Bệnh gút là một tình trạng viêm khớp, gây sưng khớp và đau khớp. Ớt là một loại quả, gia vị phổ biến và được nhiều người yêu thích sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc “Bệnh gút có ăn được ớt không?” vì họ thường lo ngại rằng ớt có thể làm tăng acid uric của cơ thể và khiến cho bệnh nặng hơn.
Bạn đang đọc: Bệnh gút có ăn được ớt không? Cần lưu ý những gì khi bị bệnh gút?
Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh gút ngày càng gia tăng, nguyên nhân gây ra bệnh gút là do sự tăng cao của nồng độ muối urat trong huyết thanh. Khi bị gút cần tránh những thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể, làm bệnh nặng hơn. Ớt là một loại gia vị có tính cay nồng tự nhiên, được nhiều người ưa thích và sử dụng trong các món ăn hàng ngày. Do đó, nhiều người đưa ra nghi vấn bệnh gút có ăn được ớt không? Để biết thêm về vấn đề này, bạn đọc có thể theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để giải đáp thắc mắc.
Bệnh gút có ăn được ớt không?
Ớt là một loại quả chứa một lượng rất nhỏ purin – chất có tác dụng gây tăng nồng độ acid uric trong máu và gây ra cơn gút. Trung bình 100g ớt, dù là ớt chuông, ớt sừng trâu hay ở cayenne hoặc các loại ớt khác thì lượng putin cũng rất thấp, không quá 65mg. Trong khi đó, giới hạn an toàn về hàm lượng purin được bác sĩ khuyến cáo cho người bị bệnh gút có thể tiêu thụ hàng ngày là không quá 400mg. Do đó câu trả lời cho thắc mắc của bạn đọc “Bị bệnh gút có ăn được ớt không?” là “được”.
Ớt không chỉ không có tác hại nào đối với người bị gút mà nó còn có tác dụng hỗ trợ cho người bị gút như:
- Giảm đau: Độ cay của ớt do trong thành phần có capsaicin – đây là một chất có tác dụng tạo độ cay đặc trưng. Capsaicin có tác dụng ức chế substance – một chất dẫn truyền cảm giác đau tồn tại trong dây thần kinh, do đó nó có tác dụng trong việc làm dịu các cơn đau ở khớp rất tốt, hiệu quả giảm đau tương đương với việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid.
- Hỗ trợ thận hoạt động và đào thải acid uric ra ngoài cơ thể: Trong ớt, đặc biệt là ớt chuông, có chứa một lượng lớn vitamin C rất tốt cho người bị bệnh gút. Theo những nghiên cứu, vitamin được cho là có khả năng thúc đẩy thận đào thải acid uric do đó giúp ức chế tình trạng tăng acid uric máu.
- Hạn chế và đẩy lùi bệnh gút: Trong ớt chứa nhiều apigenin và luteolin có khả năng ức chế xanthine oxidase – một enzyme có vai trò thúc đẩy cơ thể chuyển hóa purin trong thực phẩm thành acid uric trong máu.
Những lưu ý khi sử dụng ớt cho người bệnh gút
Bạn đã biết bệnh gút có ăn được ớt không? Vậy người bệnh gút cần lưu ý những gì khi sử dụng ớt? Ở Việt Nam, ớt đóng vai trò là một loại gia vị được sử dụng khi chế biến món ăn giúp cải thiện mùi vị và màu sắc của thực phẩm. Đối với những người có sở thích ăn cay thì việc sử dụng trực tiếp ớt trong món ăn là một cách giúp kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn. Bệnh gút có thể sử dụng ớt như bình thường, tuy nhiên người bệnh không nên sử dụng quá nhiều, việc tiêu thụ quá mức (trên 13g/ngày) có thể dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn, có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe như:
Nguy cơ bị béo phì, thừa cân
Khi ăn cay, cảm giác cay nóng khiến nhiều người sử dụng thêm chất đường bột để giảm bớt vị cay do ớt gây ra. Điều này chính là nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì và thừa cân. Tình trạng béo phì lại là nguyên nhân gây ra sự tăng uric máu, do đó sử dụng ớt không đúng cách có thể gián tiếp gây ra tình trạng gút.
Nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ
Ớt là gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn chứa nhiều dầu mỡ như chiên, xào, lẩu, nướng. Do vậy, thói quen sử dụng đồ cay nóng có thể kích thích cơ thể tiêu thụ nhiều chất béo và làm lượng lipid trong máu tăng cao. Sự gia tăng của nồng độ chất béo, triglyceride là nguyên nhân tạo ra các acid béo tự do, từ đó thúc đẩy quá trình phân hủy adenosine triphosphate diễn ra nhanh chóng và đồng thời kích thích sản xuất acid uric và gây ra sự bùng phát của bệnh gút.
Tình trạng rối loạn tiêu hóa tăng cao
Việc sử dụng ớt thường xuyên, hàng ngày và tiêu thụ nhiều hơn 13g ớt trong một ngày có thể gây ra tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày. Điều này gây ra những cảm giác khó chịu, nóng rát trong cơ thể, mà đồng thời nó cũng là nguyên nhân khởi phát dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy hơi, trào ngược dạ dày thực quản và tiêu chảy.
Câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh gút có ăn được ớt không?” là “có”. Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn quá nhiều, lượng ớt được khuyến khích sử dụng là không quá 2 quả ớt/ngày, để tránh những biến chứng do ớt gây ra. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân có tiền sử bị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản, rối loạn tiêu hóa thì không nên ăn cay, cần loại bỏ những thực phẩm cay nóng trong khẩu phần ăn hàng ngày để hạn chế tình trạng bệnh nặng hơn và nhanh chóng hồi phục.
Bị bệnh gút cần làm gì?
Bên cạnh việc quan tâm bệnh gút có ăn được ớt không thì người bệnh cũng nên tìm hiểu về cách điều trị và kiểm soát tình trạng gút của bản thân. Dưới đây là một vài lưu ý dành cho người bị bệnh gút:
Có chế độ ăn phù hợp
Chế độ ăn tác động không nhỏ đến bệnh gút, do đó xây dựng một chế độ ăn an toàn, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp đẩy nhanh quá trình điều trị và ngăn ngừa bệnh gút:
- Hạn chế những thực phẩm chứa lượng lớn purin: Những thực phẩm giàu purin như thịt gia cầm, nội tạng động vật, thịt đỏ, cá biển rất tốt với người có thể trạng bình thường, tuy nhiên nó lại làm tăng lượng acid uric trong máu của người bệnh gút.
- Bổ sung nhiều rau, củ, hoa quả: Rau quả tươi giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất giúp làm giảm triệu chứng do bệnh gút gây ra.
- Hạn chế sử dụng chất gây kích thích như bia, rượu, thuốc lá: Bia, rượu có thể làm tăng nguy cơ phát triển của những cơn gút cấp bằng cách hạn chế thận đào thải acid uric. Do đó, tốt nhất người bệnh nên kiêng bia rượu hoặc không nên sử dụng quá 14 – 28g cồn/ngày.
- Uống nhiều nước: Nước có tác dụng giúp cho thận đào thải acid uric ra khỏi cơ thể và giảm nguy cơ tái phát hoặc bùng phát các cơn gút cấp tính. Lượng nước được khuyến cáo sử dụng là 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm chứa đường: Sử dụng đường quá mức có thể tác động lên các phản ứng viêm của cơ thể khiến chúng tiến triển nhanh hơn bình thường và làm cho các triệu chứng viêm khớp trở nên trầm trọng. Ngoài ra, những thực phẩm chứa nhiều đường có khả năng làm tăng nồng độ acid uric máu.
Tìm hiểu thêm: Sốt có mất nước không? Mối liên hệ giữa sốt và mất nước
Thay đổi lối sống
Thay đổi và điều chỉnh lối sống lành mạnh giúp duy trì và nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh gút:
- Duy trì cân nặng: Trọng lượng cơ thể lớn có thể làm tăng áp lực lên khớp và đẩy nhanh tình trạng tăng acid uric máu. Do đó, nên duy trì cân nặng ở mức cần thiết để hạn chế bệnh gút cũng như những bệnh khác như béo phì, mỡ máu.
- Tập thể dục hàng ngày, thường xuyên: Thể dục điều độ giúp kiểm soát cân nặng đồng thời kiểm soát tình trạng bệnh gút. Một số bài vận động tốt cho sức khỏe của người bệnh gút như đạp xe, chạy bộ, đi bộ, bơi lội…
- Tránh hoạt động mạnh, hoạt động gây áp lực lên khớp: Cần hạn chế thực hiện các hoạt động gây tăng áp lực lên khớp như các môn thể thao mạo hiểm, động tác có tính đối kháng cao.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý: Các cơn gút cấp thường gây đau đớn, nhất là khi hoạt động, do đó nên nghỉ ngơi, tránh đi đứng nhiều và nâng cao phần khớp bị viêm để hạn chế cơn đau, giảm sưng đau.
- Hạn chế căng thẳng, stress: Những tác động tiêu cực của tâm lý cũng có thể làm tăng nồng độ cortisol – hormone gây kích thích các triệu chứng rối loạn chuyển hóa và làm nồng độ acid uric tăng cao. Để hạn chế căng thẳng, người bệnh có thể ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách, yoga…
>>>>>Xem thêm: Ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím khác nhau như thế nào?
Trên đây là những thông tin về chủ đề “Bệnh gút có ăn được ớt không?” mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ cho bạn. Ớt không ảnh hưởng trực tiếp đến người bị gút, tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách, nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến tình trạng gút.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:GoutDinh dưỡng