Glocom nhãn áp không cao là gì? Cách nhận biết và phân biệt với các loại Glocom khác

Glocom nhãn áp không cao là gì? Cách nhận biết và phân biệt với các loại Glocom khác

Bệnh Glocom nhãn áp không cao là bệnh lý nguy hiểm về mắt, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa, suy giảm thị lực nghiêm trọng nếu không tiến hành điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về bệnh Glocom nhãn áp không cao, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo thông tin sau.

Bạn đang đọc: Glocom nhãn áp không cao là gì? Cách nhận biết và phân biệt với các loại Glocom khác

Bệnh Glocom nhãn áp không cao là bệnh nguy hiểm về mắt với tỷ lệ mắc bệnh không cao nhưng bạn vẫn cần hết sức thận trọng, không nên chủ quan làm ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt. Trong bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về Glocom nhãn áp không cao.

Thế nào là bệnh Glocom nhãn áp không cao?

Bệnh Glocom (hay Glôcôm) nhãn áp không cao là một hình thái đặc biệt của Glocom góc mở ở mắt, ít gây triệu chứng cụ thể và không gây đau nhức mắt, đau nhức đầu, nhãn áp không cao. Theo các chuyên gia, triệu chứng cơ năng của Glocom nhãn áp không cao duy nhất là tình trạng mờ mắt đột ngột, cũng vì vậy mà thường người bệnh rất ít khi nghi ngờ mình mắc bệnh này. Việc chẩn đoán Glocom nhãn áp không cao cũng trở nên khó khăn hơn bởi bệnh có ít dấu hiệu nhận biết cụ thể, đặc trưng.

Glocom nhãn áp không cao là gì? Cách nhận biết và phân biệt với các loại Glocom khác

Glocom nhãn áp không cao là bệnh lý hiếm gặp ở mắt

Tình trạng Glocom nhãn áp không cao được nhắc đến và mô tả lần đầu tiên bởi Albrecht Von Graefe năm 1857 với nhận định ban đầu là hình thái Glocom góc mở nguyên phát, trong đó người bệnh không có nhãn áp cao.

Theo quan điểm hiện nay thì tình trạng Glocom nhãn áp không cao chỉ đơn giản là bệnh lý thị giác thần kinh mãn tính có sự kết hợp bất thường xảy ra ở đĩa thị, từ đó gây nên những thay đổi thị trường nhưng nhãn áp vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Như vậy sự khác biệt giữa Glocom góc mở nguyên phát và Glocom nhãn áp không cao chỉ là tình trạng nhãn áp cao.

Ai có nguy cơ mắc bệnh Glocom nhãn áp không cao?

Bệnh lý Glocom nhãn áp không cao là bệnh chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi, đa số các bệnh nhân mắc bệnh đều là người trên 50 tuổi với tỷ lệ nữ giới nhiều hơn nam, đặc biệt là bệnh nhân bị xơ hóa tuổi già. Bệnh Glocom nhãn áp không cao có yếu tố nguy cơ chính tăng tỷ lệ mắc bệnh là tình trạng mạch máu như cao huyết áp, bệnh tiểu đường, huyết áp thấp ban đêm, hội chứng gây co thắt mạch, hội chứng migraine, hội chứng raynaud, hội chứng hạ huyết áp khi ngủ,…

Yếu tố gia đình, gen di truyền,… cũng tác động nhất định đến khả năng mắc bệnh Glocom nhãn áp không cao. Nếu gia đình, người thân của bạn có người bị Glocom nhãn áp không cao thì nguy cơ bạn mắc chứng bệnh này cũng cao hơn những người khác.

Các chuyên gia nghiên cứu về Glocom nhãn áp không cao cho biết thêm rằng yếu tố chủng tộc cũng là yếu tố quan trọng quyết định nguy cơ bị Glocom nhãn áp không cao. Cụ thể là người châu Á dễ bị Glocom nhãn áp không cao hơn, người da đen cũng có tỷ lệ mắc Glocom nhãn áp không cao tương đối cao, đặc biệt là người dân Nhật Bản có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều quốc gia khác.

Glocom nhãn áp không cao là gì? Cách nhận biết và phân biệt với các loại Glocom khác

Gen di truyền có ảnh hưởng nhất định đến nguy cơ mắc bệnh

Triệu chứng nhận biết bệnh Glocom nhãn áp không cao

Bệnh lý Glocom nhãn áp không cao thường có diễn biến âm thầm, không triệu chứng trừ những trường hợp đã tổn hại đến thị trường muộn, gây tổn hại thị lực. Đa số các ca bệnh Glocom nhãn áp không cao được phát hiện rất ngẫu nhiên khi bệnh nhân đi khám mắt hoặc khám sức khỏe tổng quát và vô tình được bác sĩ phát hiện tình trạng lõm teo gai thị rộng mặc dù nhãn áp vẫn nằm trong giới hạn thông thường.

Việc theo dõi tình trạng của bệnh nhân bị Glocom nhãn áp không cao cho thấy sự dao động của nhãn áp mà đỉnh dưới ở ngưỡng 21mmHg. Tuy nhiên cần lưu ý đến nhãn áp đích là ngưỡng mà khi vượt qua ngưỡng này sẽ dẫn đến tổn hại thần kinh, tổn thương chức năng thị giác bao gồm thị lực và thị trường.

Tìm hiểu thêm: Sốt có mất nước không? Mối liên hệ giữa sốt và mất nước

Glocom nhãn áp không cao là gì? Cách nhận biết và phân biệt với các loại Glocom khác
Nhìn mờ là một trong những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân Glocom nhãn áp không cao

Với người bệnh Glocom nhãn áp không cao cần lập biểu đồ theo dõi sự thay đổi nhãn áp trong ngày để hỗ trợ chẩn đoán, xác định Glocom nhãn áp không cao. Hiện nay, nền y học phát triển đã cho phép theo dõi nhãn áp theo giờ nhất định thông qua việc sử dụng nhãn áp kế bút điện tử.

Dấu hiệu để bạn nhận biết sớm tình trạng Glocom nhãn áp không cao là:

  • Gai thị bị tổn thương không có sự khác biệt với các loại Glocom khác cũng như tỷ lệ C/D lớn, tổn thương lớp viền thần kinh đĩa thị giác, tình trạng thay đổi mạch máu của đĩa thị giác,…
  • Trong Glocom nhãn áp không cao tổn thương gai thị có một số đặc trưng riêng như lớp viền thần kinh quanh gai thị mỏng hơn so với Glocom nhãn áp không cao, lõm gai có độ sâu không lớn và lớp lá sàng ít bị đẩy về sau nhiều.
  • Teo võng mạc nằm gần gai thị.
  • Xuất huyết gai thị.
  • Tổn thương đến lớp gồm các sợi thần kinh bao quanh gai thị.

Khi phát hiện những dấu hiệu nêu trên, đặc biệt khi đi kèm với hiện tượng nhìn mờ thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám sớm và tiến hành điều trị ngay sau đó nhằm bảo vệ thị lực.

Glocom nhãn áp không cao là gì? Cách nhận biết và phân biệt với các loại Glocom khác

>>>>>Xem thêm: Cách tăng cân cho người gầy lâu năm hiệu quả, an toàn

Khi có dấu hiệu bị Glocom nhãn áp không cao đầu tiên người bệnh nên đi khám ngay

Phân biệt Glocom nhãn áp không cao với các loại Glocom khác

Việc phân biệt Glocom nhãn áp không cao với các loại Glocom khác có thể dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó tình trạng Glocom nhãn áp cao sẽ cần sử dụng thuốc hạ nhãn áp như thuốc ức chế, ức chế chất men chuyển hóa,…

Tình trạng Glocom nhãn áp thay đổi là hiện tượng Glocom góc mở do sự dao động lớn của nhãn áp. Khi tiến hành đo lúc nhãn áp thấp dễ gây nhầm lẫn với Glocom nhãn áp không cao nên cần theo dõi chặt chẽ, chẩn đoán chính xác để tránh nhầm lẫn các loại Glocom.

Bệnh Glocom nhãn áp không cao đã được điều trị ổn định sẽ có nhãn áp cao trước đó với đặc điểm cụ thể là thị trường ổn định. Việc phân biệt Glocom nhãn áp không cao với nhiều loại Glocom khác sẽ giúp bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị đúng đắn, hiệu quả với từng trường hợp bệnh lý nhất định.

Hy vọng bài viết trên đây với những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý Glocom nhãn áp không cao. Khi nghi ngờ mình bị Glocom nhãn áp không cao bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, tránh chủ quan để lâu dẫn đến nguy cơ suy giảm thị lực, mù lòa,…

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *