Nấm bờm sư tử (còn gọi là nấm hầu thủ hoặc yamabushitake) có nguồn gốc từ Nhật Bản, tên khoa học là hericium erinaceus. Với nhiều hoạt chất sinh học quý, loại nấm này đã mang đến giá trị vàng đối với sức khỏe con người.
Bạn đang đọc: Nấm bờm sư tử: Công dụng và giá trị “vàng” đối với sức khỏe
Theo Y học cổ truyền, nấm bờm sư tử là một trong những dược liệu quý hiếm dùng để điều trị bệnh. Thành phần của nấm có chứa các chất dinh dưỡng giúp chống lại oxy hóa, hạ đường huyết và điều hòa lipid. Ngoài ra, nấm này còn được nghiên cứu và sử dụng trong Tây y. Mời bạn theo dõi tiếp bài viết để nắm bắt rõ hơn thông tin về loại nấm này.
Tìm hiểu chung về nấm bờm sư tử
Nấm bờm sư tử còn được gọi với tên khác là nấm đầu khỉ, nấm lông nhím hoặc nấm hầu thủ. Theo y học cổ truyền, nấm này là dược liệu quý thuộc chi Hericium. Quả thể có dạng hình cầu, màu trắng vàng nhạt, đường kính khoảng 5 – 40cm và mọc thành cụm. Phía trên mũ nấm có các gai mềm màu trắng rũ xuống, độ dài từ 1 – 5cm. Khi quả thể già sẽ chuyển dần sang màu vàng nâu. Bào tử của nấm bờm sư tử cũng có màu trắng.
Nấm bờm sư tử xuất hiện chủ yếu ở Bắc Mỹ, châu Âu (Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha) và châu Á (Nhật Bản, Ấn Độ, Borneo, Trung Á). Chúng được tìm thấy ở trên các cây gỗ mục như cây sồi và cây cử.
Nấm hầu thủ có các acid béo không bão hòa hàm lượng cao giúp phòng chống bệnh tim mạch và ung thư. Đây còn là nguồn khoáng chất phong phú khi có Ge – kim loại hiếm có chứa hoạt tính chống ung thư.
Thành phần nấm này còn chứa các loại vitamin B1, vitamin B2, Niacin và vitamin A1,… Đặc biệt là Pro Vitamin D có thể chuyển hóa sang vitamin D2 khi được làm khô hoặc chuyển hóa thành Calci hỗ trợ chống loãng xương. Với hàm lượng chất béo cao và năng lượng thấp, nấm này thích hợp dùng cho người ăn kiêng nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
Nấm bờm sư tử có công dụng thế nào?
Nấm hầu thủ sở hữu những công dụng bất ngờ đối với sức khỏe con người như giảm viêm, ngăn ngừa ung thư, cải thiện hệ tiêu hóa,…
Tăng cường chức năng não
Nấm này có khả năng tác động đến tế bào ở não, các chức năng liên quan làm ảnh hướng đến bệnh thoái hóa thần kinh. Nấm bờm sư tử giúp tăng cường phát triển thần kinh não bộ hoặc cơ quan liên quan và làm chậm quá trình thoái hóa tế bào ở não. Sự thoái hóa này sẽ gây ra bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.
Cải thiện hệ miễn dịch và hệ tiêu hoá
Nấm bờm sư tử hỗ trợ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng do hàm lượng polysaccarit bên trong. Ngoài ra, nhờ đặc tính kháng viêm tốt, nấm còn giúp cải thiện về tiêu hóa và dạ dày (viêm dạ dày, viêm ruột).
Giảm viêm
Năm 2015, theo nghiên cứu tại Nhật Bản, nấm bờm sư tử giúp làm giảm viêm trong mô mỡ. Tình trạng viêm mô mỡ được xem là yếu tố chủ yếu gây ra hội chứng chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, loét dạ dày hoặc loét ruột.
Phòng ngừa ung thư
Theo một số nghiên cứu, nấm bờm sư tử có tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Các hợp chất trong nấm có khả năng ức chế, làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư. Tác dụng này được chứng minh với một số loại tế bào ung thư như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng và ung thư máu.
Tuy nhiên, tác dụng chống ung thư của nấm bờm sư tử chưa được thử nghiệm trên con người nên cần được nghiên cứu thêm.
Bảo vệ tim mạch và hỗ trợ tuần hoàn máu
Nấm bờm sư tử giúp hỗ trợ và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Một số nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ nấm đầu khỉ có khả năng giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Đặc biệt là công dụng ngăn ngừa máu đông và giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng bé 9 tháng tuổi hay bị nôn trớ
Chất chống oxy hoá
Các phần tử trong nấm có khả năng chống lại oxy hóa, giảm stress và chữa lành vết thương. Chất chống oxy hóa này có thể hỗ trợ triệu chứng bệnh như sau.
- Phòng ngừa loãng xương;
- Bảo vệ và hạn chế gan tổn thương do bia rượu;
- Làm chậm quá trình lão hóa ở da;
- Cải thiện sức khỏe tổng thể;
- Hỗ trợ giấc ngủ;
- Giảm trầm cảm và lo lắng.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Theo một nghiên cứu trên động vật vào năm 2013, nấm hầu thủ giúp cải thiện lượng đường trong máu, độ nhạy của insulin và một số triệu chứng tiểu đường khác.
Sử dụng nấm bờm sư tử đúng cách
Nấm bờm sư tử có thể sử dụng tươi hoặc khô. Người dùng có thể sử dụng thực phẩm này như loại trà uống, món ăn tùy vào nhu cầu sử dụng:
Nấu nước uống
Thành phần: 10g nấm bờm sư tử và 10g nấm linh chi dạng lát mỏng với 1 lít nước sôi.
Cách dùng: Đun sôi và tắt bếp khi nước ngả màu nâu vàng. Những người bị bệnh dạ dày có thể sử dụng hai lần 1 tuần.
Dùng làm trà đặc
Nấm bờm sư tử có thể thưởng thức như một loại trà hàng ngày giúp hỗ trợ tốt cho sức khỏe. Trên thị trường hiện nay, nấm này còn được làm dưới dạng bột hoặc trà túi lọc. Ngoài dạng bột, nấm có thể chế biến thủ công, phơi khô và dùng tương tự trà thông thường.
Dùng chế biến món ăn
Nấm bờm sư tử còn dùng làm món ăn hàng ngày. Mùi vị béo ngậy, kết hợp với các nguyên liệu khác để xào thịt, gà hầm nấm, nấm lăn bột,…
Lưu ý quan trọng khi dùng nấm bờm sư tử
Việc sử dụng nấm bờm sư tử để hỗ trợ điều trị bệnh nên được bác sĩ tư vấn và chỉ định dùng phù hợp với từng tình trạng bệnh. Nếu dùng sai cách hoặc sai đối tượng, nấm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Hậu môn nổi mụn thịt: Nguyên nhân và cách điều trị
Dưới đây là các đối tượng cần lưu ý khi dùng nấm bờm sư tử:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên dùng theo khuyến cáo của bác sĩ.
- Khi đang uống cùng với các loại thuốc khác.
- Người dị ứng với các chất của cây nấm hầu thủ.
- Người mắc chứng rối loạn hoặc các bệnh lý khác.
- Người thường bị dị ứng thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật.
Độ an toàn của nấm bờm sư tử thế nào?
Khi được chỉ định từ chuyên gia về liều lượng phù hợp, nấm bờm sư tử có thể an toàn sử dụng trong thời gian ngắn hạn như một loại thực phẩm hỗ trợ điều trị.
Bệnh tiểu đường
Nấm bờm sư tử giúp giảm thiểu lượng đường trong máu. Bệnh nhân nên theo dõi dấu hiệu lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) khi bị bệnh tiểu đường và khi sử dụng nấm bờm sư tử.
Phẫu thuật
Công dụng của nấm là làm chậm đông máu. Điều này sẽ làm chảy máu trong của bệnh nhân sau khi phẫu thuật. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên ngừng dùng nấm trong khoảng 2 tuần.
Nấm bờm sư tử được ví là loại dược liệu quý trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Tuy nấm cung cấp các tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe nhưng trước khi sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh, bạn nên lưu ý tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Chúc bạn sức khỏe.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm