Cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết nữ chính xác

Cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết nữ chính xác

Thực hiện xét nghiệm nội tiết là một phương pháp khá phổ biến hiện nay. Nhưng cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết chính xác lại không được quan tâm đến nhiều. Vậy đọc kết quả xét nghiệm thế nào cho đúng?

Bạn đang đọc: Cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết nữ chính xác

Cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết đơn giản và hiệu quả không phải ai cũng biết đến. Nhà thuốc Long Châu sẽ hướng dẫn cách đọc kết quả dành cho chị em thực hiện xét nghiệm nội tiết trong bài viết dưới đây.

Tổng quát về xét nghiệm nội tiết nữ

Xét nghiệm nội tiết nữ là phương pháp dùng để đánh giá sự cân bằng hormone và chức năng nội tiết trong cơ thể phụ nữ. Các loại xét nghiệm bao gồm đo lường hormone như: Estrogen, progesterone, testosterone, prolactin, FSH, LH và xét nghiệm AMH. Những thông tin này giúp bác sĩ đưa ra đánh giá về chu kỳ kinh nguyệt, chức năng tình dục, sức khỏe thai nghén và các vấn đề nội tiết khác, từ đó hỗ trợ trong chẩn đoán, quản lý các tình trạng liên quan đến nội tiết nữ.

Nội tiết tố nữ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi thói quen, sinh hoạt hàng ngày, nên việc rối loạn nội tiết tố nữ thường xuyên xảy ra nhưng nếu nhận thấy bạn đang trong tình trạng rối loạn nội tiết tố cần đến gặp bác sĩ để cân nhắc việc thực hiện các loại xét nghiệm để có hướng điều trị phù hợp.

Cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết nữ chính xác -1

Xét nghiệm nội tiết nữ là phương pháp dùng để đánh giá sự cân bằng hormone ở phụ nữ

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm nội tiết?

Có nhiều lý do khiến bác sĩ có thể đề xuất bệnh nhân thực hiện xét nghiệm nội tiết nữ. Dưới đây là một số trường hợp có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm này:

  • Vấn đề về rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt không đều, quá nhiều hoặc quá ít máu. Chu kỳ ngắn hoặc dài hơn bình thường, có các biểu hiện lạ trong chu kỳ. Những vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt thường khiến chị em lo lắng và đề nghị bác sĩ cho phép thực hiện xét nghiệm nội tiết.
  • Vấn đề liên quan đến việc mang thai: Thực hiện xét nghiệm nội tiết để hỗ trợ đánh giá tình trạng thai kỳ và dự trữ trứng (AMH). Đánh giá chức năng tuyến yên và tình trạng nội tiết trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Kể cả đối tượng khó có con, nghi ngờ vô sinh cũng sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm.
  • Người có nghi ngờ, có chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Phụ nữ có các triệu chứng như chu kỳ kinh nguyệt không đều, tăng cân, tăng mọc tóc thường được bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm để xác định hội chứng buồng trứng đa nang có đang diễn ra hay không.
  • Theo dõi liệu pháp điều trị hormone: Đối với những người đang sử dụng hormone trong điều trị như hormon thay thế sau mãn kinh hoặc điều trị vô sinh sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm nội tiết định kỳ để xác định hiệu quả, đáp ứng của hormone thay thế.

Tìm hiểu thêm: Bị tiêu chảy nên làm gì? Những cách giúp trị tiêu chảy hiệu quả

Cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết nữ chính xác -2
Bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm nội tiết từ nhiều nguyên nhân

Cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết nữ chính xác

Vì xét nghiệm nội tiết nữ là một loạt các xét nghiệm. Nên để hiểu đơn giản thì cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết gồm những điều cơ bản như sau:

  • Hormone estrogen: Ở chỉ số này, estradiol thường là chỉ số xét nghiệm thường gặp nhất. Chỉ số bình thường của estradiol thường được đo vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt. Khoảng giá trị của chỉ số estradiol khi cơ thể bình thường là từ 46 – 607 pmol/L. Nếu nằm ngoài khoảng này thì bạn có thể đã gặp phải rối loạn nội tiết tố.
  • Hormone progesterone: Được đo để đánh giá sự cân bằng giữa estrogen và progesterone, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt. Khoảng progesterone có trong máu bình thường nằm từ 0.67 – 4/6 nmol/L.
  • Chỉ số hormone FSH: Dựa vào FSH có thể dự đoán được thời điểm rụng trứng và tình trạng hiện tại của buồng trứng. FSH bình thường nằm trong khoảng 3.5 – 12.5 mIU/mL. Đặc biệt, FSH thường tăng trong máu của người có nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Nếu nồng độ FSH thấp thì thường gặp hơn ở người có tình trạng tăng sinh tuyến thượng thận, vùng dưới đồi bất thường,…
  • Chỉ số hormone LH: Nồng độ LH trong cơ thể đạt đỉnh vào giữa chu kỳ kinh nguyệt từ đó gây rụng trứng, đây là hormone kích thích tiết ra progesterone trong cơ thể. Nồng độ LH cũng thường được đo vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt/ Chỉ số bình thường của hormone LH trong giai đoạn thể nang là 2.4 – 12.6 mIU/mL.
  • Chỉ số prolactin: Prolactin có thể ảnh hưởng đến tình trạng vô sinh ở nữ, kết quả thông thường của prolactin trong cơ thể là 127 – 627 μU/mL. Tuy nhiên, không phải chỉ số prolactin chỉ tăng trong tình trạng có bệnh lý. Prolactin có thể tăng do kích thích núm vú, bị căng thẳng, sau giao hợp, sau bữa ăn,… Vậy nên cần thông báo cho bác sĩ trước những trường hợp này để bác sĩ đọc kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
  • Chỉ số hormone AMH: Đây là hormone được đề nghị trở thành dấu ấn sinh học cho chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang. Ngoài ra, chỉ số hormone AMH giúp dự đoán thời gian mãn kinh chính xác. Nồng độ bình thường của hormone AMH là 2 – 6.8 ng/ml.

Nếu có tình trạng giảm kết hợp chỉ số FSH và LH thì có thể nghi ngờ đến tình trạng giảm chức năng tuyến sinh dục, rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng đa nang, hội chứng mãn kinh,….

Cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết nữ chính xác -3

>>>>>Xem thêm: Bị dị ứng có nên tắm không, trường hợp nào không nên tắm?

Cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết nữ cần được hướng dẫn cụ thể

Cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết nữ là so sánh kết quả của bạn với giá trị bình thường được khuyến cáo. Nhưng lưu ý, cần có sự can thiệp của bác sĩ khi đọc xét nghiệm vì không phải hormone nào vượt ra khỏi vùng giá trị bình thường đều nguy hiểm đến sức khỏe.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Nội tiếtCân bằng nội tiếtRối loạn nội tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *