Đau cơ háng là một trong những tình trạng khá thường gặp trong cuộc sống. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu ngay những cách làm giảm đau cơ háng vô cùng hiệu quả có thể thực hiện tại nhà một cách đơn giản và nhanh chóng.
Bạn đang đọc: Cách làm giảm đau cơ háng nhanh chóng tại nhà ai cũng nên biết
Đau cơ háng là tình trạng có thế ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bị chấn thương. Bởi lẽ đau cơ háng sẽ gây ra sự khó khăn trong di chuyển, cử động và đặc biệt là khi đi lại. Chính vì vậy, hãy cùng khám phá ngay những cách làm giảm đau cơ háng hiệu quả và đơn giản tại nhà thông qua bài viết này để góp phần mang lại sự thoải mái, linh hoạt cho cuộc sống hàng ngày của người gặp chấn thương.
Đau cơ háng là gì? Ai có thể mắc phải?
Đau cơ háng là một chấn thương ở vùng cơ háng tương đối phổ biến, có thể ảnh hưởng đến việc vận động, đi lại, di chuyển hay thậm chí là cả việc đứng bình thường của người bệnh. Đau cơ háng có thể gây ra các triệu chứng như đau, khó chịu ở vùng thắt lưng và thậm chí có thể lan xuống mông, đùi hoặc chân. Đau cơ háng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như do chấn thương, căng cơ hoặc do các bệnh lý khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp hay một số bệnh lý về cơ, xương, khớp khác.
Đau cơ háng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng ở mọi độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên những người trung niên, người cao tuổi hoặc những người thường xuyên vận động, tập luyện quá sức hay những người có các bệnh lý nền về xương, khớp sẽ là những đối tượng có nguy cơ gặp phải tình trạng đau cơ háng cao hơn so với người bình thường.
Nguyên nhân gây đau cơ háng
Như những chia sẻ trên, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây tình trạng đau cơ háng. Tuy nhiên, dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản gây nên chấn thương này mà các bạn có thể tham khảo:
- Do chấn thương: Các chấn thương do tai nạn, vận động mạnh hay tập luyện quá sức có thể gây tổn thương các cơ, dây chằng ở vùng thắt lưng và gây đau cơ háng.
- Căng cơ: Căng cơ do vận động sai tư thế, mang vác nặng cũng có thể gây đau cơ háng.
- Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí bình thường và chèn ép lên các dây thần kinh. Thoát vị đĩa đệm có thể gây đau vùng thắt lưng, tê bì chân và đặc biệt là đau cơ háng.
- Bệnh lý thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là tình trạng khớp bị lão hóa, các sụn khớp bị bào mòn khiến xương cọ xát vào nhau. Thoái hóa khớp có thể gây đau cơ háng và cứng khớp.
- Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác cũng có thể gây đau cơ háng, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.
Tìm hiểu thêm: Ăn gì tốt cho bà bầu? Phụ nữ mang thai cần nhu cầu dinh dưỡng như thế nào?
Các cách làm giảm đau cơ háng tại nhà
Nếu bị đau cơ háng mà chưa thể di chuyển tới ngay các cơ sở y tế để được điều trị thì các bạn cũng đừng lo lắng bởi có rất nhiều cách để làm giảm đau cơ háng tại nhà mà chúng ta có thể thực hiện. Dưới đây là một số cách được áp dụng khá phổ biến mà các bạn có thể tham khảo:
- Chườm nóng: Chườm nóng sẽ giúp tăng lưu thông máu, giảm viêm và giảm đau. Các bạn có thể chườm nóng bằng túi chườm nóng, chai nước nóng hoặc đắp khăn ấm vào vùng cơ háng để giảm đau. Thời gian chườm mỗi lần khoảng 20 phút, mỗi ngày làm 2 – 3 lần.
- Chườm lạnh: Chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng và đau. Các bạn có thể chườm lạnh bằng túi chườm đá hoặc khăn lạnh. Thời gian chườm lạnh mỗi lần khoảng 15 phút, mỗi ngày 4 – 6 lần. Cần lưu ý, tuyệt đối không được dùng đá lạnh để chườm trực tiếp lên da vì có thể gây tình trạng bỏng lạnh vô cùng nguy hiểm.
- Dùng thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau có thể giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động cho người bị đau cơ háng. Tuy nhiên, hãy nhớ các bạn chỉ được dùng thuốc giảm đau tại nhà theo chỉ định của bác sĩ và không được tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định hay hướng dẫn của các chuyên gia y tế.
Nếu cơn đau kéo dài hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng thì các bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng cách, kịp thời.
>>>>>Xem thêm: FPT Long Châu hợp tác chiến lược với Tập đoàn IHH Healthcare Singapore để đưa y học tiên tiến đến gần hơn với người Việt
Cách phòng ngừa đau cơ háng
Để phòng ngừa tình trạng đau cơ háng, các bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của cơ bắp, từ đó giúp giảm đau cơ háng và ngăn ngừa tái phát. Các bạn nên bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng và tăng dần cường độ khi cơ thể đã quen. Một số bài tập giúp giảm đau cơ háng mà các bạn có thể tham khảo như các bài tập duỗi cơ sẽ giúp kéo dài, thư giãn các cơ bị căng, giảm đau và cải thiện phạm vi chuyển động hay các bài tập yoga sẽ giúp tăng cường sức mạnh, độ dẻo dai và sự linh hoạt của cơ thể rất hiệu quả. Trong yoga có nhiều bài tập giúp giảm đau cơ háng rất tốt như tư thế con mèo, tư thế con bò hay tư thế rắn hổ mang. Bơi lội cũng là môn thể thao giúp giảm đau và tăng cường sức khỏe tổng thể rất tốt.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì thì hãy giảm cân để giảm áp lực lên cột sống.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc là phương pháp rất hiệu quả để giúp cơ thể phục hồi và giảm đau.
- Giữ đúng tư thế di chuyển: Khi ngồi, đứng và đi lại các bạn nên giữ cột sống thẳng để giảm căng thẳng cho cơ bắp. Đồng thời nên tránh các hoạt động gây đau hoặc làm tổn thương xương sống chẳng hạn như mang vác nặng, ngồi hoặc đứng lâu vì chúng cũng có thể gây đau cơ háng và nhiều bệnh lý về xương khớp khác.
Trên thực tế có rất nhiều cách để làm giảm đau cơ háng tại nhà. Các bạn có thể áp dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả tốt nhất. Hy vọng với những chia sẻ này của chúng tôi các bạn đã có thêm nhiều kiến thức thú vị và bổ ích về tình trạng đau cơ háng.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:đau cơ bắpviêm cơCơ xương khớp