Bị nhiệt miệng có gây sốt không? Cách chữa trị nhiệt miệng hiệu quả

Bị nhiệt miệng có gây sốt không? Cách chữa trị nhiệt miệng hiệu quả

Bị nhiệt miệng có gây sốt không và cách chữa trị như thế nào? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp trong nội dung chia sẻ dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Bị nhiệt miệng có gây sốt không? Cách chữa trị nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và giới tính. Theo thống kê, có khoảng 20% dân số thường xuyên gặp phải tình trạng nhiệt miệng. Mặc dù phổ biến là vậy nhưng vẫn có không ít người thắc mắc về việc bị nhiệt miệng có gây sốt không và cách chữa trị ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để tìm lời giải đáp nhé!

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng hay loét miệng là tình trạng xảy ra khi các vết loét nhỏ, nông xuất hiện trên các mô mềm trong khoang miệng như môi, phía trong má, lợi, nướu và đầu lưỡi.

Những vết loét này thường có kích thước nhỏ và gây đau, làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu khi ăn uống và giao tiếp. Thông thường, các vết nhiệt miệng thường xuất hiện khoảng 3 – 4 lần mỗi năm và mỗi lần thường kéo dài khoảng một tuần. Đối với những trường hợp nặng, thời gian tái phát có thể kéo dài lâu hơn và thường xuyên xuất hiện ở những người đã từng mắc.

Bị nhiệt miệng có gây sốt không? Cách chữa trị nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là những vết loét nhỏ, nông xuất hiện ở niêm mạc miệng

Ban đầu, các vết loét thường có màu trắng và sẽ chuyển dần sang màu vàng. Chúng có thể có dạng hình bầu dục hoặc hình tròn và có viền. Các vùng da xung quanh vết loét cũng sẽ xuất hiện tình trạng sưng đỏ.

Biểu hiện thường gặp khi bị nhiệt miệng

Trước khi đi vào tìm hiểu nhiệt miệng có gây sốt không, cần phải nắm được những triệu chứng của bệnh. Theo đó, nhiệt miệng thường đi kèm với một số biểu hiện như sau:

  • Cảm giác có mụn nước trong miệng, hơi đau nhẹ và dần dần sẽ thấy vết loét xuất hiện.
  • Các vết loét ban đầu có kích thước nhỏ và mỏng nằm ở trên niêm mạc miệng, gây cảm giác vướng víu và khó chịu khi ăn uống.
  • Vết loét hình tròn bên trong miệng thường có màu trắng hoặc vàng, phần viền xung quanh có màu đỏ.
  • Về lâu dài, các nốt nhiệt sẽ có xu hướng lan rộng hơn và ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, gây đau và xót khi va chạm vào răng cũng như khi nói chuyện.
  • Kích thước của vết loét thường không lớn.
  • Tình trạng này thường tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài lâu hơn nếu tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng.

Nhiệt miệng có gây sốt không?

Nhiệt miệng có gây sốt không? Trên thực tế, tình trạng nhiệt miệng thường không gây sốt hay sưng hạch và đôi khi không cần phải điều trị phức tạp. Nhưng nếu vết loét không được chăm sóc đúng cách hoặc bị nhiễm trùng, thì vẫn có thể gây sốt. Nếu nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần, đó có thể là biểu hiện của viêm loét miệng mãn tính và cần được điều trị sớm.

Nhiệt miệng được xem là bệnh lý lành tính và không lây nhiễm. Do đó, nhiều người vẫn chủ quan, không có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đúng cách. Điều này có thể làm cho vết loét trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến viêm cấp và xuất hiện các triệu chứng như sưng tấy, đỏ và gây đau.

Bị nhiệt miệng có gây sốt không? Cách chữa trị nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng nếu không được chăm sóc đúng cách hoặc bị nhiễm trùng có thể gây sốt

Tình trạng viêm nhiễm tại vết loét thường do vi khuẩn xâm nhập, khiến cơ thể phản ứng bằng cách tăng thân nhiệt để bảo vệ chống lại vi khuẩn. Do đó, người bệnh có thể gặp phải sốt cao và sưng hạch ở góc hàm, gây không ít phiền toái trong sinh hoạt cũng như việc ăn uống hàng ngày.

Cách chữa trị nhiệt miệng hiệu quả tại nhà

Mặc dù nhiệt miệt được xem là bệnh lý lành tính và ít gây nguy hiểm, nhưng chúng lại gây cảm giác đau đớn cũng như bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Để cải thiện tình trạng nhiệt miệng hiệu quả và nhanh chóng, tránh gây ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể áp dụng theo một số biện pháp sau:

Súc miệng bằng nước muối loãng

Cho khoảng 1/2 muỗng cà phê muối vào 230ml nước ấm và khuấy đều để hòa tan thành hỗn hợp đồng nhất. Sau đó, dùng nước muối để súc miệng hoặc ngậm trong miệng khoảng 30 giây rồi nhả ra (không được nuốt). Nước muối có thể giúp làm sạch và đẩy nhanh quá trình làm lành vết loét. Người bệnh nên súc miệng với nước muối thường xuyên khoảng 3 – 4 lần/ngày.

Súc miệng bằng nước rau mùi

Cho khoảng 1 muỗng cà phê hạt rau mùi vào cốc nước đun sôi, sau đó để nguội và đem súc miệng. Nước hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, giảm tình trạng hôi miệng và giúp làm lành vết loét. Người bệnh có thể duy trì thực hiện súc miệng với nước rau mùi khoảng 3 – 4 lần/ngày để mang lại hiệu quả tối ưu.

Tìm hiểu thêm: Người già mất ngủ nên uống gì? Các biện pháp chữa khó ngủ người lớn tuổi nên biết

Bị nhiệt miệng có gây sốt không? Cách chữa trị nhiệt miệng hiệu quả
Súc miệng bằng nước rau mùi giúp làm lành vết loét nhanh chóng

Bôi mật ong kết hợp với nghệ

Trộn mật ong với bột nghệ theo tỉ lệ 1:1 rồi dùng hỗn hợp này thoa trực tiếp lên vết loét. Bởi mật ong có đặc tính kháng khuẩn và nghệ có tính kháng viêm. Sự kết hợp giữa mật ong và nghệ sẽ giúp kháng khuẩn và hỗ trợ làm lành vết loét nhanh chóng mà không để lại sẹo.

Uống nước rau má, râu ngô

Bạn có thể nấu nước từ rau má và râu ngô để uống thay cho nước lọc hàng ngày. Việc duy trì uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày có thể giúp cơ thể đào thải độc tố và làm mát cơ thể. Từ đó, giúp hạn chế được nguy cơ bị nhiệt miệng.

Sử dụng thuốc bôi điều trị nhiệt miệng

Các loại thuốc bôi được sử dụng để điều trị nhiệt miệng thường được bào chế dưới dạng thuốc mỡ hoặc dạng gel để giúp mang lại hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ giảm đau, giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng. Các loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc giảm đau tại chỗ như gel benzocain hoặc lidocain, được dùng để bôi trực tiếp lên vết loét để giảm cảm giác sưng đau, khó chịu.
  • Thuốc chống viêm chứa steroid như triamcinolone acetonide hoặc fluocinonide được sử dụng tại chỗ để giúp giảm viêm cho vết loét. Đây là nhóm thuốc kê đơn được bác sĩ chỉ định.
  • Thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ kê đơn để chống lại vi khuẩn nếu có nhiễm trùng.

Bị nhiệt miệng có gây sốt không? Cách chữa trị nhiệt miệng hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Kết hợp niacinamide và kem chống nắng có tác dụng gì?

Sử dụng thuốc bôi để giảm đau và kháng viêm khi bị nhiệt miệng

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các dung dịch súc miệng như:

  • Hỗn hợp diphenhydramine, được dùng để gây tê tại chỗ và giảm đau ở vết loét cũng như mô miệng.
  • Thuốc súc miệng chứa corticosteroid, giúp giảm viêm và lành vết loét.
  • Thuốc súc miệng chứa kháng sinh tetracycline, giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết loét. Tuy nhiên, cần được kê đơn từ bác sĩ và tránh sử dụng ở phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 16 tuổi và người mẫn cảm.

Biện pháp giúp phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng khá phổ biến và có thể gây khó chịu cho người bệnh. Để tránh khỏi tình trạng này, bạn có thể thực hiện theo các biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả sau đây:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và ăn nhiều rau xanh, hoa quả để giúp giảm tình trạng nóng trong người và giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
  • Hạn chế làm việc quá sức và thường xuyên bị căng thẳng kéo dài.
  • Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều axit,… bởi chúng không chỉ gây nóng trong người, làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.
  • Đảm bảo vệ sinh răng miệng thường xuyên, khoa học và đúng cách.
  • Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có tính mát như sữa chua, bí đao, rau má để giúp thanh nhiệt cơ thể.
  • Tránh làm tổn thương cho niêm mạc miệng và luôn giữ cho tinh thần lạc quan và thoải mái.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm có chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá. Đồng thời, tránh lạm dụng việc sử dụng thuốc kháng sinh.

Trên đây là bài viết tổng hợp những thông tin giải đáp cho câu hỏi nhiệt miệng có gây sốt không. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và nắm được cách khắc phục hiệu quả tại nhà nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *