Bệnh u tụy có nguy hiểm không?

Bệnh u tụy có nguy hiểm không?

U tụy là một trong số những bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến tuyến tụy. Nhiều người vẫn chưa biết bệnh u tụy có nguy hiểm không và bệnh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe.

Bạn đang đọc: Bệnh u tụy có nguy hiểm không?

U tụy là tình trạng khối u lành tính hoặc ác tính xuất hiện ở tuyến tụy. Trong các trường hợp u tụy, u đầu tụy chiếm phần lớn, sau đó mới đến u thân tụy và đuôi tụy. Bệnh u tụy có biểu hiện âm thầm nên thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Nếu chưa biết bệnh u tụy có nguy hiểm không và nguy hiểm thế nào, bạn hãy đọc bài viết dưới đây!

Tuyến tụy là gì và có chức năng gì?

Tuyến tụy là tuyến có vị trí nằm sát sau dạ dày, sát thành sau ổ bụng và trước cột sống. Tuyến tụy có kích thước giống chiếc búa nhỏ với trọng lượng khoảng 80g, chiều dài khoảng 15cm, chiều cao 6cm và dày khoảng 3cm. Trong tuyến tụy có 2 loại tế bào đảm nhận 2 chức năng khác nhau.

Các tế bào ngoại tiết sản xuất enzyme và dịch tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn. Ống dẫn tụy sẽ đổ chất này vào ruột. Các tế bào nội tiết sản xuất các hormone có nhiệm vụ điều chỉnh mức đường huyết. Như vậy, khi tuyến tụy gặp vấn đề, chức năng tiêu hóa và đường huyết của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng trước tiên.

Bệnh u tụy có nguy hiểm không?

Tuyến tụy tuy nhỏ nhưng đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của cơ thể

Bệnh u tụy là bệnh gì?

Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh u tụy có nguy hiểm không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu u tụy là gì? Hầu hết chúng ta đều không quan tâm đến tuyến tụy cho đến khi bộ phận này gặp vấn đề và cơ thể ghi nhận những triệu chứng bệnh khá rõ ràng. U tụy hay ung thư tụy xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy có sự tăng sinh bất thường và tạo thành một khối u. Có hai loại u tụy gồm u ngoại tiết và u nội tiết.

Ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng. Có hai loại u tụy gồm: Khối u ngoại tiết nguồn gốc từ tế bào ngoại tiết và khối u nội tiết có nguồn gốc từ tế bào nội tiết. Tế bào nội tiết tạo ra các hormone được giải phóng vào máu để điều chỉnh lượng đường huyết. Tế bào ngoại tiết tạo ra enzyme và men tụy được giải phóng vào ruột để tiêu hóa thức ăn. Theo thống kê, có khoảng 90% u tụy xuất phát từ tế bào ngoại tiết – lớp tế bào lót trong ống tụy.

Ngoài ra, y khoa cũng phân loại u tụy thành u lành tính và ung thư tuyến tụy ác tính. U tụy lành tính phát triển chậm, không di căn nhưng hiếm gặp và vẫn có thể gây biến chứng tắc mật. U tụy ác tính chiếm đa số các trường hợp và có tỷ lệ tử vong cao. Các tế bào ung thư tụy có thể phát triển, xâm lấn và di căn sang các bộ phận khác. Ung thư tụy có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của tuyến tụy nhưng có đến 70% xuất hiện ở đầu tụy.

Bệnh u tụy có nguy hiểm không?

U có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên tuyến tụy

Nguyên nhân hình thành u tụy

Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến việc hình thành u tụy như:

  • Thuốc lá: Đây là nguyên nhân chiếm đến 20 – 30% trong tổng số các nguyên nhân gây ra u tụy. Nguy cơ u tụy sẽ tăng lên 2% ở những người hút một điếu thuốc mỗi ngày và tăng đến 62% nếu hút 20 điếu thuốc mỗi ngày.
  • Người thừa cân hoặc béo phì cũng có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn những người khác. Chỉ số khối cơ thể BMI trên 35 sẽ làm tăng nguy cơ u tuyến tụy ở cả nam và nữ giới.
  • Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh u tụy sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
  • Nam giới mắc tiểu đường loại 1 sẽ tăng 53% nguy cơ mắc u tụy. Con số này ở nữ giới khoảng 25%. Bệnh tiểu đường tuýp 2 là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh ung thư trong đó có cả ung thư tuyến tụy. Người bị tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ mắc u tụy cao hơn người bình thường cao gấp 1,8 lần. Theo thống kê, tại thời điểm được chẩn đoán u tụy, có từ 40 – 60% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
  • Ngoài các nguyên nhân trên, rượu bia, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thuốc trừ sâu, phơi nhiễm kim loại hay dung môi,… cũng là yếu tố nguy cơ gây ra u tụy.

Tìm hiểu thêm: Túi thai 11mm chưa có phôi có sao không? Vì sao siêu âm thấy túi thai nhưng chưa có phôi?

Bệnh u tụy có nguy hiểm không?
Có nhiều yếu tố nguy cơ biến một tuyến tụy khỏe mạnh thành tuyến tụy có u

Triệu chứng của bệnh u tuyến tụy

Bệnh u tụy có nguy hiểm không cũng một phần phụ thuộc vào các triệu chứng của bệnh. Theo các bác sĩ, u tụy âm thầm phát triển mà không gây triệu chứng trong giai đoạn đầu. Vì thế, việc phát hiện bệnh khi mới khởi phát dễ gây nhầm lẫn và gặp nhiều khó khăn. Khi có những triệu chứng rõ ràng, khối u đã phát triển với kích thước khá lớn. Một số triệu chứng u tụy điển hình như:

  • Chán ăn, chướng bụng, khó tiêu: U tụy làm ảnh hưởng đến chức năng sản xuất enzyme và men tiêu hóa nên quá trình tiêu hóa thức ăn gặp trở ngại.
  • Người bệnh có triệu chứng vàng da, vàng mắt do khối u chèn ép ống mật – ống có nhiệm vụ dẫn mật từ gan xuống ruột. Khi ống mật bị chèn ép, mật sẽ chảy ngược vào máu gây vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân bạc và đôi khi gây triệu chứng ngứa da.
  • Khối u chèn ép gây đau dữ dội ở vùng bụng trên, cảm giác đau có thể lan đến cột sống, xương sườn.
  • Vì đau bụng, tiêu hóa kém nên người bệnh sẽ bị sụt cân trong một thời gian ngắn. Có khi trong vòng 6 tháng người bệnh bị giảm đến 5% tổng trọng lượng cơ thể.
  • Một số triệu chứng ít gặp khác như: Viêm tụy, nôn mửa, viêm tĩnh mạch, tiêu chảy mãn tính.

Bệnh u tụy có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Mặt nạ đất sét có đẩy mụn không?

Các triệu chứng bệnh khác nhau tùy kích thước, vị trí của khối u tụy

Bệnh u tụy có nguy hiểm không?

Bệnh u tụy có nguy hiểm không? Như đã nói ở trên, hầu hết các trường hợp u tụy đều là ác tính. Khối u có thể chỉ nằm trên tuyến tụy hoặc lan sang các mô lân cận. Ung thư tuyến tụy là loại ung thư phổ biến thứ 12 và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng thứ 7 trên thế giới (Theo Globocan, năm 2020). U đầu tụy chiếm đến 70% u tụy. Và u đầu tụy ác tính đứng thứ 2 trong số các nguyên nhân gây tử vong của ung thư đường tiêu hóa, chỉ sau ung thư đại trực tràng.

Với bệnh nhân u tụy ác tính, nếu được phẫu thuật triệt để, tỷ lệ sống hơn 5 năm khoảng 45%. Nếu ung thư đã di căn qua các cấu trúc gần tụy hoặc các hạch bạch huyết, tỷ lệ sống hơn 5 năm chỉ còn khoảng 15%. Ung thư di căn càng xa, người bệnh càng đau đớn, sụt cân nhanh chóng, suy kiệt sức lực và cơ hội sống càng giảm.

U tụy là một trong số những bệnh lý nguy hiểm hàng đầu trong số các bệnh lý liên quan đến tuyến tụy. Bệnh u tụy có nguy hiểm không? Câu trả lời chắc chắn là có vì triệu chứng bệnh mờ nhạt khó phát hiện. Khi được phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng. Vì vậy, khi có bất cứ biểu hiện nào đáng ngờ, đừng chần chừ, hãy đi khám ngay để tăng cơ hội biết sớm – trị lành.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *