Nhiều người bị loét ở lưỡi không thấy đau cảm giác vô cùng bất an không biết đây là biểu hiện của bệnh lý gì. Đây có thể là biểu hiện của vết loét miệng thông thường song cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm, điển hình là ung thư lưỡi.
Bạn đang đọc: Bị loét ở lưỡi không thấy đau có phải dấu hiệu ung thư lưỡi?
Những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ung thư lưỡi ngày càng gia tăng, trong đó loét lưỡi là dấu hiệu tiềm ẩn của căn bệnh nguy hiểm này. Không ít những trường hợp bị vết loét ở lưỡi là triệu chứng của chứng nhiệt miệng, song nếu tình trạng này kéo dài và nghiêm trọng thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bị loét ở lưỡi không thấy đau: Nhiệt miệng hay ung thư lưỡi?
Thống kê cho thấy có đến khoảng 20% dân số toàn cầu thường xuyên bị nhiệt miệng. Đây là bệnh lý rất phổ biến và thường được coi là nhẹ, lành tính. Những vết loét này có thể được kiểm soát nhanh chóng bằng các loại thuốc chuyên dụng, điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ.
Nhiệt miệng ban đầu xuất hiện chỉ là vết tổn thương hình tròn hoặc hình bầu dục với nền màu trắng hoặc vàng nhạt và viền đỏ tươi xung quanh. Loét do nhiệt miệng thường xuất hiện trên lưỡi, môi, nướu hoặc má trong, gây khó chịu, đau đớn và cản trở việc ăn uống, giao tiếp cho những người bị ảnh hưởng. Rất may là cơ chế tự phục hồi bẩm sinh của cơ thể chúng ta sẽ nhanh chóng chữa vết loét, thúc đẩy quá trình tái tạo và làm lành tổn thương.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là nếu tình trạng loét lưỡi tiến triển dai dẳng, hoặc khi bị loét lưỡi không đau kéo dài thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư lưỡi. Theo thống kê, bệnh ung thư khoang miệng chiếm đến khoảng 10 – 12% các loại bệnh ung thư, trong đó ung thư lưỡi chiếm 52% các trường hợp ung thư khoang miệng. Do đó, phát hiện sớm bệnh ung thư lưỡi là điều tối quan trọng để có kết quả điều trị thành công, vì tỷ lệ sống sót sau 5 năm sẽ giảm xuống chỉ còn 8% trong những trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn muộn.
Việc phát hiện ung thư lưỡi ở giai đoạn sớm cũng không dễ dàng vì các triệu chứng ban đầu của bệnh thường giống với các triệu chứng của nhiệt miệng. Điều này đòi hỏi chúng ta phải trang bị kiến thức giúp phân biệt giữa các triệu chứng của vết loét nhiệt miệng và dấu hiệu của ung thư lưỡi, tạo điều kiện can thiệp sớm và cải thiện tiên lượng. Đặc biệt là khi bị loét ở lưỡi không thấy đau kéo dài, bạn phải đi khám bác sĩ sớm để kiểm tra nguyên nhân, đảm bảo chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời khi cần thiết.
Triệu chứng của ung thư lưỡi
Để phân biệt dấu hiệu ung thư lưỡi dễ dàng hơn, bạn cần hiểu được sự tiến triển của các triệu chứng, từ giai đoạn đầu đến giai đoạn bệnh tiến triển để kịp thời phát hiện và can thiệp.
Triệu chứng ung thư lưỡi giai đoạn đầu
Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng ung thư lưỡi có thể giống với các vết loét thông thường:
- Bị loét ở lưỡi không thấy đau, kéo dài.
- Cảm giác có dị vật cắm vào lưỡi, dẫn đến cảm giác khó chịu thường trực.
- Các hạch bạch huyết bị sưng ở vùng hàm dưới hoặc vùng cằm cũng có thể xuất hiện.
Triệu chứng ung thư lưỡi ở giai đoạn toàn phát
Khi bệnh tiến triển, người bệnh sẽ nhận thấy những triệu chứng bất thường rõ rệt hơn ở vùng lưỡi, bao gồm:
- Cơn đau dai dẳng xuất hiện, đặc biệt là khi nhai, nói và ăn thức ăn nóng hoặc cay.
- Vết loét ngày càng lan rộng, dẫn đến tổn thương hoại tử, hơi thở hôi và nước bọt có máu.
- Loét lưỡi tiến triển thành tổn thương lớn, tổn thương sâu, thường kèm theo mủ và chảy máu.
- Bệnh nhân có thể bị cứng hàm, dẫn đến khó nói và nuốt.
Triệu chứng của ung thư lưỡi ở giai đoạn nặng
Ung thư lưỡi giai đoạn muộn ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thậm chí có những trường hợp ung thư lưỡi đe dọa mạng sống của bệnh nhân.
Tìm hiểu thêm: Mỡ nách bẩm sinh có giảm được không?
Các triệu chứng của ung thư lưỡi ở giai đoạn nặng bao gồm:
- Giảm cân rõ rệt do đau và ăn uống bị ảnh hưởng.
- Các khối u nhô ra từ bề mặt lưỡi, tạo thành các mảng cứng.
- Lưỡi cứng và khả năng vận động bị suy giảm đáng kể, làm trầm trọng thêm cơn đau và gây chảy máu.
- Đau đớn và chảy máu liên tục, kéo dài.
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Những thông tin bên trên hẳn đã giúp bạn cách phân biệt triệu chứng nhiệt miệng và dấu hiệu ung thư lưỡi để có thể phát hiện sớm bệnh ung thư lưỡi.
>>>>>Xem thêm: Sắc tố da là gì? Những bệnh lý liên quan đến sự thay đổi sắc tố da
Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Những lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa sau đây là cách để bạn phòng bệnh ung thư lưỡi một cách hiệu quả:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách: Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng lông mềm, dùng chỉ nha khoa làm sạch răng sau mỗi bữa ăn, súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- Thay bàn chải răng mỗi 3 tháng 1 lần.
- Tốt nhất nên kiêng/hạn chế tối đa thuốc lá, thuốc lào, uống rượu bia, chất kích thích.
- Tập thể dục thể thao đều đặn để vừa kiểm soát cân nặng vừa tăng cường hệ miễn dịch để giúp cơ thể phòng ngừa bệnh ung thư.
- Tăng cường bổ sung hoa quả, các loại rau màu xanh đậm, như rau cải, súp lơ xanh, trà xanh, đậu nành và cà chua.
- Tránh tiêu thụ thức ăn nhanh, các món chiên, nướng và thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, đồ muối, đồ hộp)…
- Định kỳ khám nha khoa 6 tháng một lần để kiểm tra và phát hiện sớm các bệnh lý có liên quan, bao gồm cả ung thư lưỡi.
- Lấy cao răng định kỳ giúp phòng ngừa các bệnh răng miệng, nhiệt miệng và ung thư lưỡi.
- Khi thấy xuất hiện triệu chứng bất thường, điển hình như bị loét ở lưỡi không thấy đau kéo dài, tốt nhất bạn nên đi khám ngay để kịp thời chẩn đoán và xử lý.
Ung thư nói chung, ung thư lưỡi nói riêng đều là những căn bệnh nguy hiểm, có thể lấy đi tính mạng của bất kỳ ai. Tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp. Thông thường, điều trị ung thư lưỡi thường bao gồm hóa trị, xạ trị và can thiệp phẫu thuật trong trường hợp khối u phát triển nhanh hoặc kích thước khối u lớn. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường ở khoang miệng như bị loét ở lưỡi không thấy đau kéo dài dai dẳng để có sự đánh giá và can thiệp y tế kịp thời. Hãy nhớ, càng phát hiện sớm sẽ càng nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện kết quả tiên lượng.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm