Chụp CT Scanner hệ tiết niệu sử dụng tia phóng xạ liều thấp và thuốc cản quang để kiểm tra, đánh giá hiện trạng của các cơ quan bài tiết nước tiểu như: Thận, niệu quản, bàng quang,…
Bạn đang đọc: Quy trình chụp CT Scanner hệ tiết niệu chi tiết nhất
Quy trình chụp CT Scanner hệ tiết niệu được dùng để khảo sát chức năng, cấu trúc của các cơ quan trong hệ bài tiết nước tiểu. Từ đó giúp phát hiện nhanh những bất thường, xác định chính xác bệnh lý đang gặp phải và làm căn cứ để xây dựng liệu pháp can thiệp đích. Trong đó, phương thức xét nghiệm này được xem là lựa chọn tối ưu trong chẩn đoán sỏi niệu quản và sỏi thận.
Tổng quan về chụp CT Scanner hệ tiết niệu
Chụp CT Scanner hệ tiết niệu còn được biết đến với tên gọi quen thuộc hơn là chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu. Phương pháp này sử dụng máy chiếu tia X và thuốc cản quang để làm rõ hình thái, đặc điểm cấu tạo và khả năng làm việc của các bộ phận cấu thành nên hệ tiết niệu. Điển hình là niệu quản, thận, bàng quang.
Khi chụp cắt lớp vi tính hệ bài tiết nước tiểu, tia X sẽ quét và tạo ra nhiều lát cắt hình ảnh ở hệ tiết niệu. Tùy vào từng dòng máy mà hình ảnh thu được có thể mô phỏng dạng 2D hoặc 3D. Kỹ thuật này là phương pháp không xâm lấn nhưng vẫn có thể can thiệp sâu và nhận biết chi tiết về khu vực kiểm tra. Đặc biệt nó còn có khả năng đo tỷ trọng, phân biệt rạch ròi các chất có hình thức dễ gây nhầm lẫn như dịch, máu, vôi hóa mô mỡ,…
Ngoài ra, cũng nhờ khả năng nhuộm màu cực hiệu quả của thuốc cản quang mà chuyên viên y tế có thể phân định rạch ròi các cấu trúc, khảo sát tốt hệ mạch máu thận, phát hiện tổn thương trong phạm vi cực nhỏ (1 – 2mm).
Trường hợp cần chụp CT Scanner hệ bài tiết nước tiểu
Hiện nay chụp cắt lớp vi tính hệ bài tiết nước tiểu được dùng trong nhiều trường hợp: Tầm soát bệnh đường tiết niệu khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý ở hệ cơ quan này. Tuy nhiên “chỉ định” là khái niệm có ý nghĩa thực hiện kỹ thuật theo đề nghị, khuyến cáo của chuyên gia y tế. Cụ thể, dưới đây là những trường hợp được chỉ định thực hiện xét nghiệm hình ảnh này:
- Đau nhói từng cơn hoặc đau âm ỉ vùng mạn sườn và ngay phía trên thắt lưng;
- Có sỏi niệu quản, sỏi bàng quang hoặc sỏi thận;
- Nước tiểu có lẫn máu (tiểu ra máu);
- Ung thư hệ bài tiết nước tiểu;
- Viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc viêm bóng đái, viêm bể thận;
- U hệ bài tiết nước tiểu hoặc u tiền liệt tuyến;
- Dị dạng bẩm sinh ở hệ tiết niệu;
- Các bệnh lý liên quan đến vùng tiểu khung;
- Tắc nghẽn niệu quản cấp hoặc mạn tính chưa rõ căn nguyên;
- Bệnh lý liên quan đến túi tinh.
Quy trình chụp CT Scanner hệ tiết niệu
Chuẩn bị
Trong khâu chuẩn bị, trước tiên bác sĩ sẽ tìm hiểu tiền sử bệnh lý, phơi nhiễm phóng xạ và dị ứng của người bệnh. Ngoài ra. chuyên viên y tế còn xem xét qua vấn đề sức khỏe và việc người bệnh có mang thai hay cho con bú hay không.
Căn cứ vào những điều trên và dựa vào mong muốn của người bệnh, bác sĩ sẽ quyết định đình chỉ hay tiếp tục liệu pháp này. Chú ý, tuyệt đối không chụp CT nếu bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, suy thận nặng, người bị tim mạch, hen suyễn mạn tính,…
Khi đã loại trừ được các yếu tố nguy cơ và thấy người can thiệp đủ điều kiện để tiến hành xét nghiệm, nhân viên y tế sẽ yêu cầu bạn thực hiện theo các bước sau:
- Cởi quần áo, trang sức, phụ kiện (kể cả răng giả) có bản chất kim loại vì thành phần này sẽ làm nhiễu kết quả nhận về.
- Nhịn ăn trong vòng 4 – 6 giờ trước khi tiến hành chụp chiếu. Không uống nước tối thiểu 2 tiếng trước thời điểm can thiệp.
- Việc dùng thuốc cản quang nhìn chung là an toàn đối với số đông nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ trao đổi kỹ với bệnh nhân và về thành phần này đồng thời tư vấn kỹ càng để người thực hiện cảm thấy an tâm hơn trước khi bắt đầu.
Tìm hiểu thêm: Chia sẻ thắc mắc: Ăn rau gì giảm cân nhanh chóng?
Quy trình chụp CT Scanner hệ tiết niệu: Chụp CT
Khi chụp CT, bệnh nhân sẽ lần lượt đi qua các bước sau:
- Nằm ngửa trên bàn can thiệp, duỗi thẳng tứ chi và thả lỏng cơ thể.
- Kỹ thuật viên tiếp cận người bệnh, hướng dẫn bệnh nhân cách hít thở và một số lưu ý khi can thiệp để tránh gây nhiễu hình ảnh.
- Chụp CT trước thời điểm tiêm thuốc cản quang nhằm mục đích xác định vị trí tổn thương hoặc có bất thường đồng thời đánh giá sơ lược xem khu vực thương tổn có tích hợp thành phần mỡ, vôi hóa hay chảy máu hay không. Ngoài ra, số liệu và hình ảnh ghi được từ bước này còn được xem là vật đối chứng để so sánh với hình ảnh chụp được sau khi tiêm thuốc.
- Chụp CT sau tiêm thuốc có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: Chụp các lớp cắt thì động mạch để đánh giá mức độ tổn thương, tình trạng tĩnh mạch dẫn lưu sớm, thuốc thoát ra ngoài lòng mạch khi có chảy máu ở người bị dị dạng mạch máu. Chụp lớp cắt thì tĩnh mạch để xem xét tổn thương dạng u, tốc độ thải thuốc, thực trạng giữ thuốc ở tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch thận ở người mắc u thận. Chụp lớp cắt thì muộn để đánh giá thực trạng bệnh của người bị sỏi niệu quản, viêm nhiễm hoặc giãn đài bể thận.
Quy trình chụp CT Scanner hệ tiết niệu thường gói gọn trong chưa đầy 10 phút. Tuy nhiên đây là giá trị trung bình, tùy vào phạm vi khảo sát và thực trạng bệnh lý mà tổng thời gian làm xét nghiệm có thể ngắn hoặc dài hơn.
Sau chụp CT
Sau khi chụp CT hệ bài tiết nước tiểu, nếu người bệnh không dùng thuốc cản quang (ít phổ biến) thì không cần phải nghỉ dưỡng mà có thể ăn uống, sinh hoạt như bình thường. Đối với trường hợp tiêm thuốc cản quang thì người thực hiện cần ở lại cơ sở y tế tối thiểu 30 phút để theo dõi sức khỏe, đề phòng những biến chứng có thể xảy ra. Đặc biệt đừng quên uống thật nhiều nước trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm chụp CT để đào thải sạch lượng thuốc cản quang đã dung nạp vào cơ thể.
Trong thời gian theo dõi sức khỏe, nếu người can thiệp xuất hiện dấu hiệu bất thường như phát ban, tiêu chảy, khó thở, xây xẩm, đau đầu,… thì cần báo ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời.
Kết quả chụp CT Scanner hệ tiết niệu thường được trả sau 30 – 40 phút. Sau đó bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về kết quả thu được cũng như đưa ra những chẩn đoán ban đầu. Trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ nhưng không rõ ràng thì hình ảnh chụp CT sẽ được hội chẩn trước khi giới chuyên môn đưa ra kết luận cuối cùng.
>>>>>Xem thêm: Review nước tẩy trang Bioderma được người dùng đánh giá cao
Trên đây là quy trình chụp CT Scanner hệ tiết niệu được tổng hợp từ các tài liệu y khoa uy tín. Cảm ơn bạn vì đã tham khảo thông tin sức khỏe từ Nhà thuốc Long Châu và hãy theo dõi thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm