Tụ máu ngoài phúc mạc là tình trạng tổn thương nghiêm trọng đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tụ máu ngoài phúc mạc. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ đưa ra một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về tụ máu ngoài phúc mạc
Chấn thương tụ máu ngoài phúc mạc là biến chứng phổ biến của chấn thương vùng bụng hoặc vùng chậu có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
Thế nào là tụ máu ngoài phúc mạc
Phúc mạc là màng thanh mạc lớn nhất trong cơ thể người có vai trò bao bọc tất cả các cơ quan trong ổ bụng và hố chậu. Tụ máu ngoài phúc mạc là biến chứng của chấn thương vùng bụng hoặc vùng chậu. Đây là một biến chứng nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tụ máu ngoài phúc mạc sau chấn thương bụng là tình trạng phổ biến nhất. Theo thống kê, trên 30% chấn thương bụng xuyên thấu và 44% – 80% chấn thương bụng kín có biến chứng tụ máu ngoài phúc mạc với tỷ lệ tử vong từ 18% – 60%.
Xuất huyết sau phúc mạc do chấn thương có tỷ lệ tử vong cao, với tỷ lệ chung khoảng 18%. Người bệnh có thể gặp các biến chứng như hạ huyết áp, giảm thể tích máu, sốc, nhồi máu cơ tim, tổn thương gan cấp tính, hoạt tử ruột,…
Tụ máu ngoài phúc mạc có các triệu chứng không đặc hiệu, rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác khiến việc chẩn đoán rất khó khăn. Những triệu chứng khi bệnh nhân bị tụ máu bao gồm:
- Đau bụng;
- Chướng bụng;
- Đau lưng, đau khối cơ bụng hoặc đau hạ sườn nghiêm trọng;
- Buồn nôn, nôn ói;
- Đổ mồ hôi lạnh;
- Đi tiểu ra máu;
- Bầm tím phần hông;
- Liệt dây thần kinh đùi, cơn đau lan xuống háng hoặc xương chậu.
Nguyên nhân dẫn đến tụ máu ngoài phúc mạc
Một số nguyên nhân phổ biến gây tụ máu ngoài phúc mạc bao gồm:
- Nguyên nhân tự phát sau chấn thương vùng bụng hoặc vùng chậu. Chảy máu tự phát thường bắt nguồn từ khoang cạnh thận và lan đến mô trước phúc mạc, vùng xương chậu và cơ thành bụng.
- Nguyên nhân thứ phát do vỡ phình động mạch chủ, vỡ khối u, do biến chứng sau phẫu thuật,…
- Chảy máu xảy ra do chấn thương và sau khi lan đến khoang dưới màng, tình trạng trở nên khó kiểm soát.
- Vỡ phình động mạch chủ bụng giới hạn ở khoang sau của thận trái dẫn đến xuất huyết.
- Máu chảy trực tiếp từ tĩnh mạch chủ dưới vào khoang sau thận phải.
- Biến chứng khi sử dụng thuốc chống đông máu.
- Vỡ thai ngoài tử cung.
Tụ máu ngoài phúc mạc chẩn đoán như nào?
Việc chẩn đoán tụ máu ngoài phúc mạc dựa trên lâm sàng rất khó khăn bởi các biểu hiện thường tương tự với các bệnh lý khác. Lúc này, để xác nhận chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng. Chụp CT và siêu âm chấn thương (FAST) đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá các cơ quan sau phúc mạc, hỗ trợ chẩn đoán tụ máu ngoài phúc mạc do chấn thương.
Trong một số trường hợp, siêu âm không thể phát hiện chính xác mức độ hoặc vị trí tổn thương nội tạng. Vì siêu âm kém nhạy hơn trong việc chứng minh trực tiếp tổn thương ở bụng. Do đó, những bệnh nhân có huyết động ổn định, chẩn đoán siêu âm âm tính và có nghi ngờ lâm sàng cao về chấn thương bụng nên được chụp CT để xác nhận chẩn đoán.
Mặc dù chụp CT có nhiều ưu điểm nhưng có nhiều yếu tố như kích thước và vị trí của khối máu tụ, kinh nghiệm của bác sĩ và độ phân giải của CT có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của chẩn đoán. Lúc này, chụp CT đa lát cắt và chụp động mạch là xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán tụ máu ngoài phúc mạc.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân khiến cao răng tự vỡ và những điều cần lưu ý
Điều trị tụ máu ngoài phúc mạc
Điều trị phẫu thuật
Trong trường hợp tụ máu ngoài phúc mạc do nguyên nhân từ vết thương xuyên thấu, hầu hết các khối máu tụ sau phúc mạc có thể đi kèm với các vết thương nội tạng ở bụng và cần tiến hành phẫu thuật nội soi thăm dò ngay lập tức.
Trong trường hợp tụ máu ngoài phúc mạc do nguyên nhân từ vết thương kín, khi không thể chẩn đoán rõ ràng về tổn thương nội tạng bằng các xét nghiệm thông thường, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng lâm sàng của khối máu tụ để ra quyết định thực hiện phẫu thuật mở bụng thăm dò hay không. Khi khối máu tụ càng lớn thì việc phẫu thuật thăm dò càng cần thiết.
>>>>>Xem thêm: Vì sao ăn mặn bị nhức đầu? Dấu hiệu sức khỏe và biện pháp xử trí khi cơ thể dư thừa muối
Tụ máu ngoài phúc mạc thường là kết quả của tổn thương tá tràng, tuyến tụy hoặc các mạch máu lớn. Sự hiện diện của các dấu hiệu và triệu chứng tiến triển, nồng độ amylase tăng cao trong máu và nước tiểu, có khí tự do trong phúc mạc và tụ dịch quanh tá tràng hoặc quanh tụy cho thấy có khả năng tổn thương tá tràng hoặc tuyến tụy, cần phải phẫu thuật nội soi thăm dò.
Loại tụ máu sau phúc mạc phổ biến nhất nằm ở vùng xương chậu và nguyên nhân chủ yếu là do gãy xương chậu. Sau khi được hồi sức tích cực và ổn định vùng chậu, máu có thể ngừng chảy, nhưng một số bệnh nhân có thể gặp tình trạng mất ổn định huyết động kéo dài. Tuy nhiên, phẫu thuật thăm dò rất quan trọng khi khối máu tụ sau phúc mạc có liên quan đến tổn thương trực tràng, bàng quang hoặc các cơ quan khác.
Điều trị bảo tồn
Khối máu tụ ngoài phúc mạc trong các tình trạng sau đây có thể được điều trị bảo tồn mà không cần phẫu thuật:
- Các khối máu tụ ổn định không gây tổn thương các cơ quan khu vực trung tâm sẽ được điều trị bảo tồn. Tụ máu ngoài phúc mạc ở vùng bên được đánh giá không cần thiết phải thực hiện phẫu thuật khẩn cấp.
- Tụ máu ngoài phúc mạc do chấn thương kín có thể điều trị bảo tồn mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu khối máu tụ phát triển nhanh chóng, có nguy cơ vỡ thì đó được coi là trường hợp khẩn cấp không thể điều trị bảo tồn. Đối với khối máu tụ cạnh đại tràng, nên thực hiện phẫu thuật nội soi thăm dò để tránh bỏ sót tổn thương đại tràng.
Tụ máu ngoài phúc mạc là tình trạng tổn thương nguy cấp, đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu sau một chấn thương vùng bụng hoặc xương chậu bạn cảm thấy đau bụng thì hãy đến bệnh viện để thăm khám vì có thể bạn đang bị tụ máu ngoài phúc mạc.
Xem thêm:
Bệnh Hemophilia (máu khó đông) có nguy hiểm không?
Rối loạn đông máu là gì? Những điều cần biết về rối loạn đông máu
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm