Vảy nến da đầu là bệnh da liễu không thể điều trị dứt điểm nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát bằng những cách trị vảy nến da đầu tại nhà. Tuy nhiên, để tránh mắc sai lầm khiến bệnh bùng phát nặng thêm, bạn cần nắm vững các kiến thức về căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Cách trị vảy nến da đầu tại nhà và những sai lầm cần tránh
Để khắc phục và kiểm soát vảy nến da đầu hiệu quả, bên cạnh việc dùng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể chăm sóc da tại nhà để giảm nguy cơ chuyển nặng. Chỉ cần bỏ túi những cách trị vảy nến da đầu tại nhà dưới đây và tuân thủ hướng dẫn thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
Vảy nến da đầu là gì? Có nguy hiểm không?
Vảy nến da đầu là bệnh da liễu mạn tính gây ra bởi các yếu tố như rối loạn miễn dịch, gen, tác động từ môi trường… Cũng như các dạng vảy nến khác, vảy nến da đầu thường gây bong tróc da thành từng mảng trắng, ngứa ngáy, rụng tóc. Mảng trắng xuất hiện ở đầu rất giống gàu nên thường khiến người bệnh nhầm lẫn dẫn đến chủ quan điều trị muộn. Lúc này việc áp dụng cách trị vảy nến tại nhà không còn nhiều tác dụng nữa.
Nếu không điều trị vảy nến da đầu có thể bùng phát mạnh hơn và lan ra cổ, trán và mang tai. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn không có nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh thông qua tiếp xúc thông thường.
Vảy nến da đầu thường không nguy hiểm nhưng triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt tình trạng vảy nến bong tróc liên tục rất mất thẩm mỹ.
Một số cách trị vảy nến da đầu tại nhà
Vảy nến thường tiến triển theo giai đoạn, bùng phát theo đợt rồi giảm dần và rất khó chữa dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát và ngăn ngừa các đợt bùng phát dễ dàng nếu tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc hoặc áp dụng một số cách sau đây.
Cách 1: Trị vảy nến da đầu bằng dầu dừa
Dầu dừa rất quen thuộc trong chăm sóc sức khỏe với công dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, và có tác dụng như một chất kháng viêm tự nhiên. Chính vì thế, dầu dừa được coi là một loại thuốc bôi tự nhiên giúp giảm triệu chứng vảy nến da đầu.
Tương tự các loại dầu khác, dầu dừa chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng làm mềm da, tính kháng viêm nên có thể dùng dầu dừa để làm giảm tình trạng bong tróc và ngứa do vảy nến.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 3 thìa cà phê dầu dừa nguyên chất.
Cách thực hiện: Dùng tay hoặc tăm bông thoa một lớp dầu dừa mỏng lên da đầu, massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút. Sau đó ủ trong vòng 20 phút hoặc qua đêm. Cuối cùng hãy gội đầu bằng dầu gội thảo dược hoặc dầu gội chuyên dùng cho người bị vảy nến. Cách trị vảy nến da đầu tại nhà bằng dầu dừa nên thực hiện đều đặn 2 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách 2: Chữa vảy nến da đầu bằng giấm táo
Khả năng kháng viêm của giấm táo được ứng dụng rất rộng rãi trong chăm sóc sức khỏe. Nhờ đặc tính này, giấm táo sẽ giúp làm giảm ngứa và ngăn ngừa hình thành vảy nến hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Phương pháp chăm sóc sức khỏe bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi tim
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Khoảng 2 thìa nước lọc và 1 thìa giấm táo. Bạn có thể tự làm giấm táo tại nhà hoặc mua giấm táo tại cửa hàng.
Cách thực hiện: Pha loãng giấm táo với nước, sau đó dùng miếng bông tẩy trang thấm hỗn hợp này rồi thoa nhẹ lên da đầu, đặc biệt những vị trí vảy nến. Sử dụng lược chải nhẹ nhàng hoặc dùng tay massage rồi gội và xả lại như bình thường.
Cách 3: Dùng nha đam
Nha đam hay lô hội có tác dụng làm dịu da, giảm tình trạng ngứa và kích ứng da. Bên cạnh đó, nha đam cũng có khả năng chống oxy hóa và chống viêm. Do đó, nha đam thường được nhiều người sử dụng để bôi lên da đầu khi bị vảy nến.
>>>>>Xem thêm: Bật mí cách sử dụng tế bào gốc cho da mặt an toàn, hiệu quả
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 lá nha đam to.
Cách thực hiện: Rửa sạch lá nha đam rồi dùng dao gọt vỏ, lấy phần gel bên trong bôi lên vùng da đầu bị vảy nến trong khoảng 10 đến 15 phút. Sau đó, gội đầu sạch bằng nước và dầu gội. Với cách trị vảy nến da đầu tại nhà bằng nha đam này bạn có thể thực hiện từ 1 đến 2 lần một tuần và cần kiên trì mới thấy rõ hiệu quả.
Những sai lầm cần tránh khi điều trị vảy nến tại nhà
Cách trị vảy nến tại nhà có thể mang đến hiệu quả kiểm soát và ngăn ngừa bùng phát vảy nến cao. Tuy nhiên, bạn vẫn cần kết hợp song song với việc thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất và khoa học. Bên cạnh đó, cần tránh mắc phải những sai lầm sau đây:
- Không dưỡng ẩm cho da: Giữ ẩm cho da rất quan trọng đối với người bị vảy nến, nhất là vào mùa đông hanh khô. Da thiếu độ ẩm có thể khiến tình trạng bong tróc trầm trọng hơn. Do đó, bạn hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và hạn chế sử dụng nước nóng, dầu gội có chất tẩy rửa mạnh khi gội đầu.
- Sử dụng nhiều rượu bia: Chất kích thích và cồn có thể khiến bùng phát vảy nến bất thường, đồng thời nó cũng là yếu tố gây cản trở quá trình điều trị.
- Không chăm sóc sức khỏe tinh thần: Hầu hết chúng ta chỉ quan tâm việc chăm sóc thể chất mà quên mất rằng tinh thần cũng đóng vai trò rất quan trọng. Căng thẳng, stress kéo dài có thể khiến bệnh vảy nến nghiêm trọng hơn, do đó người bị vảy nến hãy duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ để đẩy lùi căn bệnh này.
- Gãi, chà xát quá mạnh khi gội đầu: Đây là sai lầm rất nhiều người mắc phải khiến tình trạng bong tróc vảy nến nặng nề thêm. Hành động gãi có thể giảm ngứa tức thì nhưng lại gây hậu quả tổn thương da rất khó hồi phục.
Trên đây là những cách trị vảy nến da đầu tại nhà đơn giản, dễ thực hiện. Bạn hãy áp dụng thường xuyên để ngăn ngừa bệnh tái phát và tuyệt đối không phạm những sai lầm trong bài viết này nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm