Máy tạo nhịp tim vĩnh viễn ra đời để ứng dụng cho các bệnh nhân bị rối loạn nhịp chậm không có khả năng hồi phục, nhờ đó chất lượng cuộc sống người bệnh suy tim được cải thiện rất nhiều và giảm tối đa tỷ lệ tử vong.
Bạn đang đọc: Máy tạo nhịp tim vĩnh viễn: Theo dõi nhịp tim tự động
Cùng với sự tiến bộ của y học hiện nay, đã có nhiều thiết bị hỗ trợ tim mạch ra đời nhằm phục vụ các bệnh nhân bị rối loạn nhịp chậm không thể hồi phục, với hy vọng sẽ cải thiện phần nào những khó khăn trong cuộc sống cho người bệnh. Tuy mang lại nhiều ưu điểm và giảm tối đa các tỷ lệ rối loạn nhịp tim nguy hiểm nhưng quá trình hoạt động của máy cũng cần tuân thủ nhiều nguyên tắc tránh xảy ra tình trạng giảm hiệu quả của thiết bị. Để hiểu rõ hơn về các đặc điểm, cơ chế hoạt động và những nguyên tắc khi sử dụng máy tạo nhịp tim vĩnh viễn, mời mọi người xem qua bài viết dưới đây nhé.
Bệnh rối loạn nhịp chậm là gì?
Máy tạo nhịp tim vĩnh viễn được sản xuất để hỗ trợ các bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn nhịp chậm, vậy bệnh này có các đặc điểm chính là gì?
Chúng ta đều biết rằng tim luôn phải co bóp liên tục để bơm máu đi khắp cơ thể, nhờ vào nút xoang để phát ra xung kích thích tim co bóp. Trong đó:
- Đối với người bình thường: Nút xoang phát nhịp 60 – 80 lần/phút, nhưng khi gắng sức (vận động, tập thể thao,…) nút xoang sẽ đáp ứng phát ra nhịp nhanh hơn, tùy theo nhu cầu cơ thể.
- Đối với người bị rối loạn nhịp chậm: Nút xoang sẽ phát nhịp chậm hơn bình thường, cụ thể dưới 50 lần/phút hoặc thậm chí dưới 30 lần/phút, nguy hiểm nhất là ngừng tim kéo dài.
Mỗi bệnh nhân sẽ có biểu hiện khác nhau tùy vào trường hợp nặng hay nhẹ, có thể ngất xỉu do thiếu máu não hoặc ngừng tim đột ngột gây tử vong.
Các nguyên nhân thay đổi nhịp tim
Nhịp tim chậm xuất phát từ 2 trường hợp phổ biến:
- Suy nút xoang tim (giảm chức năng nút tạo nhịp của tim).
- Sự dẫn truyền nhịp trong tim bị bất thường.
Song song đó vẫn có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhịp tim thay đổi chậm thất thường do bệnh lý hoặc sử dụng thuốc điều trị cụ thể:
- Bệnh tim bẩm sinh; bệnh mạch vành;
- Sau phẫu thuật tim; nhiễm trùng nặng;
- Rối loạn điện giải;
- Các bệnh miễn dịch như bệnh lupus ban đỏ hệ thống,…
Hiện nay có nhiều bệnh nhân có nhịp tim chậm nhưng không phải trường hợp nào cũng trở thành bệnh lý như nhịp tim của vận động viên hoặc cơ thể đang ngủ. Nhịp tim chậm do bệnh lý là căn bệnh không thể chữa khỏi nên sự ra đời của máy tạo nhịp tim vĩnh viễn đối với người bệnh vô cùng ý nghĩa, giúp cải thiện tình trạng hoạt động điện của tim khi tốc độ phát nhịp của tim hoạt động bất thường.
Cơ chế hoạt động của máy tạo nhịp tim vĩnh viễn
Mỗi máy tạo nhịp tim đều có 2 bộ phận cơ bản: Nguồn phát nhịp và các dây dẫn điện cực, cụ thể:
- Nguồn phát nhịp (tạo nhịp cho nút xoang): Thiết bị kim loại nhỏ, chứa pin và mạch điện để điều khiển tần số xung điện đã cài đặt (giống với tim tạo ra) để kích thích co bóp tim. Thiết bị được cấy dưới da, thường ở vị trí dưới xương đòn bên trái.
- Các dây dẫn điện cực: Một đầu dây điện cực được gắn với nguồn phát nhịp, đầu dây kia sẽ được gắn vào thành tim (một đầu dây ở buồng nhĩ, đầu dây còn lại ở buồng thất), hỗ trợ dẫn truyền các xung động từ thân máy tạo của máy.
Lưu ý: Máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cũng có tuổi thọ nhất định, đến một khoảng thời gian nhất định thì bắt buộc phải thay bằng máy khác, có thể nhận biết qua việc máy sẽ hoạt động chậm dần, cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể. Bên cạnh đó khi đặt máy tạo nhịp tim, người thực hiện cần nắm được một số thao tác cơ bản để lắp máy đúng hơn.
Tìm hiểu thêm: Rizz là gì? Vì sao Rizz có sức hút lớn đến giới trẻ?
Thao tác đặt máy tạo nhịp tim vào cơ thể
Máy tạo nhịp tim vĩnh viễn được áp dụng cho các trường hợp không thể hồi phục hoặc gặp nhiều vấn đề về nhịp tim kéo dài, trong đó có 2 phương pháp đặt máy tạo nhịp như sau:
Phương pháp đặt dưới nội mạc
Các dây điện cực sẽ được luồn qua ống thông trong tĩnh mạch vào buồng tim và tiếp xúc với thành trong của tim.
Phương pháp đặt ở ngoại tâm mạc
Thường áp dụng cho trẻ em, khi gắn trực tiếp dây điện cực lên bề mặt tim bằng cách phẫu thuật mở ngực nhỏ, với tỷ lệ thành công cao và ít xảy ra trường hợp tử vong.
>>>>>Xem thêm: Chỉ định đóng lỗ rò động – tĩnh mạch cho người bệnh khi nào?
Nguyên tắc cần lưu ý khi sử dụng máy tạo nhịp tim
Khi sử dụng thiết bị tạo nhịp tim, người bệnh cần lưu ý và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Tái khám đúng lịch hẹn
Nên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và hoạt động của máy và thay pin máy kịp thời, đảm bảo hiệu quả của thiết bị.
Sử dụng thẻ ghi chép máy tạo nhịp tim
Thẻ ghi chép đo nhịp tim sẽ kèm theo máy có đủ các thông tin như thông số, thời gian cấy, số điện thoại người bệnh,… Để hỗ trợ cung cấp thông tin trong trường hợp cấp cứu để có hướng xử lý nhanh chóng.
Hạn chế tiếp xúc với một số thiết bị
Tránh tiếp xúc lâu dài với các thiết bị có thể làm nhiễu tín hiệu điện của máy tạo nhịp tim như điện thoại di động, máy nghe nhạc, máy phát điện, máy chụp cộng hưởng từ,…
Uống thuốc theo đơn
Bên cạnh việc sử dụng thiết bị hỗ trợ thì bệnh nhân cần phải uống thuốc điều trị điều độ để giúp các hoạt động của tim ổn định hơn.
Gặp bác sĩ ngay sau khi gặp triệu chứng bất thường
Khi người sử dụng bị chóng mặt, tức ngực, khó thở, tăng cân bất thường và phù nề tay chân,… Cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về cơ chế và lưu ý những vấn đề khi quyết định sử dụng máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho người thân của mình, nhằm hạn chế tối đa rủi ro nhất có thể.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm