Rối loạn tế bào máu là gì? Triệu chứng và phân loại rối loạn tế bào máu

Rối loạn tế bào máu là gì? Triệu chứng và phân loại rối loạn tế bào máu

Rối loạn tế bào máu chủ yếu xảy ra do những vấn đề liên quan đến máu và làm cho toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng, phân loại cũng như nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn tế bào máu.

Bạn đang đọc: Rối loạn tế bào máu là gì? Triệu chứng và phân loại rối loạn tế bào máu

Rối loạn tế bào máu không phải bệnh ung thư và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng rất khác so với ung thư máu. Để hiểu hơn về tình trạng này, Nhà thuốc Long Châu mời bạn cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây.

Thế nào là rối loạn tế bào máu?

Hiện tượng rối loạn tế bào máu là tình trạng các tế bào hồng cầu, bạch cầu hoặc tế bào lưu thông nhỏ hơn như tiểu cầu trong máu gặp phải vấn đề nào đó dẫn đến rối loạn. Cả ba loại tế bào máu nêu trên đều được hình thành bên trong tủy xương và đây đều là mô mềm trong xương.

Tế bào hồng cầu có nhiệm vụ chính là chuyển giao oxy đến các cơ quan, các mô trên cơ thể còn tế bào bạch cầu giữ nhiệm vụ giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng hoặc các mầm bệnh xâm nhập. Ngoài ra, tế bào tiểu cầu có tác dụng giúp máu có khả năng đông lại khi có vết thương gây chảy máu. Tình trạng rối loạn tế bào máu được hiểu là sự suy giảm hình thành và đảm bảo chức năng của một hoặc nhiều loại tế bào có trong máu.

Rối loạn tế bào máu là gì? Triệu chứng và phân loại rối loạn tế bào máu

Máu gồm 3 loại tế bào chính là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu

Rối loạn tế bào máu gây nhiều tác động xấu với cơ thể, thường là ảnh hưởng đến khả năng hoạt động một cách chính xác của máu. Cụ thể hơn, nhiều chứng rối loạn tế bào máu được lấy tên dựa trên loại tế bào mà chúng tác động. Dưới đây là một số mô tả tình trạng rối loạn tế bào máu làm giảm thành phần trong máu hoặc ảnh hưởng xấu đến chức năng của máu:

  • Thiếu máu: Xảy ra nếu rối loạn có liên quan đến tế bào hồng cầu trong máu.
  • Giảm bạch cầu: Xảy ra nếu rối loạn ảnh hưởng đến thành phần bạch cầu.
  • Giảm tiểu cầu: Xảy ra nếu rối loạn tế bào máu liên quan đến tiểu cầu.

Ngoài ra cũng có một số rối loạn tế bào máu làm tăng bất thường các tế bào trong máu, cụ thể là:

  • Tăng hồng cầu: Xảy ra khi rối loạn tế bào máu liên quan đến tế bào hồng cầu.
  • Tăng bạch cầu: Nếu rối loạn liên quan đến các tế bào bạch cầu trong máu.
  • Tăng tiểu cầu: Nếu rối loạn tế bào máu ảnh hưởng đến thành phần tiểu cầu.

Triệu chứng nhận biết tình trạng rối loạn tế bào máu

Ở mỗi bệnh nhân bị rối loạn tế bào máu sẽ có những triệu chứng cụ thể tương đối khác nhau, tùy thuộc vào loại tế bào máu bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp ở người bị rối loạn hồng cầu:

  • Mệt mỏi;
  • Luôn có cảm giác hụt hơi;
  • Khó tập trung do thiếu hồng cầu làm thiếu oxy trong não;
  • Yếu cơ;
  • Tim đập nhanh.

Các triệu chứng ở người bị rối loạn bạch cầu gồm:

  • Nhiễm trùng mãn tính;
  • Cơ thể mệt mỏi;
  • Sụt cân không rõ lý do;
  • Luôn trong tình trạng khó chịu và cảm giác cơ thể không được khỏe.

Rối loạn tế bào máu là gì? Triệu chứng và phân loại rối loạn tế bào máu

Rối loạn tế bào máu gây triệu chứng tim đập nhanh

Một số dấu hiệu phổ biến đối với rối loạn tế bào máu xảy ra ở tiểu cầu gồm:

  • Vết cắt hoặc vết thương hở lâu lành;
  • Máu không đông được hoặc đông chậm sau khi bị thương;
  • Da dễ xuất hiện các vết bầm tím bất thường;
  • Chảy máu cam hoặc chảy máu nướu răng thường xuyên không rõ lý do.

Các loại rối loạn tế bào máu và nguyên nhân chính gây nên

Rối loạn tế bào máu được chia thành 4 loại dựa trên 4 thành phần chính trong máu là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Cụ thể phân loại rối loạn tế bào máu và nguyên nhân như sau:

Rối loạn tế bào hồng cầu

Rối loạn hồng cầu là tình trạng rối loạn tăng hoặc giảm bất thường xảy ra trong hồng cầu của cơ thể. Đây là những tế bào máu có nhiệm vụ mang oxy từ phổi đến các cơ quan, tế bào khác trên cơ thể để duy trì sự sống và đảm bảo hoạt động của các cơ quan. Với loại rối loạn tế bào máu này, cả người lớn và trẻ em đều có thể gặp phải. Dưới đây là một số dạng rối loạn hồng cầu phổ biến nhất.

Thiếu máu:

  • Thiếu máu do thiếu sắt: Cơ thể không đủ chất sắt khiến số lượng hồng cầu giảm và gây mệt mỏi, khó thở, hoa mắt chóng mặt,…
  • Thiếu máu ác tính: Đây là tình trạng tự miễn xảy ra khi cơ thể thiếu hụt trầm trọng vitamin B12 khiến cho nồng độ hồng cầu giảm nhanh chóng và dẫn đến rối loạn tế bào máu.
  • Thiếu máu bất sản: Đây là một dạng thiếu máu do rối loạn tế bào máu hiếm gặp và rất nghiêm trọng, xảy ra khi tủy xương ngừng tạo tế bào máu mới và có thể gặp ở mọi độ tuổi.
  • Thiếu máu tan máu tự miễn (AHA): Tình trạng này khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể chuyển hướng tấn công và phá hủy tế bào hồng cầu dẫn đến rối loạn tế bào máu.
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Đây là một dạng thiếu máu do đột biến gen làm cho hồng cầu hình lưỡi liềm, cấu trúc cứng và cong.
  • Thiếu máu khi mang thai: Mang thai là giai đoạn cơ thể cần lượng hồng cầu nhiều hơn để nuôi dưỡng thai nhi nên dễ dẫn đến thiếu hụt. Đây là tình trạng rối loạn tế bào máu thường gặp.

Tìm hiểu thêm: Huyết áp người già 80 tuổi bao nhiêu là tốt?

Rối loạn tế bào máu là gì? Triệu chứng và phân loại rối loạn tế bào máu
Thiếu máu là một dạng của rối loạn tế bào máu

Thalassemia: Là một chứng rối loạn tế bào máu di truyền và có thể gây những biến chứng nguy hiểm như:

  • Dị tật xương;
  • Lá lách to;
  • Các vấn đề liên quan đến tim;
  • Chậm phát triển và tăng trưởng kém ở trẻ em.

Bệnh đa hồng cầu: Là một dạng ung thư máu do đột biến gen.

Rối loạn tế bào bạch cầu

Tế bào bạch cầu có nhiệm vụ giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng. Những tế bào này bắt đầu được tạo thành tại tủy xương và gồm nhiều dạng khác nhau, mỗi loại lại có một mục đích miễn dịch cụ thể. Các loại bạch cầu chính gồm:

  • Bạch cầu trung tính giúp tiêu diệt vi khuẩn và vi rút.
  • Tế bào lympho có chức năng tiêu diệt vi rút và điều chỉnh lại hệ thống miễn dịch.
  • Bạch cầu đơn nhân hoặc đại thực bào ăn vi khuẩn, vi rút và nấm đã chết hoặc bị vô hiệu hóa.
  • Tế bào basophils và bạch cầu ái toan giúp cơ thể phản ứng trước tình trạng dị ứng và giúp tiêu diệt các ký sinh trùng.

Rối loạn tế bào máu gây giảm bạch cầu bất thường do các nguyên nhân như:

  • Bệnh;
  • Sự nhiễm trùng trên cơ thể;
  • Tiếp xúc với chất độc;
  • Tác động của một số loại thuốc;
  • Đột biến gen.

Rối loạn tế bào tiểu cầu

Các tiểu cầu trong máu sẽ xuất hiện đầu tiên khi bạn bị thương hoặc có vết cắt trên cơ thể. Chúng tập trung tại vị trí vết thương và tạo nên một mạng lưới tạm thời để ngăn không cho máu tiếp tục chảy, từ đó đạt được hiệu quả cầm máu. Ba bất thường liên quan đến tiểu cầu gồm:

  • Không đủ số lượng tiểu cầu: Có quá ít tiểu cầu được tìm thấy trong máu và dẫn đến nguy hiểm khi chỉ một vết cắt nhỏ cũng có thể làm mất máu nghiêm trọng.
  • Có quá nhiều tiểu cầu: Dễ dẫn đến tình trạng cục máu đông làm cho mạch máu bị tắc nghẽn, tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.
  • Tiểu cầu không đông lại chính xác: Trong một số trường hợp tiểu cầu bị biến dạng do rối loạn tế bào máu và không thể dính vào các tế bào khác trong máu dẫn đến tình trạng máu không đông được một cách bất thường, có nguy cơ dẫn đến mất máu nặng rất nguy hiểm.

Rối loạn tế bào máu là gì? Triệu chứng và phân loại rối loạn tế bào máu

>>>>>Xem thêm: Máy tạo nhịp tim có an toàn không?

Giảm số lượng tiểu cầu làm tăng nguy cơ mất máu, xuất huyết bất thường

Rối loạn tế bào huyết tương

Rối loạn tế bào máu xảy ra ở huyết tương có thể ảnh hưởng đến việc tạo nên kháng thể và khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng khả năng bệnh tật và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Hiện tượng rối loạn tế bào huyết tương thường gặp nhất là u tủy tế bào huyết tương do các nguyên nhân như trạng thái tăng đông trong máu, huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc đông máu nội mạch lan tỏa.

Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có thể thông tin hữu ích về rối loạn tế bào máu cũng như hiểu sâu và hiểu rõ hơn về cơ thể của mình. Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bị rối loạn tế bào máu như chảy máu không ngừng, mệt mỏi, da bầm tím bất thường,… bạn nên đến bệnh viện để xét nghiệm, kiểm tra tìm ra nguyên nhân, cách chữa trị cụ thể.

Xem thêm:

Các loại cục máu đông thường gặp và quá trình hình thành cục máu đông

Rối loạn đông máu là gì? Những điều cần biết về rối loạn đông máu

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *