Dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn là một trong những giải pháp được nhiều y bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân để duy trì sự sống và sức khỏe. Tuy nhiên đối với từng trường hợp bệnh nhân bác sĩ sẽ có các phác đồ điều trị khác nhau, nhưng không phải bất cứ ai cũng có kiến thức và những cái nhìn nhất định cho việc truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Vậy dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn là như thế nào?
Bạn đang đọc: Dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn là như thế nào?
Dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn được hiểu nôm na là cách truyền dinh dưỡng vào cơ thể con người thông qua đường tĩnh mạch. Các bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh và khả năng hấp thu dinh dưỡng của bệnh nhân và đưa ra các hướng điều trị thích hợp. Vậy dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn là gì?
Tổng quan về dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch
Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch là quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách đưa qua hệ thống tuần hoàn máu thông qua con đường tĩnh mạch, thay vì đưa vào bằng đường tiêu hóa. Phương pháp này được các bác sĩ áp dụng cho trường hợp bệnh nhân không thể hoặc không có khả năng hấp thu dinh dưỡng thông qua ăn uống hay đường tiêu hóa.
Hiện nay, dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch được xem như phương pháp phổ biến giúp cho người bệnh có hấp thụ những chất dinh dưỡng cần thiết mà không cần ăn uống. Phương pháp này có thể sử dụng tạm thời hoặc dài hạn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Các chất dinh dưỡng được sử dụng trong phương pháp này có thể là protein, lipid hoặc các chất vi lượng… Các bác sĩ thường chọn tĩnh mạch để đưa các chất này vô cơ thể vì ở vùng tĩnh mạch có lượng máu lớn nên các chất dinh dưỡng cũng từ đó mà hòa tan, tránh tình trạng gây kích thích vùng tĩnh mạch.
Dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn (TPN) là gì?
Dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần là loại dinh dưỡng tĩnh mạch giúp cung cấp cho cơ thể lượng dinh dưỡng cần thiết hằng ngày. Người bệnh có thể sử dụng dinh dưỡng TPN ngay tại nhà thông qua các hướng dẫn bởi bác sĩ.
Các bác sĩ sẽ gợi ý cho người bệnh các loại dinh dưỡng tĩnh mạch để phù hợp với sức khỏe hiện tại của người bệnh. Riêng với dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch toàn phần (TPN) được sử dụng cho những người không thể sử dụng hệ tiêu hóa của mình để hấp thu dinh dưỡng. Các bác sĩ sẽ thường áp dụng khi bệnh nhân gặp khó khăn khi tiêu hóa thức ăn thông qua hệ tiêu hóa hay tránh sử dụng hệ tiêu hóa để phục hồi bệnh.
Lượng dinh dưỡng có trong TPN sẽ bao gồm 30 đến 40 ml/kg/ngày, khoảng 30 đến 35 kcal/kg/ngày và các chất dinh dưỡng khác hỗ trợ cho hoạt động sống của cơ thể. Đối với các bệnh nhân là trẻ em thì nhu cầu dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần sẽ khác nhau. Mức độ dinh dưỡng có thể nhiều hơn, khoảng 120 kcal/kg/ngày.
Các mức độ dinh dưỡng phù hợp dành cho mỗi loại bệnh khác nhau:
- Người có chức năng thận kém phải chạy thận: Cần giảm protein và axit amin có tỷ lệ thiết yếu cao
- Người suy tim: Hạn chế chất lỏng đưa vào cơ thể ở mức tối thiểu.
- Người suy hô hấp: Dinh dưỡng truyền vào cơ thể không nên chứa protein để tránh tình trạng carbon dioxide sản sinh chuyển hóa thành carbohydrate.
- Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh: Nồng độ dextrose ở mức 17 – 18%.
Đối tượng chỉ định và chống chỉ định dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn
Đối tượng chỉ định
Không phải bất cứ trường hợp bệnh nhân nào bác sĩ cũng sẽ chỉ định phương pháp dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn. Bác sĩ sẽ có chỉ định nuôi bệnh nhân bằng phương pháp dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn đối với các trường hợp bệnh có đường tiêu hoá không hoạt động hoặc những người mắc chứng rối loạn yêu cầu ruột và cần nghỉ ngơi hoàn toàn như:
- Người viêm loét đại tràng.
- Người bị tắc ruột.
- Trẻ em mắc chứng rối loạn tiêu hóa nặng.
- Hội chứng ruột ngắn do phẫu thuật.
Đối tượng chống chỉ định
Việc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch sẽ chống chỉ định khi:
- Bệnh nhân không thể đặt ống tĩnh mạch ở vị trí tĩnh mạch trung tâm.
- Người bị bệnh liên quan đến huyết khối, đường huyết hay dị dạng ở tĩnh mạch.
- Người không đồng ý với phương pháp này.
- Người đang trong tình trạng tuyệt vọng.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng Yuan-Harel-Lupski là gì? Những điều cần biết
Các biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch
Bệnh nhân có thể gặp các biến chứng sau đây nếu thực hiện phương pháp nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch:
- Biến chứng nhiễm trùng có thể chiếm hơn 50% bệnh nhân.
- Gây nên rối loạn các chức năng về gan khiến gan to, đau gan… Thường gặp ở trẻ sơ sinh cho gan chưa phát triển như người trưởng thành.
- Xuất hiện bất thường do tăng giảm đột ngột của lượng glucose trong máu.
- Bất thường trong chất điện giải và chất khoáng trong huyết thanh.
- Biến chứng ở túi mật gây viêm túi mật, sỏi mật hay nặng hơn việc mật ứ trong thời gian dài.
- Phản ứng bất ngờ với lipid có thể khiến men gan tăng cao, tiểu cầu giảm, bạch cầu giảm…
>>>>>Xem thêm: Cấu tạo, chức năng và hoạt động của cơ tim
Có thể thấy dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn đem lại rất nhiều lợi ích cho người không có khả năng tiêu hóa thức ăn bằng đường tiêu hóa nhưng vẫn muốn đáp ứng lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nhân có thể chống chỉ định với phương pháp này. Chính vì vậy bạn cần tham khảo và thảo luận kỹ với bác sĩ trước khi thực hiện truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm