Vảy nến giai đoạn đầu có các biểu hiện đặc trưng như thế nào để sớm có biện pháp điều trị kịp thời, giúp phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra là thắc mắc mà nhiều người đặt ra.
Bạn đang đọc: Vảy nến giai đoạn đầu có triệu chứng gì? Cách điều trị như thế nào?
Bệnh vảy nến là tình trạng da bị kích ứng, nổi các mảng da đỏ và tróc vảy trắng, đặc biệt bệnh xuất hiện với nhiều hình dạng khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương của da. Cho đến hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì thế việc chủ động tìm hiểu các biểu hiện vảy nến giai đoạn đầu cũng như cách điều trị để hạn chế tối đa nguy cơ bệnh bùng phát là cực kỳ quan trọng. Mời mọi người cùng tham khảo qua bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé.
Nguyên nhân gây ra vảy nến
Hiện nay vẫn chưa có kết luận chính thức nào về nguồn gốc của vảy nến, tuy vậy nhiều quan điểm cho rằng các triệu chứng vảy nến giai đoạn đầu xuất phát từ yếu tố di truyền và hội chứng suy giảm miễn dịch.
Yếu tố di truyền
Theo Tổ chức Bệnh Vảy nến Quốc gia (NPF), chỉ có từ 2 – 3% những người thừa hưởng một số gen dưới đây sẽ có khả năng phát triển thành bệnh vảy nến.
- HLA-B17: Mắc bệnh vảy nến thể giọt có biểu hiện đỏ da toàn thân.
- HLA-B13: Phổ biến ở các bệnh nhân vảy nến có tiền sử nhiễm liên cầu.
- HLA-B27: Gọi là vảy nến da hoặc vảy nến thể khớp.
Rối loạn hệ miễn dịch
Yếu tố thứ hai dẫn đến bệnh vảy nến là rối loạn hệ miễn dịch khi quá trình sản sinh da bị quá tải vì hệ miễn dịch hoạt động quá mức. Thông thường chu kỳ tái tạo da của các tế bào da sẽ kéo dài trong 1 tháng, nhưng khi mắc bệnh vảy nến thì chu trình này rút ngắn lại chỉ còn trong vài ngày.
Tế bào da được sản sinh quá mức, đốt cháy giai đoạn làm ảnh hưởng đến sự sản xuất và biệt hóa các tế bào ở lớp thượng bì nên tạo ra những lớp tế bào không hoàn chỉnh, chồng chất lên nhau và tạo nên các tổn thương của da gọi là vảy nến.
Đặc điểm nhận biết vảy nến giai đoạn đầu
Bệnh vảy nến là bệnh da mãn tính thường gặp và có nhiều mức độ khác nhau từ vảy nến giai đoạn đầu cho đến giai đoạn nghiêm trọng dai dẳng suốt đời, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tính thẩm mỹ cho bệnh nhân. Cho đến hiện tại thì vẫn chưa có giải pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến, mọi thứ chỉ ở mức kiểm soát bệnh ngăn sự tiến triển. Vì thế việc chủ động tìm hiểu các triệu chứng của vảy nến giai đoạn đầu là cực kỳ cần thiết để có giải pháp hỗ trợ kiểm soát bệnh hiệu quả hơn là điều trị trực tiếp.
Theo nhiều trường hợp mắc bệnh thì các biểu hiện vảy nến giai đoạn đầu là những tổn thương cơ bản xuất phát từ các đám da đỏ có nhiều kích thước khác nhau, có khi tạo thành mảng lớn và có sự tách biệt hoàn toàn với vùng da lành kèm theo phần vảy da màu trắng dễ bong trên bề mặt.
Ở giai đoạn đầu thì bệnh ít có cảm giác ngứa, một số trường hợp mắc bệnh viêm khớp vảy nến có thể gây ra các biến dạng về khớp, hạn chế sự vận động.
Giải pháp điều trị vảy nến phổ biến hiện nay
Tuy bệnh chưa có cách điều trị dứt điểm nhưng nếu nghi ngờ bản thân gặp ác dấu hiệu vảy nến giai đoạn đầu thì cần phải thăm khám sớm nhất tại các cơ sở y tế uy tín để nhận sự tư vấn và phác đồ điều trị phù hợp với từng thể trạng người bệnh. Dưới đây là các giải pháp ngăn chặn bệnh vảy nến thường được áp dụng.
Cách điều trị tại nhà đơn giản bằng thuốc
Dưới đây là 3 loại thuốc phổ biến được chỉ định trong việc phòng ngừa và ngăn sự tiến triển của bệnh vảy nến.
Tìm hiểu thêm: Vi rút Nipah và những thông tin ai cũng cần biết
Sử dụng chất dưỡng ẩm
Chất dưỡng ẩm được sử dụng với công dụng chính là làm mềm và giữ ẩm cho da bằng một lớp màng bảo vệ, giảm ngứa và bong vảy. Giải pháp này được chỉ định đối với người bệnh vảy nến nhẹ ở giai đoạn đầu.
Bôi thuốc mỡ steroid
Thuốc mỡ steroid (corticosteroid tại chỗ) được áp dụng với các bệnh vảy nến nhẹ đến trung bình, với công dụng giảm viêm, ngứa và làm chậm quá trình sản sinh tế bào da ở hầu hết các vị trí trên cơ thể. Tuy nhiên việc sử dụng corticosteroid không nên lạm dụng có thể gây mỏng da, tốt nhất cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
Thuốc có công dụng như vitamin D
Bên cạnh các loại thuốc mỡ chứa steroid để ngăn chặn bệnh vảy nến thì các loại kem tương tự vitamin D cũng được sử dụng cho các vùng da trên cơ thể khi mắc bệnh vảy nến từ nhẹ đến trung bình để ngăn sự tái tạo tế bào da mới.
Điều trị bằng liệu pháp ánh sáng
Sử dụng ánh sáng mặt trời
Ánh sáng mặt trời cũng là cách phổ biến giúp cải thiện tình trạng bệnh vảy nến ở mức độ nhẹ. Nếu phơi nắng đều đặn với khung giờ phù hợp sẽ nhận thấy hiệu quả khi các mảng vảy màu đỏ có sự cải thiện rõ rệt, đặc biệt với những người bệnh trong thời gian mùa hè tại vùng khí hậu ấm áp.
Tuy vậy khi áp dụng cách này cần phải chú ý việc tiếp xúc của da đối với ánh sáng mặt trời với cường độ phù hợp để da thích nghi dần. Nếu không da sẽ bị bỏng và cháy nắng.
Liệu pháp laser
Liệu pháp laser sẽ được thực hiện bằng cách chiếu trực tiếp tia laser lên các mảng vảy nến với ánh sáng cực tím B cường độ cao mà không ảnh hưởng đến vùng da xung quanh giúp ngăn ngừa tác hại của bức xạ tia cực tím. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy châm chích hoặc nóng trên da, được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến mức độ nhẹ đến trung bình.
>>>>>Xem thêm: BIRADS 3 có nguy hiểm không? Điều trị BIRADS 3 như thế nào?
Liệu pháp ánh sáng kết hợp
PUVA là liệu pháp ánh sáng kết hợp giữa bức xạ psoralen cộng với tia cực tím A (UVA), được xem là phương pháp điều trị bệnh vảy nến lâu đời và hiệu quả nhất, được áp dụng điều trị các bệnh ngoài da như bệnh chàm, nốt sần, nấm Mycosis Fungoides, mẩn ngứa,…
Nhìn chung các phương pháp điều trị bệnh vảy nến hiện nay vẫn chưa thể dứt điểm dễ dàng, vì thế nếu chủ động tìm hiểu sớm những biểu hiện của vảy nến giai đoạn đầu và có giải pháp hỗ trợ kiểm soát thì việc ngăn bệnh hiệu quả hơn là điều trị trực tiếp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm