Theo khảo sát diện rộng cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh lý đáy mắt ngày một cao. Đây cũng là căn bệnh đáng báo động vì làm giảm thị lực, thậm chí nguy hiểm đến khả năng nhìn của mắt. Ngay khi phát hiện bị bệnh đáy mắt người bệnh nên can thiệp ngay trước khi biến chứng không mong muốn xảy ra.
Bạn đang đọc: Bệnh lý đáy mắt và những thông tin bạn không nên bỏ qua
Bệnh lý đáy mắt khi không được chữa trị có thể trở thành nguyên nhân làm giảm hoặc mất hoàn toàn thị lực. Với tỷ lệ người mắc bệnh lý đáy mắt ngày một nhiều như hiện nay thì việc tìm hiểu rõ thông tin về căn bệnh này là điều cần thiết.
Thế nào là bệnh lý đáy mắt?
Bệnh lý đáy mắt là một trong những căn bệnh phổ biến liên quan đến thị giác ở người cao tuổi. Tuy người già có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nhưng hiện nay, với một số thói quen sinh hoạt kém lành mạnh thì bệnh lý đáy mắt vẫn có thể xuất hiện ở người trẻ tuổi.
Đáy mắt là thuật ngữ chuyên ngành Y khoa dùng để chỉ vị trí có 2 cấu trúc liên quan mật thiết đến nhau nằm sâu trong nhãn cầu, 2 cấu trúc này là dịch kính và võng mạc. Trong đó dịch kính hay còn gọi là pha lê thủy, đây là khối dịch đặc trong suốt và chiếm phần lớn không gian bên trong nhãn cầu.
Cấu trúc còn lại là võng mạc, đây là lớp thần kinh có tác dụng cảm thụ ánh sáng khi ánh sáng lọt vào mặt trong của nhãn cầu. Võng mạc có vai trò tiếp nhận và truyền dẫn các tín hiệu quang học từ mắt đến não bộ để xử lý, tiếp nhận thông tin. Vùng võng mạc có một điểm rất quan trọng và nằm tại trung tâm võng mạc là vùng hoàng điểm giúp mắt có khả năng nhìn rõ các chi tiết của hình ảnh. Bệnh lý phát sinh ở khoang dịch kính hoặc phía trên võng mạc thường được xếp vào nhóm bệnh lý đáy mắt.
Những bệnh gì nằm trong nhóm bệnh lý đáy mắt?
Bệnh lý đáy mắt như tình trạng võng mạc đái tháo đường, võng mạc cao huyết áp, thoái hóa điểm vàng, tắc tĩnh mạch võng mạc, bong võng mạc,… ngày một gia tăng nhiều và trở thành nguyên nhân hàng đầu gây giảm hoặc mất thị lực, mù lòa nếu không được phát hiện và can thiệp xử lý kịp thời.
Các bệnh lý đáy mắt thường dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm cho họ gặp nhiều khó khăn hơn khi nhìn nhận sự vật hay sự độc lập trong cuộc sống, tạo thành gánh nặng cho người thân và xã hội. Những bệnh thường gặp trong nhóm bệnh lý đáy mắt gồm có:
- Xuất huyết dịch kính;
- Võng mạc tiểu đường;
- Rách hoặc bong võng mạc;
- Thoái hóa hoàng điểm ở người cao tuổi;
- Viêm màng bồ đào;
- Màng trước võng mạc, lỗ hoàng điểm vàng;
- Tắc tĩnh mạch hoặc tắc động mạch võng mạc;
- Thoái hóa võng mạc, dịch kính.
Triệu chứng nhận biết bệnh lý đáy mắt
Các bệnh lý đáy mắt ban đầu thường chỉ có những dấu hiệu khá nhỏ, mờ nhạt và không phân biệt rõ với tình trạng mắt thông thường nên dễ bị bỏ qua, chủ quan không đi khám. Bệnh lý đáy mắt thường chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đi khám mắt hoặc khám sức khỏe tổng quát rồi vô tình phát hiện triệu chứng của bệnh lý đáy mắt. Việc nhận biết sớm bệnh lý đáy mắt và can thiệp ngay lúc đầu có ý nghĩa rất lớn đối với việc chữa trị những bệnh này.
Cụ thể là người mắc bệnh lý đáy mắt thường có những dấu hiệu như thấy có điểm đen ở mắt, mất khả năng cảm nhận và phân biệt màu sắc, có điểm mờ trong trung tâm hình ảnh hoặc hình ảnh nhìn thấy được bị méo mó, biến dạng so với thực tế. Các triệu chứng của bệnh lý đáy mắt diễn ra đột ngột và tiến triển nhanh chóng thành bệnh nặng hơn.
Với người bị bệnh lý đáy mắt một bên mắt thì có đến hơn 45% người bệnh bị cả bên mắt còn lại trong vòng 3 – 4 năm tiếp theo, đây cũng là lý do bạn cần điều trị dứt điểm căn bệnh này. Một số đối tượng có nguy cơ bị bệnh lý đáy mắt cao hơn thông thường gồm có:
- Người bệnh có người thân bị đái tháo đường;
- Bệnh nhân bị đái tháo đường;
- Bệnh nhân tăng huyết áp;
- Người bệnh bị tật khúc xạ ở mắt;
- Người bị béo phì, tăng Lipid máu và người hút nhiều thuốc lá.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng nhiễm Salmonella là gì? Phương pháp điều trị và cách phòng chống
Biện pháp ngăn ngừa bệnh lý đáy mắt
Nhóm bệnh nhân dễ bị bệnh lý đáy mắt để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cần thường xuyên đi khám mắt định kỳ mỗi 3 – 6 tháng/lần tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín, chất lượng máy móc cao và bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Nếu nhận thấy mắt có dấu hiệu bất thường và nghi ngờ bị bệnh lý đáy mắt như đột nhiên nhìn mờ, có chấm đen trước mắt, méo hình, khó khăn khi đọc sách hoặc làm những việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết,… thì bạn nên đi khám để xác định tình trạng của bản thân.
Ở giai đoạn sớm các bệnh lý đáy mắt thường chỉ mới ảnh hưởng đến vùng ngoại vi, chưa tác động đến vùng trung tâm mắt nên chưa gây ảnh hưởng gì nhiều đến tầm nhìn. Bên cạnh đó việc điều trị bệnh lý đáy mắt ở giai đoạn này cũng đơn giản, hiệu quả cao hơn rất nhiều.
Để kịp thời phát hiện bệnh lý đáy mắt người bệnh cần tìm nơi thăm khám, chữa trị uy tín với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, bác sĩ có chuyên môn cao để đảm bảo hiệu quả thăm khám chính xác nhất. Khi được chẩn đoán mắc bệnh lý đáy mắt người bệnh cần uống thuốc, điều trị theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, đồng thời thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để bệnh nhanh khỏi hơn.
- Thay đổi lối sống lành mạnh: Kể cả khi mắc bệnh lý đáy mắt hoặc không bạn cũng cần thay đổi những thói quen xấu để đôi mắt luôn sáng đẹp và khỏe mạnh. Không hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia, kiểm soát tốt cân nặng phù hợp, giảm cân khi bị béo phì,… là những điều bạn cần làm để hỗ trợ điều trị bệnh lý đáy mắt.
- Bổ sung dưỡng chất cho mắt: Những nhóm chất cần bổ sung thường xuyên từ thực phẩm để mắt khỏe đẹp, nhanh khỏi bệnh lý đáy mắt bao gồm lutein, zeaxanthin, vitamin A, C, B, E, beta-carotene, axit béo omega 3, kẽm,…
- Bảo vệ mắt: Hãy luôn bảo vệ mắt bằng kính râm, nón, khăn choàng,… khi ra nắng, tránh để ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, tạp chất,… tiếp xúc và gây hại đến đôi mắt.
>>>>>Xem thêm: Phân độ thiếu máu ở trẻ em theo Tổ chức WHO
Mong rằng qua bài viết trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh lý đáy mắt cũng như cách phòng ngừa những căn bệnh này. Khi nhận thấy tình trạng đau mắt, đỏ mắt, cộm mắt, nhìn mờ, chảy nước mắt nhiều,… bạn nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân cụ thể và phương án chữa trị phù hợp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm