Côn trùng chui vào tai phải làm sao?

Côn trùng chui vào tai phải làm sao?

Côn trùng chui vào tai không phải là trường hợp hiếm gặp, nhất là khi chúng ta hay nằm ngủ dưới sàn nhà hoặc ngủ ngoài trời. Tình trạng này có thể gây đau nhức, khó chịu, thậm chí còn giảm thính lực. Để hạn chế những ảnh hưởng xấu này hãy cùng tìm hiểu cách nhận biết và xử trí khi bị côn trùng chui vào tai qua bài viết ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Côn trùng chui vào tai phải làm sao?

Côn trùng chui vào tai không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến vùng tai như: Sưng viêm, chảy máu, thậm chí là tổn thương màng nhĩ. Chính vì thế, bạn nên thực hiện những cách loại bỏ côn trùng khi phát hiện tình trạng này càng sớm càng tốt.

Nhận biết côn trùng chui vào tai bằng cách nào?

Những khu vực ẩm thấp, nhiều đồ đạc là nơi trú ngụ ưa thích của nhiều loại côn trùng gây hại trong nhà như: Kiến, muỗi, ruồi… Chúng có thể chui vào tai khi bạn nằm ngủ dưới sàn nhà hay ngủ ngoài trời trong những buổi cắm trại. Tình huống này thường gặp ở trẻ nhỏ hơn là người lớn. Để xử lý bị côn trùng chui vào tai trước hết bạn cần nhận biết được tình trạng này. Việc phát hiện sớm cũng giúp bạn hạn chế được các tổn thương do côn trùng gây ra.

Côn trùng chui vào tai phải làm sao?

Nhận biết côn trùng chui vào tai là việc làm cần thiết để đưa ra phương án xử lý

Nếu côn trùng đang còn sống, bạn có thể nhận biết thông qua tiếng vo ve hoặc các chuyển động của chúng. Bên cạnh đó, côn trùng khi chui vào tai cũng có thể gây ra những hành động như: Cắn vào tai khiến bạn đau, khó chịu, ngứa rát và kích ứng. Mức độ đau sẽ tùy thuộc vào kích thước của côn trùng và cơ thể của mỗi người. Có trường hợp chỉ bị những cơn đau nhẹ nhưng cũng không ít người chịu giày vò bởi những cơn đau dữ dội khi côn trùng chui vào tai. Thậm chí, còn có người bị chảy máu, chảy nước do côn trùng cắn sâu vào màng nhĩ gây tổn thương.

Người lớn có thể dễ dàng phát hiện ra sự tồn tại của côn trùng trong tai thông qua những chuyển động hay những tiếng vo ve của chúng. Thế nhưng với trẻ nhỏ thì lại khác, các bé thường không thể nhận biết được điều này để nói cho bố mẹ được biết. Vì vậy, để phát hiện trẻ bị côn trùng chui vào tai, các bậc cha mẹ cần cẩn thận quan sát những cử chỉ, hành động của trẻ như: Gãi, dụi hay kéo một bên tai.

Các cách xử trí khi bị côn trùng chui vào tai

Nếu không may bị côn trùng chui vào tai, đối với trường hợp nhẹ hoặc côn trùng có kích thước nhỏ bạn có thể xử lý ngay tại nhà theo một số cách sau:

Cách 1

Theo nghiên cứu, hầu hết các loại côn trùng đều là động vật hướng ánh sáng. Chúng thường có xu hướng đi về những nơi có ánh sáng, vì vậy bạn chỉ cần lợi dụng đặc tính này để khiến chúng nhanh chóng bò ra khỏi tai.

Đầu tiên, bạn hãy tắt hết đèn trong phòng hoặc tìm đến một chỗ tối trong nhà. Sau đó, dùng đèn pin chiếu ánh sáng vào ống tai. Việc làm này nhằm giúp côn trùng nhận thấy ánh sáng và chui ra ngoài.

Côn trùng chui vào tai phải làm sao?

Lợi dụng ánh sáng để khiến côn trùng chui ra khỏi tai

Cách 2

Nếu áp dụng cách 1 không hiệu quả và côn trùng vẫn cố thủ bên trong tai của bạn, hãy làm theo các bước sau:

  • Kéo nhẹ dái tai về phía sau để giữ thẳng ống tai, sau đó nghiêng đầu về phía bên tai có côn trùng và lắc nhẹ để làm côn trùng rơi ra ngoài (Lưu ý không được dùng tay đập vào đầu).
  • Nếu côn trùng còn sống, bạn có thể đổ vào ống tai một chút dầu thực vật hoặc dầu massage cho bé để khiến nó chết ngạt và trôi ra ngoài.
  • Nếu nghi ngờ côn trùng đã chết bên trong tai, bạn có thể sử dụng một ít nước ấm nhỏ vào tai để rửa sạch, sau đó hãy nghiêng đầu để côn trùng rơi ra ngoài.

Nếu côn trùng không tự rơi ra, hãy khéo léo gắp chúng ra ngoài hoặc đến bệnh viện để các bác sĩ gắp côn trùng ra. Sau khi đã lấy được côn trùng ra ngoài, để phòng ngừa viêm nhiễm bạn nên chú ý vệ sinh tai sạch sẽ, nhỏ thuốc đều đặn.

Lưu ý: Khi xử lý côn trùng chui vào tai, bạn không được sử dụng các dụng cụ, tăm bông để ngoáy móc. Việc làm này vô tình sẽ đẩy côn trùng vào sâu hơn, khiến việc loại bỏ chúng càng trở nên khó khăn.

Ngoài ra, bạn cũng không nên tự ý xử trí côn trùng chui vào tai bằng những cách dân gian như: Xông hơi hay hay hơ lá. Làm như vậy có thể khiến côn trùng càng hoảng sợ và chạy sâu vào trong. Những sự thiếu hiểu biết này không những không giết được con vật mà còn khiến bạn có nguy cơ bị thương tật vĩnh viễn suốt đời. Mặt khác, bạn cũng không nên quá lo lắng, hốt hoảng vì điều này có thể kích động khiến côn trùng chui sâu hơn vào trong tai.

Tìm hiểu thêm: Nên ăn uống gì trước và sau khi tiêm vắc xin Covid?

Côn trùng chui vào tai phải làm sao?
Nếu côn trùng chui vào tai gây ra các cơn đau cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt

Côn trùng chui vào tai khi nào cần đi khám?

Bị côn trùng chui vào tai có thể gây cho bạn những tác hại không mong muốn. Nhẹ thì cảm thấy đau, nhức, khó chịu, nghiêm trọng hơn có thể gây chảy máu, thủng màng nhĩ, suy giảm thính lực. Chính vì vậy khi phát hiện côn trùng trong tai bạn cần tiến hành xử lý càng sớm càng tốt và tuyệt đối không được xem nhẹ vấn đề này. Tuy nhiên, bạn cần đến bệnh viện để được các bác sĩ can thiệp xử lý nếu rơi vào những trường hợp sau đây:

  • Nếu côn trùng chui vào tai có kích thước lớn, gây các cơn đau dữ dội, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Bác sĩ sẽ lấy côn trùng ra đúng cách cũng như xử lý những tổn thương do chúng gây ra.
  • Bạn không thể khiến cho côn trùng tự chui ra khỏi tai hay rửa trôi chúng bằng nước tại nhà.
  • Bạn chỉ lấy ra ngoài được các bộ phận nhỏ của côn trùng, phần còn lại vẫn mắc kẹt bên trong tai.
  • Côn trùng chui vào tai gây ra các triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng như: Đau đớn, viêm đau, sốt cao, chảy dịch tai và máu, tai có mùi…

Cách phòng tránh côn trùng chui vào tai

Để hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn khi bị côn trùng chui vào tai, ngoài việc xử lý đúng cách thì phòng tránh tình trạng này cũng là vấn đề bạn cần quan tâm. Những việc làm sau đây có thể giúp bạn hạn chế việc bị côn trùng chui vào tai:

  • Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, hãy vệ sinh thường xuyên không gian sống của mình, chú ý sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp, tránh để côn trùng ẩn nấp.
  • Không ngủ trên nền đất, bạn nên ngủ trên giường vì nó vừa rộng rãi lại thoải mái. Nền đất ẩm thấp không thế tránh khỏi các loại côn trùng, chúng có thể đi qua và vô tình chui vào tai của bạn.
  • Cần giặt giũ chăn gối thường xuyên để tránh thu hút côn trùng ghé thăm.
  • Đối với trẻ nhỏ, cần chú ý vệ sinh cơ thể, thay quần áo sạch sẽ cho bé hàng ngày đặc biệt sau khi bú sữa để hạn chế dụ côn trùng tới. Bên cạnh đó, cần cho bé vui chơi ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát.

Côn trùng chui vào tai phải làm sao?

>>>>>Xem thêm: Mãn kinh xong có kinh lại do nguyên nhân gì? Có nguy hiểm không?

Chú ý môi trường sống sạch sẽ và vệ sinh thường xuyên để phòng tránh côn trùng chui vào tai

Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn đã bỏ túi cho mình cách nhận biết và xử trí hiệu quả khi bị côn trùng chui vào tai. Một số loại côn trùng như: Muỗi, kiến, ruồi… có thể chui vào tai khi bạn đang ngủ hay đang đi đường. Đặc biệt trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có nguy cơ bị côn trùng tấn công nhiều hơn người lớn và dễ tổn thương nghiêm trọng nếu điều trị sai cách. Do đó, bạn cần lưu ý đến các dấu hiệu có côn trùng mắc kẹt trong tai để có thể kịp thời xử lý hoặc đến bệnh viện điều trị sớm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *