Khám 12 đôi dây thần kinh sọ là quá trình kiểm tra và đánh giá chức năng của mỗi đôi dây thần kinh sọ trong hệ thần kinh của cơ thể. Quá trình này nhằm xác định xem có bất kỳ vấn đề nào với hệ thần kinh sọ hoặc các chức năng liên quan không.
Bạn đang đọc: Khám 12 đôi dây thần kinh sọ diễn ra như thế nào?
Các dây thần kinh sọ truyền tải thông điệp giữa não và cơ thể. Sự bất thường khi khám 12 đôi dây thần kinh sọ có thể gợi ý về vấn đề ở phần não hoặc dọc theo các đường đi ngoài thân não. Ví dụ, yếu chân kèm các dấu hiệu vận động có thể do tổn thương từ não đến cột sống. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu bất thường của dây thần kinh sọ, có thể nguyên nhân nằm ở phần não. Phản xạ cụ thể của các dây thần kinh sọ có thể gợi ý về vị trí cụ thể của vấn đề. Vậy cách khám 12 đôi dây thần kinh sọ như thế nào? Dưới đây là thông tin Nhà thuốc Long Châu cung cấp cho bạn.
12 đôi dây thần kinh sọ gồm những dây nào?
Khám 12 đôi dây thần kinh sọ là khám các dây thần kinh bắt nguồn từ não, mỗi đôi thần kinh này có tác dụng chi phối nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể. Dưới đây là tên của 12 đôi dây thần kinh sọ:
- Dây thần kinh khứu giác (I);
- Dây thần kinh thị giác (II);
- Dây thần kinh vận nhãn (III);
- Dây thần kinh ròng rọc (IV);
- Dây thần kinh sinh ba (V);
- Dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI);
- Dây thần kinh mặt (VII);
- Dây thần kinh tiền đình – ốc tai (VIII);
- Dây thần kinh thiệt hầu (IX);
- Dây thần kinh lang thang (X);
- Dây thần kinh phụ (XI);
- Dây thần kinh hạ thiệt (XII).
12 đôi dây thần kinh sọ được phân ra thành ba loại chính:
- Các dây thần kinh số V, VII, IX, X là các dây thần kinh hỗn hợp, có chức năng kết hợp cảm giác và vận động.
- Các dây I, II, VIII là các dây thần kinh cảm giác, chịu trách nhiệm về việc nhận và xử lý thông tin cảm giác từ các giác quan.
- Các dây III, IV, VI, XI, XII là các dây thần kinh vận động, điều khiển hoạt động của các cơ bắp và cử động của cơ thể.
Chức năng của 12 đôi dây thần kinh sọ
Khám 12 đôi dây thần kinh sọ để phát hiện những bất thường về chức năng của chúng. Vậy chức năng của 12 đôi dây thần kinh sọ là gì? Dưới đây là chức năng của từng đôi dây thần kinh sọ:
- Dây thần kinh khứu giác (I): Nhận biết và xử lý thông tin về các mùi khi ngửi.
- Dây thần kinh thị giác (II): Dẫn truyền hình ảnh, cảm giác về đồ vật và ánh sáng từ mắt đến não.
- Dây thần kinh vận nhãn (III): Điều khiển cử động của mắt, bao gồm đưa nhãn cầu vào trong và lên xuống để tạo cử động mắt và mở mí mắt.
- Dây thần kinh ròng rọc (IV): Chi phối cử động mắt xuống dưới và ra ngoài.
- Dây thần kinh sinh ba (V): Dẫn truyền xúc giác và cảm giác sờ, đau từ vùng mặt, răng, và miệng đến não. Điều khiển cơ nhai và chi phối việc tạo nước bọt và nước mắt.
- Dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI): Điều khiển cử động của mắt để liếc ra ngoài.
- Dây thần kinh mặt (VII): Chi phối cử động của cơ mặt, bao gồm khép mí mắt và biểu hiện trên khuôn mặt. Đồng thời, nhận cảm giác mùi vị và điều khiển việc sản xuất nước mắt và nước bọt.
- Dây thần kinh tiền đình – ốc tai (VIII): Phần tiền đình giữ thăng bằng và vững tư thế, trong khi phần ốc tai phụ trách khả năng nghe.
- Dây thần kinh thiệt hầu (IX): Điều khiển cử động của cơ vùng hầu và cảm giác ở một phần sau của lưỡi.
- Dây thần kinh lang thang (X): Chi phối cảm giác và cử động của các cơ trong ổ bụng và ngực, bao gồm tim, phổi, cơ quan tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục.
- Dây thần kinh phụ (XI): Hỗ trợ vận động của thanh quản, cơ thang và cơ ức đòn chũm.
- Dây thần kinh hạ thiệt (XII): Chi phối cử động của cơ lưỡi.
Cách khám 12 đôi dây thần kinh sọ
Cách khám 12 đôi dây thần kinh sọ não cũng phụ thuộc vào chức năng của từng dây thần kinh. Tuy nhiên, thao tác kiểm tra có thể thay đổi tùy theo trình độ, thói quen và kinh nghiệm của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ đánh giá theo nhóm chức năng trong mỗi bước tiếp cận.
Dây thần kinh I
Đánh giá mùi là một chức năng của dây thần kinh sọ thứ I (khứu giác), thường được thực hiện sau chấn thương đầu hoặc khi tổn thương vùng sàng trước khi bệnh nhân thông báo về sự mất mùi hoặc mùi vị không bình thường.
Bệnh nhân được yêu cầu nhận biết mùi của các vật và thực phẩm như xà phòng, cà phê, vỏ cam hoặc chanh bằng từng bên mũi trong khi lỗ mũi kia bị bít lại. Không nên sử dụng các chất tạo mùi mạnh như rượu, amoniac và các chất kích thích vì có thể gây kích thích dây thần kinh V.
Dây thần kinh II
Khám dây thần kinh sọ thứ II (thị giác) bằng cách kiểm tra thị lực bằng bảng chữ cái dán trên tường cho tầm nhìn xa hoặc bảng chữ cầm tay cho tầm nhìn gần. Mỗi mắt được đánh giá riêng lần lượt, mắt còn lại được che kín.
Thị lực được đánh giá bằng cách kiểm tra khả năng quan sát từ 4 góc phần tư khác nhau và từng bên mắt cũng được xem xét.
Dây thần kinh III, IV và VI
Ba cặp dây thần kinh sọ não này được kiểm tra cùng một lúc thông qua các cử động của nhãn cầu từng bên mắt.
Kiểm tra bằng cách yêu cầu bệnh nhân theo dõi vật di động bằng mắt (ví dụ: Ngón tay của người kiểm tra, đèn chiếu) đến từng góc phần tư (bao gồm cả đường giữa) và hướng về phía mũi. Phương pháp này phát hiện chứng giật nhãn cầu và liệt vận nhãn của các cơ mắt.
Ngoài ra, đánh giá chức năng của mí mắt và kích thước đồng tử, khả năng đáp ứng kích thích khi soi đèn cũng là phương pháp để kiểm tra dây thần kinh III. Thông thường, đồng tử sẽ đối xứng và co nhỏ lại khi có ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp; nếu có sự khác biệt giữa hai bên, bệnh lý sẽ được nghi ngờ tại bên mắt không đáp ứng ánh sáng.
Tìm hiểu thêm: Bệnh zona thần kinh kiêng nước không?
Dây thần kinh V
Đối với dây thần kinh số V, chức năng vận động và cảm giác sẽ được kiểm tra ở ba vùng trên gương mặt, tương ứng với vùng chi phối của 3 nhánh nhỏ từ dây thần kinh này.
Chức năng cảm giác được đánh giá khi sờ chạm bằng bông gòn trên khuôn mặt và cả vào giác mạc dưới hoặc bề mặt giác mạc để kiểm tra.
Chức năng vận động được đánh giá bằng cách sờ nắn các cơ vùng mặt trong khi yêu cầu bệnh nhân nghiến răng và mở miệng chống lại sức đề kháng.
Dây thần kinh VII
Đánh giá dây thần kinh sọ thứ VII bằng cách kiểm tra sự hoạt động của các cơ trên khuôn mặt. Sự mất cân bằng của dây thần kinh sọ thứ VII thể hiện qua sự không đồng đều trong các cử động trên khuôn mặt, thường rõ ràng khi bệnh nhân nói chuyện hoặc mỉm cười.
Ngoài ra, chức năng cảm giác của dây thần kinh sọ thứ VII cũng được thể hiện qua khả năng nhận thức vị giác ở phần trước 2/3 của lưỡi và có thể được kiểm tra bằng các dung dịch có vị ngọt, chua, mặn và đắng. Bác sĩ sử dụng tăm bông để chạm vào các dung dịch này ở một bên của lưỡi trước, sau đó chuyển sang bên kia.
Dây thần kinh VIII
Dây thần kinh sọ thứ VIII được kiểm tra đối với hai chức năng riêng biệt của nó, bao gồm cả thính giác và tiền đình.
Thính giác được kiểm tra bằng cách thử thính ở mỗi bên tai bằng cách nói nhẹ nhàng trong khi bịt tai đối diện. Đồng thời, các nghiệm pháp Weber và Rinne với âm thanh đặc biệt được thực hiện để phân biệt giữa mất thính giác dẫn truyền và mất thính giác tiếp nhận.
Chức năng tiền đình có thể đánh giá chứng rung giật nhãn cầu. Sự hiện diện và đặc điểm của các cử động này giúp xác định các rối loạn tiền đình và đôi khi phân biệt giữa rối loạn trung tâm và ngoại biên.
>>>>>Xem thêm: Peel da sinh học: 5 hoạt chất có nguồn gốc thiên nhiên thường được sử dụng
Dây thần kinh IX và X
Dây thần kinh sọ thứ IX và X thường được đánh chung với nhau. Mất tính đối xứng khi nói “a” có thể là dấu hiệu của tổn thương dây số IX tại vòm họng.
Chức năng cảm giác vị giác cũng được kiểm tra bằng cách chạm vào vị giác với các chất kích thích ở phần sau của lưỡi. Đồng thời, kích thích vòm họng hoặc sau họng có thể gây ra cảm giác buồn nôn.
Dây thần kinh XI
Dây thần kinh sọ thứ XI được đánh giá bằng cách kiểm tra sức mạnh của các nhóm cơ mà nó điều khiển.
Để đánh giá cơ ức đòn chũm, bệnh nhân được yêu cầu quay đầu chống lại sức đề kháng từ tay của người kiểm tra. Cơ bên kia sẽ được kiểm tra khi cơ quay đầu hoạt động.
Đối với cơ hình thang trên, yêu cầu bệnh nhân nâng cao vai chống lại sức đề kháng từ tay của người kiểm tra.
Dây thần kinh XII
Yêu cầu bệnh nhân đưa lưỡi ra ngoài và kiểm tra xem có bị teo, yếu hoặc liệt ở một bên hay không.
Khám 12 đôi dây thần kinh sọ không chỉ giúp phát hiện các vấn đề về chức năng thần kinh mà còn là một phần quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh lý liên quan đến não và hệ thần kinh. Bằng cách đánh giá các dấu hiệu và phản xạ cụ thể của từng dây thần kinh, các bác sĩ có thể xác định được vị trí và sự nghiêm trọng của vấn đề, từ đó đưa ra kế hoạch điều trị và quản lý phù hợp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm