Thủy đậu có ngứa không? Những điều cần lưu ý khi bị thuỷ đậu

Thủy đậu có ngứa không? Những điều cần lưu ý khi bị thuỷ đậu

Thủy đậu là một bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, thường xuất hiện với các triệu chứng ngoài da đặc trưng như nốt mụn nước phỏng rộp, chứa nhiều dịch mủ. Đồng thời gây ra viêm nhiễm trên vùng da bị virus tấn công. Tình trạng này nếu không được xử trí và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy thuỷ đậu có ngứa không? Làm thế nào để cải thiện các triệu chứng của bệnh thuỷ đậu?

Bạn đang đọc: Thủy đậu có ngứa không? Những điều cần lưu ý khi bị thuỷ đậu

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các triệu chứng của bệnh thủy đậu để trả lời cho câu hỏi “Thuỷ đậu có ngứa không?”. Đồng thời, bài viết cũng sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh thuỷ đậu để bạn thoải mái hơn trong quá trình điều trị. Hãy cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!

Tổng quan về bệnh thuỷ đậu

Tìm hiểu bệnh thuỷ đậu là gì?

Bệnh thủy đậu (trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella gây ra. Loại virus này là nguyên nhân chính gây bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn.

Bệnh thuỷ đậu có khả năng lây lan nhanh chóng, đặc biệt phổ biến ở trẻ em. Mùa xuân, với thời tiết ẩm, thường là thời điểm bệnh thủy đậu bùng phát mạnh nhất. Bệnh thủy đậu có nhiều con đường lây nhiễm, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thủy đậu có ngứa không? Những điều cần lưu ý khi bị thuỷ đậu 1

Bệnh thuỷ đậu thường xảy ra phổ biến ở trẻ em

Bệnh thuỷ đậu lây lan như thế nào?

Thuỷ đậu có thể lây lan trực tiếp qua đường hô hấp thông qua các hoạt động như ho khan, hắt xì, cũng có khả năng lây gián tiếp khi tiếp xúc với nước miếng, dịch tiết, hoặc chất lỏng từ những nốt mụn nước.

Virus Varicella gây bệnh thuỷ đậu bằng cách xâm nhập vào niêm mạc của đường hô hấp trên (miệng, hầu họng), đường tiêu hoá, kết mạc mắt (hiếm gặp) và có khả năng lây truyền cho người khác chỉ trong 1 – 2 ngày trước khi bệnh nhân phát ban. Sự lây nhiễm chỉ dừng lại khi tất cả các mụn nước đã đóng vảy, nhiều nghiên cứu cho thấy gần như tất cả các trường hợp mắc bệnh thủy đậu đều do tiếp xúc với người bệnh.

Thuỷ đậu có ngứa không?

Các triệu chứng của bệnh thuỷ đậu

Khi bắt đầu phát bệnh thủy đậu, người bệnh thường trải qua những triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn và sốt nhẹ. Mức độ sốt có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe cá nhân. Mặc dù đa phần sốt nhẹ, nhưng cũng có những trường hợp sốt cao, kèm theo đau cơ, đau đầu, nôn mửa. Ngoài ra, ở trẻ em có thể biểu hiện biếng ăn, mệt mỏi. Thời gian sốt thường kéo dài trong khoảng 1-2 ngày.

Trong giai đoạn toàn phát của thủy đậu, sốt gia tăng và những đốm đỏ ban đầu chuyển thành những nốt mụn nước, đồng thời kèm theo cảm giác ngứa. Trong trường hợp người bệnh gãi, mụn nước có thể bị vỡ, làm cho dịch mủ chảy ra sẽ gây nhiễm trùng nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách.

Vậy thủy đậu có ngứa không? câu trả lời là “có”, thậm chí còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không kiểm soát việc gãi và chăm sóc đúng cách.

Thủy đậu có ngứa không? Những điều cần lưu ý khi bị thuỷ đậu 2

Những nốt mụn nước gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu

Tình trạng ngứa do thuỷ đậu kéo dài bao lâu?

Người mắc bệnh thủy đậu thường trải qua cảm giác ngứa trong giai đoạn toàn phát, khi những đốm đỏ chuyển thành mụn nước. Thông thường, những đốm đỏ xuất hiện đầu tiên trên thân, sau đó lan ra vùng cổ, mặt, tay, chân. Trong một số trường hợp, nốt đỏ có thể xuất hiện ở trong miệng, trên da đầu, hoặc khu vực bên ngoài bộ phận sinh dục.

Người bệnh có thể phải đối mặt với cảm giác ngứa ngáy khó chịu trong khoảng 10 ngày (thường là 5 – 7 ngày). Tuy nhiên, sau khi mụn nước vỡ, đóng vảy và khô, cảm giác ngứa sẽ giảm đi.

Nhưng nếu bội nhiễm xảy ra dẫn đến các biến chứng như viêm mô, áp xe dưới da, hay nhiễm trùng huyết, cảm giác ngứa có thể kéo dài. Nếu người bệnh duy trì vệ sinh cẩn thận cho các vết thủy đậu, tránh nhiễm trùng, thường sẽ hết ngứa sau 7-10 ngày kể từ khi bệnh xuất hiện. Do đó, thuỷ đậu có ngứa không và tình trạng ngứa kéo dài bao lâu tuỳ thuộc vào cách chăm sóc và phương pháp điều trị.

Ngứa ảnh hưởng đến người bệnh thuỷ đậu như thế nào?

Ngứa là một trong những biểu hiện thường gặp nhất khi mắc bệnh thủy đậu, có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho người bệnh như sau:

  • Cảm giác ngứa do thủy đậu có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tác động tiêu cực đến giấc ngủ, quá trình học tập, công việc và các hoạt động hàng ngày. Người bệnh thường khó chịu, lo lắng, mất kiên nhẫn, đặc biệt là khi tình trạng ngứa kéo dài, gây thách thức cho quá trình hồi phục.
  • Việc gãi nhiều có thể gây tổn thương da dẫn đến nhiễm trùng và góp phần vào sự phát triển của viêm da, viêm mô. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến viêm màng não, viêm phổi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người bệnh.
  • Hành động gãi làm vỡ các nốt mụn nước có thể làm tăng nguy cơ hình thành sẹo sau khi bệnh thủy đậu đã được điều trị. Sẹo này có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của người bệnh, đặc biệt là khi nó xuất hiện ở các vị trí dễ nhìn như mặt, cổ, tay, chân.

Tìm hiểu thêm: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-mo-mau-gia-dinh.html

Thủy đậu có ngứa không? Những điều cần lưu ý khi bị thuỷ đậu 3
Các nốt mụn nước vỡ có thể hình thành sẹo sau khi bệnh thủy đậu đã được điều trị

Biện pháp giúp cải thiện tình trạng ngứa khi bị thuỷ đậu

Bên cạnh việc tìm hiểu thuỷ đậu có ngứa không, người bệnh cũng cần một số biện pháp giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu:

  • Ăn uống khoa học: Chọn những thực phẩm lành tính và có tính mát như đậu, rau xanh, và trái cây. Tránh thức ăn cay nóng, thịt gà, thịt bò và hải sản để giảm nguy cơ dị ứng, từ đó giảm tình trạng ngứa ngáy.
  • Ngậm kẹo không đường: Đối với trẻ em, ngậm kẹo không đường có thể giảm đau, ngứa rát trong miệng, làm dịu các vết loét giúp trẻ ăn uống dễ hơn.
  • Cắt móng tay và mang bao tay: Đối với trẻ em, việc cắt móng tay và đeo bao tay giúp ngăn chặn hành vi gãi, tránh gây trầy xước dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tắm với bột yến mạch và baking soda: Tắm với bột yến mạch giúp giảm ngứa đồng thời ngăn chặn sự lây lan của bệnh sang vùng da khác. Tương tự, tắm với bột baking soda cũng giúp giảm cảm giác ngứa.
  • Thoa thuốc sát trùng: Có thể sử dụng một số loại thuốc sát trùng ngoài da để thoa lên vùng da bị ngứa. Lưu ý không sử dụng trên vùng da mắt, trong miệng, hoặc gần bộ phận sinh dục.
  • Dùng thuốc giảm ngứa, giảm đau: Nếu ngứa nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm ngứa, giảm đau. Tuy nhiên, cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và không tự ý dùng thuốc để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Thủy đậu có ngứa không? Những điều cần lưu ý khi bị thuỷ đậu 4

>>>>>Xem thêm: Ăn mì tôm có ảnh hưởng đến chiều cao không?

Sử dụng thuốc bôi giảm ngứa cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Hy vọng rằng thông qua bài viết, bạn đã có những thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi “Thuỷ đậu có ngứa không?”. Cảm giác ngứa là một thách thức lớn đối với người bị thuỷ đậu. Việc chăm sóc và điều trị phù hợp rất quan trọng để cải thiện tình trạng ngứa và giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:bệnh truyền nhiễmBệnh thủy đậu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *