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế đáng tin cậy, uy tín, đảm bảo chất lượng dịch vụ xét nghiệm đạt yêu cầu.
Tóm lại, xét nghiệm sinh học phân tử là thành công lớn của y học, đặc biệt là kỹ thuật giải trình – nhận dạng gen, giúp phát hiện sớm và chính xác nguyên nhân gây bệnh nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Khi thắc mắc xét nghiệm sinh học phân tử ở đâu thì tốt, bạn nên tìm hiểu mọi thông tin về nơi sẽ thực hiện xét nghiệm để đảm bảo kết quả chính xác.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề: xét nghiệmKhám sức khỏeChẩn đoán bệnh