Do ít được nhắc đến nên nhiều người sẽ không biết manh tràng là gì, vị trí nằm ở đâu cũng như các bệnh thường gặp có liên quan đến manh tràng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ quan mạnh tràng cũng như cách phòng tránh các bệnh ở mạch tràng.
Bạn đang đọc: Manh tràng là gì? Các bệnh ở manh tràng thường gặp và cách phòng tránh
Manh tràng là một trong những cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa chúng ta. Nếu manh tràng bị viêm chúng ta cần đi điều trị sớm vì chữa trị chậm trễ sẽ khiến chúng ta gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.
Manh tràng là gì? Nằm ở đâu?
Trong cơ thể chúng ta, manh tràng chính là một phần của trực tràng. Cơ quan này là đoạn to nhất nhưng lại ngắn nhất đại tràng. Ở người lớn, bộ phận manh tràng sẽ có chiều rộng khoảng 7cm, trong khi đó chiều dài vào khoảng 6cm.
Nằm ở hố chậu phải, phía dưới của hồi tràng và đổ vào phía bên của ruột già, manh tràng có hình dáng rất dễ nhận ra vì trông giống như một chiếc túi hình tròn.
Manh tràng có cấu tạo được phân theo cấu trúc, gồm ba phần là mặt trước, mặt sau và phần đầu. Cụ thể:
Phần đầu manh tràng
Phần đầu manh tràng là đoạn đầu tiên dài khoảng 10cm, thường chứa một đoạn ruột nhỏ gọi là ruột thừa. Ruột thừa rất dễ bị viêm hoặc tắc nghẽn nếu có sạn hoặc sỏi rơi vào ruột thừa trong quá trình tiêu hóa.
Phần mặt trước manh tràng
Tiếp xúc với thành bụng trước, phần mặt trước manh tràng có thể bị chen ngang bởi các quai ruột non và mạc nối lớn. Manh tràng được bọc trong phúc mạc và được nối vào xương chậu thông qua liên kết mô lỏng lẻo.
Phần mặt sau manh tràng
Phần mặt sau manh tràng tựa trên cơ thắt lưng ở phía bên phải và cơ chậu, được ngăn cách với hai cơ bởi màng và phúc mạc.
Chức năng của cơ quan manh tràng
Manh tràng là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống đường tiêu hóa của con người chúng ta. Là đoạn đầu của bộ phận đại tràng, manh tràng nối liền với đoạn hồi tràng ở phần ruột non. Giữa các manh tràng và hồi manh tràng thường có van hãm để chặn các chất ở trong ruột non sang bộ phận đại tràng quá nhanh, đồng thời ngăn không cho các chất ở đại tràng chảy ngược trở lại bộ phận ruột non.
Mặt khác, chiếc van này còn có nhiệm vụ giữ lại các chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa ở ruột non để đi nuôi dưỡng cơ thể.
Những vấn đề thường gặp ở manh tràng
Viêm manh tràng là bệnh lý đường tiêu hóa, có thể gây tiêu chảy, đau bụng, đau dạ dày, đại tiện ra máu, giảm cân, suy dinh dưỡng,…
Có hai cấp độ của viêm manh tràng gồm:
Viêm manh tràng cấp tính
Bệnh nhân có các biểu hiện sau: Sốt cao từ 39 – 40 độ, buồn nôn, chướng bụng, đau ở vị trí hố chậu sau khi ăn, sau khi đi đại tiện sẽ đỡ đau hơn.
Viêm manh tràng mãn tính
Các dấu hiệu cấp tính của bệnh tái phát liên tục và kéo dài từ 2 – 4 năm. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn gặp phải một số biến chứng như rò rỉ các chất từ hồi tràng vào đại tràng, thủng ruột, tắc ruột, ung thư ruột già,…
Nguyên nhân gây nên các bệnh ở manh tràng
Cho đến nay, y học hiện đại vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây viêm manh tràng. Tuy nhiên có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây viêm và bệnh manh tràng như sau:
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn quá nhiều, ăn không đúng bữa, bỏ bữa, ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,…
- Do các vi khuẩn gây hại Escherichia coli, Bacteroides fragilis Enterobacter aerogenes tồn tại ở ruột già và ruột non.
- Do di truyền.
Người mắc phải bệnh viêm manh tràng nên ăn gì?
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bị viêm manh tràng. Dưới đây là những gợi ý thực phẩm tốt cho người có vấn đề về sức khỏe manh tràng:
Tập trung vào thực phẩm giàu protein
Khi bị viêm manh tràng, bạn nên ưu tiên những thực phẩm nhẹ nhàng cho hệ tiêu hóa, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu. Kết hợp các thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa không chứa lactose vào bữa ăn của bạn sẽ giúp cung cấp nguồn năng lượng ổn định và hỗ trợ cơ thể sửa chữa mô cũng như quá trình chữa bệnh.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu ung thư cổ tử cung di căn đến các cơ quan khác
Sử dụng chất xơ hòa tan
Lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan có thể giúp điều chỉnh nhu động ruột và giảm bớt sự khó chịu cho manh tràng. Bổ sung đậu đen, rau xanh, khoai lang và bột yến mạch vào trong chế độ ăn uống của bạn để tăng cường sức khỏe tiêu hóa và làm dịu chứng viêm manh tràng.
Lựa chọn thực phẩm hấp và luộc
Để dễ tiêu hóa và giảm thiểu kích ứng đường tiêu hóa, bạn nên chế biến thực phẩm bằng các phương pháp nấu nhẹ nhàng như hấp và luộc. Những phương pháp nấu ăn này giúp giữ lại chất dinh dưỡng, đồng thời làm cho thực phẩm dễ tiêu hóa hơn, giảm nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm.
Tránh thực phẩm sống và cay
Mặc dù trái cây và rau sống có thể có lợi cho sức khỏe tổng thể nhưng chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là trong thời gian bị viêm. Tương tự, thức ăn cay có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Bạn nên chọn các loại trái cây và rau quả nấu chín hoặc hấp nhẹ để giảm thiểu cảm giác khó chịu.
Bổ sung nước đầy đủ
Uống nước đầy đủ là điều cần thiết để hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa và thúc đẩy sức khỏe tổng thể. Hãy cố gắng uống nhiều nước trong ngày và cân nhắc việc kết hợp các loại đồ uống nhẹ nhàng như trà thảo dược và nước canh trong vào thói quen của bạn.
Cách phòng tránh các bệnh ở manh tràng
Để phòng tránh viêm manh tràng và các bệnh lý ở manh tràng, ngoài yếu tố di truyền không thể can thiệp thì bạn vẫn có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng một số cách dưới đây thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:
Có chế độ ăn khoa học và hợp lý
- Ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá nhiều, không bỏ bữa.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến, nấu nướng thức ăn.
- Chỉ ăn các thức ăn đã được nấu chín, hạn chế ăn đồ ăn sống, tái, thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, quá lạnh.
- Tăng cường ăn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như rau xanh, hoa quả tươi,…
Rửa tay thường xuyên
Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn, nhất là sau khi tiếp xúc với đất cát, bụi bẩn, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn cơm để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
>>>>>Xem thêm: Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu?
Chế độ sinh hoạt lành lạnh
- Mỗi ngày cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng và ngủ trước 23 giờ đêm.
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi, làm việc quá sức, thức khuya ngủ muộn.
- Kết hợp với tập thể dục hàng ngày giúp bạn luôn có sức khỏe và thể trạng tốt nhất.
Qua việc tìm hiểu manh tràng nằm ở đâu và manh tràng có tác dụng gì, chắc hẳn các bạn đã phần nào hiểu hơn về bộ phận này. Đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa cùng với kết tràng và trực tràng nên khi thấy đau manh tràng hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở bộ phận này, bạn hãy chủ động đến tìm gặp bác sĩ sớm nhất để được chữa trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm