U sọ hầu xảy ra khi các khối u phát triển gần tuyến yên và sát xương sọ. Đây là căn bệnh chiếm khoảng 2% – 4% ở các ca u não. Phần lớn các khối u này sẽ có xu hướng phát triển chậm và không gây ung thư.
Bạn đang đọc: U sọ hầu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
U sọ hầu là căn bệnh về não khá hiếm gặp và có dạng u lành tính. Tình trạng này hình thành phổ biến ở trẻ nhỏ. Tốc độ phát triển của bệnh khá chậm, lành tính và không ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe bệnh nhân. Tuy nhiên, khi xuất hiện dấu hiệu bệnh, bệnh nhân nên nhanh chóng thăm khám và điều trị kịp thời.
Giới thiệu tổng quan về bệnh u sọ hầu
U sọ hầu (Craniopharyngioma) là các khối u lành tính hiếm khi xảy ra ở não. Các khối u này còn được gọi là “khối u túi Rathke”. Nó xuất hiện ở gần cuống tuyến yên – nơi tiết ra các hormone giúp kiểm soát một số chức năng của cơ thể. Các khối u này có cấu trúc đặc và hình thành chủ yếu do các mảng canxi và dung dịch. U sọ hầu có xu hướng phát triển khá chậm. Nếu tình trạng bệnh kéo dài, bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng ở chức năng của tuyến yên và cơ quan lân cận.
Bệnh u sọ hầu xảy ra phổ biến ở trẻ em (từ 5-14 tuổi) và người lớn tuổi (50-74 tuổi). Một số triệu chứng bệnh thường gặp như biến đổi về thị giác, cơ thể mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều, đau đầu, ngủ li bì, buồn nôn, nôn ói, giảm sức cơ,…
Nguyên nhân gây ra bệnh u sọ hầu
Hiện nay, u sọ hầu vẫn chưa thể xác định cụ thể các nguyên nhân gây ra bệnh. Một số bằng chứng đưa ra rằng khối u này xuất phát từ tuyến yên (đáy não có cấu trúc nhỏ, nằm phía sau hoặc giữa hai mắt có nhiệm vụ tiết hormone bảo vệ cơ thể).
Ngoài ra, u sọ hầu còn có phát sinh do một cấu trúc đang phát triển khác là ống sọ hầu (túi Rathke). Phần túi này kéo dài về phía sàn của gian não để hình thành tuyến yên hoặc tuyến yên trước. Trong quá trình di chuyển, phần mở rộng sẽ tạo thành ống sọ hầu và dần dần thoái triển.
Ở một số trường hợp, quá trình thoái hóa diễn ra không hoàn toàn và làm sót lại tế bào ngoại bì. Sau đó, các tế bào phôi thai này bắt đầu sinh sôi nảy nở quanh phần mở rộng của ống sọ hầu và phát triển thành u sọ hầu.
Bệnh u sọ hầu không có sự di truyền trong gia đình. Mặt khác, bệnh không phải do tiếp xúc với yếu tố môi trường hoặc vấn đề sinh hoạt ăn uống.
U sọ hầu có thật sự nguy hiểm không?
Các chuyên gia đã đánh giá bệnh u sọ hầu là căn bệnh mạn tính. Bệnh này có thể tái phát ngay cả khi đã tiến hành can thiệp phẫu thuật. Dù khối u sọ phần lớn không nguy hiểm, lành tính nhưng vị trí có thể chèn ép tuyến yên và gây rối loạn chức năng nội tiết tố.
U sọ hầu có nguy cơ chèn vào nơi giao thoa thị giác (vị trí hai dây thần kinh thị giác giao nhau và nằm trên tuyến yên) gây ra khiếm khuyết về thị giác.
Ngoài ra, vùng dưới đồi (vị trí kết nối tuyến yên) cũng có nguy cơ bị tổn thương. Vùng này chính là cơ quan dùng để điều chỉnh chức năng sinh học. Vì vậy, khi bị tổn thương cấu trúc, cơ thể sẽ mắc các triệu chứng như bệnh béo phì (béo ở vùng dưới đồi) và làm gián đoạn chu kỳ của giấc ngủ.
Bên cạnh đó, lỗ Monro ở tâm thất là cấu trúc giải phẫu khác có thể bị nén lại do bệnh u sọ hầu. Nếu lỗ Monro tắc nghẽn, dịch não tủy bắt đầu lưu thông ở não và tủy sống sẽ bị tích tụ (não úng thủy) dẫn đến triệu chứng đầu to ở trẻ sơ sinh.
Triệu chứng cảnh báo bệnh u sọ hầu
Vào giai đoạn đầu, khối u này có xu hướng phát triển từ từ. Sau khoảng 1–2 năm, các triệu chứng bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện. Triệu chứng bệnh xảy ra khác nhau và tùy thuộc vào mỗi vị trí của khối u. U sọ hầu có dấu hiệu bệnh phổ biến nhất chính là đau đầu hoặc mất một phần thị lực.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch kém
Ngoài triệu chứng trên, bệnh nhân còn có thể xuất hiện những triệu chứng phụ bao gồm:
- Thay đổi tâm trạng thất thường và không rõ nguyên nhân;
- Bị mất ngủ;
- Cơ thể mệt mỏi;
- Buồn nôn, nôn ói;
- Cơ thể mất dần khả năng giữ thăng bằng.
Đối với các khối u lớn, bệnh nhân có thể bị mất trí nhớ, trầm cảm, hôn mê và són tiểu.
Một số phương pháp điều trị u sọ hầu
Hiện nay, bệnh u sọ hầu đã được phát hiện và có thể điều trị bằng các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và điều trị trúng đích.
>>>>>Xem thêm: Khối u và nang giống hay khác nhau? Cách điều trị khối u và u nang
Phẫu thuật
Để loại bỏ khối u, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật như mở sọ, phẫu thuật bằng đường xương bướm,… Đối với khối u có cấu trúc phức tạp, bác sĩ không thể loại bỏ hoàn toàn khối u này.
Lúc này, bệnh nhân sẽ được áp dụng thêm các phương pháp chữa trị khác như xạ trị, dùng hóa chất,…
Xạ trị – xạ phẫu
Phương pháp xạ trị – xạ phẫu thường được áp dụng để điều trị u sọ hầu sau khi phẫu thuật không hoàn toàn. Bác sĩ sẽ dùng các chùm tia với mức năng lượng cao (tia X, Proton,…) để loại bỏ khối u sọ. Để tối ưu quá trình điều trị và giảm thiểu sự ảnh hưởng đến vùng mô lành xung quanh, bác sĩ có thể sử dụng máy móc kỹ thuật hiện đại như IMRT, VMAT, xạ trị proton, xạ phẫu,…
Hóa trị
Phương pháp ứng dụng hóa chất nhằm tác động lên khối u. Một số hóa chất thường dùng là Paclitaxel, Carboplatin,… Nếu kết hợp với phương pháp phẫu thuật và xạ trị hiệu quả, bệnh nhân có thể kéo dài thời gian sống. Mặt khác, điểm mạnh của hóa trị là thuốc được tiêm trực tiếp vào khối u nên hạn chế tổn hại vùng mô lành xung quanh khối u.
Điều trị trúng đích
Phần lớn trường hợp u sọ hầu là do đột biến gen BRAF. Vì vậy, cách điều trị bệnh u sọ hầu hiệu quả giai đoạn này là điều trị đích với cơ sở là đột biến gen.
Lời khuyên giúp phòng ngừa và hạn chế bệnh u sọ hầu
Bệnh u sọ hầu vẫn có nguy cơ tái phát sau khi tiến hành điều trị. Do đó, bệnh nhân nên tái khám định kỳ và thực hiện chụp cộng hưởng từ u sọ hầu MRI để xác định cụ thể khối u.
Theo đó, người bệnh nên duy trì lối sống và sinh hoạt lành mạnh để phòng chống bệnh như:
- Tập thể dục – thể thao thường xuyên.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học.
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.
- Hạn chế dùng các chất kích thích hoặc rượu bia.
Tóm lại, các bệnh nhân mắc bệnh u sọ hầu thường ở dạng u lành tính. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu bệnh. Khi kéo dài quá lâu, biến chứng của u sọ hầu có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm