Kênh nhĩ thất một trong số các bệnh lý về tim bẩm sinh rất phổ biến và chiếm tỷ lệ cao hơn các loại khác, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Cùng tìm hiểu để thêm về bệnh này bạn nhé.
Bạn đang đọc: Kênh nhĩ thất được chia làm mấy loại? Các biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Kênh nhĩ thất được xem là một dị tật bẩm sinh được hình thành từ thời kỳ bào thai. Bệnh được chia làm nhiều loại khác nhau đều tiềm ẩn nhiều biến chứng gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ thông tin đến bạn chi tiết nhất về bệnh ngay sau đây.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh kênh nhĩ thất là gì?
Nguyên nhân chính xác có thể gây ra bệnh kênh nhĩ thất vẫn chưa được các chuyên gia xác định chính xác. Có thể là do một số nguyên nhân phổ biến thường gặp dưới đây:
Yếu tố di truyền
Nếu cha mẹ người mắc bệnh đã có khiếm khuyết liên quan đến tim bẩm sinh thì nguy cơ rất cao người con sẽ bị ảnh hưởng. Do đó phụ huynh cần kiểm soát sàng lọc thật kỹ trước khi sinh tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Tình trạng sức khỏe của mẹ khi mang thai
Trong trường hợp mẹ mắc bệnh tiểu đường và thường xuyên tiếp xúc với các hợp chất gây dị dạng như: Amphetamine, thuốc điều trị mụn trứng cá như isotretinoin, các chất phóng xạ, tia X… cũng có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh kênh nhĩ thất ở thai nhi.
Nhiễm sắc thể
Những thay đổi trong cấu trúc hoặc số lượng sắc thể có thể gây ra các bất thường di truyền và ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng của cơ thể, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh lý tim bẩm sinh như kênh nhĩ thất ở thai nhi.
Các yếu tố nguy cơ khác
Để xác định nguyên nhân chính gây ra bệnh kênh nhĩ thất thất ngoài việc dựa vào khuyết tật bẩm sinh thì còn có các nguyên nhân khác, chẳng hạn như:
- Mắc hội chứng bệnh Down: Xảy ra khi người bệnh gặp phải nhiễm sắc thể 21.
- Nhiễm virus: Trong giai đoạn thai kỳ nếu cơ thể người bệnh nhiễm virus ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
- Sử dụng đồ uống có cồn nhiều: Giai đoạn mang thai mà sử dụng quá nhiều chất kích thích rượu bia.
- Tiền sử tiểu đường: Rất khó để người bệnh kiểm soát trong giai đoạn thai kỳ.
Các loại kênh nhĩ thất phổ biến thường gặp
Bệnh kênh nhĩ thất thường được chia làm hai loại chính mang nhiều đặc điểm riêng, cụ thể như sau:
Toàn phần
Đặc điểm của kênh nhĩ thất toàn phần tình trạng khi 2 van nhĩ thất gộp lại thành một ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các cơ quan khác. Làm cho máu không được hoạt động giống bình thường. Khi bệnh kênh nhĩ thất toàn phần kết hợp cùng loại Down sẽ rất nguy hiểm nếu người bệnh không điều trị kịp thời.
Bán phần
So với kênh nhĩ thất toàn phần thì bán phần chỉ chiếm hơn 10% hội chứng của bệnh Down vì thế thường có biểu hiện rất ít, chỉ khi thăm khám thường xuyên mới phát hiện. Tuy nhiên, cũng cực kỳ nguy hiểm nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn.
Phương pháp điều trị kênh nhĩ thất
Những phương pháp dùng để điều trị kênh nhĩ thất có thể bao gồm các loại cơ bản như sau:
Theo dõi chuyên sâu
Trong một số trường hợp, đặc biệt là khi triệu chứng không nặng, người bệnh có thể quyết định theo dõi chuyên sâu để đánh giá sự phát triển của bệnh và quyết định liệu pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt, đối với bệnh nhân bị kênh nhĩ thất bán phần cần thời gian theo dõi diễn biến bệnh trong suốt quá trình điều trị.
Thuốc trợ tim
Một số loại thuốc có thể được sử dụng để cải thiện chức năng tim, giảm thiểu các triệu chứng và kiểm soát tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Các loại thuốc này có thể bao gồm thuốc lợi tiểu, beta-blockers và thuốc chống đau thần kinh.
Phẫu thuật
Trong những trường hợp nghiêm trọng, đặc biệt là khi bệnh gây ra thiếu máu cơ tim nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được thực hiện để sửa chữa bất thường cấu trúc tim. Phẫu thuật có thể bao gồm việc sửa chữa van tim, mở rộng hoặc phục hồi kênh nhĩ bất thường.
Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh rối loạn lo âu lan tỏa như thế nào?
Biến chứng tiềm ẩn kênh nhĩ thất có thể gây ra
Việc điều trị bệnh kênh nhĩ thất có thể phòng tránh được những biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng khác như:
- Bệnh viêm phổi: Trường hợp bệnh kênh nhĩ thất không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp và tái phát thời gian sau đó.
- Làm buồng tim giãn nở: Trong thời gian lượng máu huyết qua tim lưu thông quá nhiều làm cho cơ tim giãn to hơn so với mức bình thường.
- Bệnh suy tim: Nếu không điều trị kịp thời kênh nhĩ thất có thể dẫn đến bệnh suy tim vì tim không được bơm đủ máu đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
- Tăng áp lực lên mạch phổi: Khi tâm thất bên trái của người bệnh quá yếu dẫn đến không thể cung cấp đủ máu lên tĩnh mạch gây ra áp lực trong phổi.
Bên cạnh đó người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm về sau:
- Bệnh hở van tim.
- Hẹp van tim.
- Nhịp tim đập không đồng đều.
- Tình trạng khó thở liên tục.
Cách phòng ngừa kênh nhĩ tốt nhất
Phòng ngừa bệnh kênh nhĩ thất tập trung vào việc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh kênh nhĩ thất như sau:
- Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai: Việc chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai, bao gồm việc kiểm tra y tế, tiêm vắc xin và điều trị các bệnh truyền nhiễm, có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh Rubella và một số loại virus khác có thể gây ra bệnh kênh nhĩ thất ở thai nhi.
- Sàng lọc trước sinh: Nếu trong gia đình có trường hợp bị tim bẩm sinh, việc sàng lọc trước sinh có thể giúp xác định nguy cơ phát triển bệnh kênh nhĩ thất ở thai nhi và có thể yêu cầu theo dõi chuyên sâu hoặc can thiệp sớm nếu cần thiết.
- Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh: Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt vận động đều đặn có thể giúp tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi và giảm nguy cơ phát triển bệnh kênh nhĩ thất.
Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh kênh nhĩ thất ở bẩm sinh tốt nhất. Đặc biệt, đối với người bệnh có tiền sử bệnh lý nặng khác sẽ tránh được nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Đổ mồ hôi có đốt cháy calo không? Đổ mồ hôi có tác động gì đối với cơ thể?
Hy vọng rằng thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh kênh nhĩ thất và cách ngăn chặn bệnh đúng cách. Nếu bạn hoặc người thân của bạn đang phải đối mặt với căn bệnh này nên đến chuyên gia y tế để có kế hoạch điều trị và quản lý sức khỏe tốt nhất.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Bệnh tim mạchSức khỏe tim mạch