Nhiệt miệng sưng môi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Nhiệt miệng sưng môi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bị nhiệt miệng chắc chắn sẽ khiến bạn gặp không ít khó khăn trong quá trình ăn uống và giao tiếp. Nếu bị nhiệt miệng sưng môi còn ảnh hưởng tới vẻ đẹp thẩm mỹ. Làm cách nào điều trị nhanh chóng tình trạng này? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Nhiệt miệng sưng môi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Khi bị nhiệt miệng, bạn sẽ gặp phải rất nhiều triệu chứng khó chịu, gây đau, thậm chí chảy máu nếu vết loét bị ma sát. Nhiệt miệng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong khoang miệng, môi, má trong, lưỡi,…

Nhiệt miệng là gì? Các thể nhiệt miệng sưng môi

Nhiệt miệng là tình trạng miệng bị rộp, loét, chủ yếu xuất hiện ở trong khoang miệng, ví dụ như môi, má trong, lưỡi. Theo đó, tại vết loét nhiệt miệng bạn sẽ thấy vùng da xung quanh chúng bị sưng đỏ. Điều này khiến phần môi của nhiều người bị nhiệt miệng thường bị sưng, đau nếu vết loét nằm tại vị trí này.

Nhiệt miệng sưng môi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 5

Nhiệt miệng sưng môi không chỉ gây đau, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Các thể nhiệt miệng sưng môi:

Vết loét nhỏ

Đây là loại phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 80% số người bị nhiệt miệng. Các vết loét nhỏ thường xuất hiện ở môi và má trong, có đường kính từ 3mm đến dưới 1cm. Mặc dù gây đau đớn nhưng những vết loét này thường lành trong vòng 7 – 10 ngày mà không để lại sẹo lâu dài.

Vết loét lớn

Ít phổ biến hơn so với các vết loét nhỏ, những vết loét này sâu hơn và lớn hơn, có kích thước từ 1 đến 3cm. Chúng thường tụ lại với nhau và thường xuất hiện trên môi, cổ họng hoặc vòm miệng mềm, gây khó chịu đáng kể cho người bệnh.

Thời gian lành vết loét lớn có thể kéo dài, lên đến 6 tuần và chúng có thể để lại sẹo hoặc dẫn đến co thắt vùng hầu họng.

Vết loét miệng do herpes

Loại vết loét miệng do herpes này ít phổ biến nhất, có đặc điểm là các vết nhiệt nhỏ, tập trung, kích thước thường là 1 – 3 mm. Những vết loét này có thể xuất hiện thành từng đám tập trung hoặc lan rộng trên diện tích lớn hơn.

Hiểu được sự khác biệt giữa các loại loét miệng này là rất quan trọng để chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp. Các vết loét nhỏ có thể tự lành, trong khi đó vết loét lớn hơn hoặc kéo dài có thể cần được can thiệp y tế hoặc điều trị tại chỗ để giảm bớt các triệu chứng cũng như thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Nhiệt miệng sưng môi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 2

Vết loét nhỏ có thể tự lành sau khoảng một tuần

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt miệng sưng môi

Những vấn đề răng miệng thông thường, bao gồm nhiệt miệng sưng môi ít nhiều sẽ làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của bạn, khiến việc ăn uống và thậm chí nói chuyện trở nên khó khăn. Tuy nhiên, hiểu được nguyên nhân căn bản của những phiền toái này sẽ giúp bạn chủ động trong việc cải thiện triệu chứng và giúp bệnh nhanh lành.

Chấn thương và kích ứng răng

Loét miệng có thể do chấn thương xảy ra khi làm thủ thuật nha khoa, đánh răng quá mạnh hoặc tai nạn liên quan đến thể thao. Những sự cố này có thể làm tổn thương các mô mỏng manh bên trong miệng, dẫn đến loét và sưng môi.

Nhạy cảm với thực phẩm

Nhạy cảm với một số loại thực phẩm, bao gồm cà phê, sô cô la, phô mai, trứng, các loại hạt, dâu tây và thực phẩm nóng hoặc có tính axit, có thể gây ra phản ứng viêm ở một số người, dẫn đến sự phát triển của vết loét nhiệt miệng và sưng môi.

Nhiệt miệng sưng môi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 5

Nhiều người có thể bị nhiệt miệng do nhạy cảm với thực phẩm

Thay đổi nội tiết tố

Phụ nữ có thể gặp phải sự rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt, góp phần gây ra vết loét nhiệt miệng sưng môi.

Phản ứng dị ứng

Nhiều người có thể gặp phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn có trong khoang miệng, gây ra vết loét nhiệt miệng sưng môi. Ngoài ra, các thành phần như Natri Lauryl Sulfate có trong kem đánh răng và nước súc miệng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng này ở những người nhạy cảm.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Một chế độ ăn thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin B12, sắt, kẽm và axit folic có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm suy giảm sức khỏe răng miệng, đồng thời làm tăng nguy cơ bị loét miệng và sưng môi. Việc kết hợp các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày có thể giúp tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể trước những tình trạng này.

Căng thẳng và mệt mỏi

Căng thẳng và mệt mỏi mãn tính có thể làm tổn hại hệ thống miễn dịch và làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khỏe răng miệng, bao gồm vết loét nhiệt miệng sưng môi.

Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu nên sàng lọc quý 2 vào tuần thứ mấy?

Nhiệt miệng sưng môi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 3
Căng thẳng, mệt mỏi sẽ góp phần thúc đẩy nhiệt miệng xuất hiện

Nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori

Nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori, một loại vi khuẩn liên quan đến loét dạ dày và ung thư tá tràng, cũng có thể góp phần vào sự phát triển của nhiệt miệng.

3 cách giúp cải thiện nhiệt miệng sưng môi

Dưới đây là 3 phương pháp giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng sưng môi nhanh chóng, hiệu quả để bạn tham khảo:

Cải thiện nhiệt miệng sưng môi bằng phương pháp dân gian

Trong dân gian, để cải thiện nhiệt miệng nói chung, nhiệt miệng sưng môi nói riêng người ta thường dùng các nguyên liệu tự nhiên dễ tìm, vừa tiết kiệm chi phí mà hiệu quả lại rõ rệt. Bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có tác dụng sát khuẩn cao, do đó súc miệng bằng nước muối không chỉ giúp khoang miệng và vòm họng được vệ sinh sạch sẽ mà còn làm khô các vết viêm loét, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Bạn nên súc miệng bằng nước muối 3 – 4 lần mỗi ngày, nhất là buổi tối trước khi ngủ và buổi sáng sau khi dậy và sau khi ăn.

Mật ong

Mật ong được biết đến với tác dụng giúp làm lành vết thương và kháng khuẩn tự nhiên. Đó là lý do vì sao bạn có thể dùng nguyên liệu này để cải thiện triệu chứng của nhiệt miệng sưng môi.

Cách làm như sau: Dùng tăm bông thấm mật ong, sau đó chấm trực tiếp lên vùng môi bị sưng, đau và để nguyên trong vòng 20 phút cho mật ong thẩm thấu vào vết thương rồi sau đó rửa sạch với nước lạnh. Để đạt hiệu quả, bạn nên làm cách này từ 2 – 3 lần/ngày.

Nhiệt miệng sưng môi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 3

Dùng mật ong hỗ trợ cải thiện triệu chứng nhiệt miệng ngay khi vừa xuất hiện

Baking Soda

Baking soda có công dụng cân bằng độ pH nên dùng để giảm viêm, giúp vết loét nhanh lành, đồng thời cũng nhanh chóng cải thiện cảm giác khó chịu.

Cách làm như sau: Pha 5g baking soda khoảng 230ml nước thành nước súc miệng, sau đó súc miệng trong khoảng 15 – 30 giây rồi nhổ ra.

Dầu dừa

Axit lauric trong dầu dừa có khả năng kháng khuẩn, giảm đau, giảm sưng do nhiệt miệng sưng môi gây ra. Nhờ đó, vết loét cũng sẽ bớt đỏ và đau nếu bạn thoa dầu dừa đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày.

Sử dụng thuốc chống viêm chứa corticoid

Các biện pháp dân gian hiệu quả rõ rệt trên vết loét nhẹ, nhỏ và nông. Bên cạnh đó, bạn phải làm thường xuyên, kiên trì mới nhận thấy kết quả chứ không thể có tác dụng tức thì.

Ngoài biện pháp dân gian, bạn có thể cải thiện triệu chứng nhiệt miệng sưng môi nhanh chóng bằng cách dùng thuốc chống viêm chứa corticoid. Các loại thuốc này chứa các hoạt chất chống viêm nên có tác dụng giảm sưng, đau rõ rệt.

Nhiệt miệng sưng môi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 1

>>>>>Xem thêm: Bí tiểu uống gì để cải thiện nhanh chóng triệu chứng bệnh?

Trong trường hợp nhiệt miệng sưng môi nặng, bạn có thể dùng thuốc với sự tư vấn của bác sĩ

Tuy nhiên, bạn chỉ dùng thuốc trong trường hợp bị nhiệt miệng sưng môi nặng, kéo dài nhiều ngày không khỏi. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc phải có sự tư vấn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ như gây viêm loét dạ dày, rối loạn hệ miễn dịch,…

Khám bác sĩ

Khi bị nhiệt miệng sưng môi, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp. Càng chữa sớm, bạn càng nhanh cải thiện triệu chứng, giảm hẳn những phiền toái do nhiệt miệng gây ra.

Nhiệt miệng nói chung, nhiệt miệng sưng môi nói riêng là bệnh lý phổ biến, do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh không nguy hiểm nếu được điều trị, kiểm soát kịp thời. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn đi khám để được xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:nhiệt miệngTrị nhiệt miệngnóng trong người

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *