Giải phẫu thực quản: Tìm hiểu về chức năng của thực quản và các bệnh lý liên quan

Giải phẫu thực quản: Tìm hiểu về chức năng của thực quản và các bệnh lý liên quan

Thực quản là một ống cơ rỗng mang thức ăn và chất lỏng từ cổ họng đến dạ dày. Với chiều dài trung bình từ 10 – 13 inch, thực quản được lót bởi mô cơ gọi là niêm mạc. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ đưa ra một số thông tin giúp bạn hiểu thêm về chức năng của thực quản và các bệnh lý liên quan.

Bạn đang đọc: Giải phẫu thực quản: Tìm hiểu về chức năng của thực quản và các bệnh lý liên quan

Thực quản là một trong những cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa, có vai trò đưa thức ăn và nước vào trong dạ dày. Giải phẫu thực quản giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu tạo và chức năng của nó.

Thực quản là gì? Giải phẫu thực quản

Thực quản là một ống cơ rỗng đưa thức ăn và chất lỏng từ cổ họng đến dạ dày. Nó hoạt động như một phần của hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Thực quản nằm ở giữa ngực, trong một khu vực gọi là trung thất. Nó nằm phía sau khí quản và phía trước cột sống của chúng ta.

Về mặt giải phẫu thực quản được chia thành 3 đoạn tính từ cung răng:

  • Đoạn thứ nhất của thực quản bắt đầu từ miệng thực quản đến bờ trên quai động mạch chủ, chiều dài khoảng 10cm.
  • Đoạn thứ hai là phần giữa của thực quản bắt đầu từ trên quai động mạch chủ cho tới bờ dưới tĩnh mạch phổi dưới, độ dài khoảng 8cm.
  • Đoạn thứ ba của thực quản bắt đầu từ bờ dưới tĩnh mạch phổi tới tâm vị, độ dài khoảng 7cm.

Giải phẫu thực quản: Tìm hiểu về chức năng của thực quản và các bệnh lý liên quan

Hình ảnh minh họa giải phẫu thực quản

Các chức năng của thực quản

Nuốt thức ăn

Chức năng chính của thực quản là đưa thức ăn từ miệng qua họng đến dạ dày. Khi giải phẫu thực quản, ta thấy cơ vòng thực quản trên luôn đóng. Khi nhận được tín hiệu rằng thức ăn hoặc chất lỏng đang đến gần nó, cơ vòng sẽ giãn ra để thức ăn, chất lỏng có thể đi vào thực quản. Tiếp theo, các cơn co cơ nhịp nhàng (nhu động) đẩy thức ăn xuống dưới.

Giống như cơ vòng thực quản trên, cơ vòng thực quản dưới cũng có chức năng cảm nhận thức ăn, chất lỏng đang di chuyển xuống. Các cơ sẽ co giãn, loại bỏ các cơn co thắt và cho phép thức ăn đi vào trong dạ dày.

Ngăn ngừa trào ngược dạ dày

Khi giải phẫu thực quản, khi không có tín hiệu thức ăn đi vào, cơ thắt thực quản dưới sẽ đóng, giúp ngăn dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Dịch dạ dày là sản phẩm bài tiết của dạ dày – hỗn hợp có tính axit cao chứa axit clohiđric (HCl), enzym, muối kali và natri hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.

Các chức năng khác của thực quản

Mặc dù nhiệm vụ chính của thực quản là vận chuyển thức ăn đến dạ dày, nhưng nó cũng có vai trò đưa các chất từ dạ dày ra khỏi cơ thể qua các hoạt động nôn mửa, ợ hơi và phản xạ nôn trớ của trẻ em.

Giải phẫu thực quản: Tìm hiểu về chức năng của thực quản và các bệnh lý liên quan

Thực quản có thể đưa các chất ra khỏi dạ dày

Một số bệnh lý về thực quản thường gặp

Trào ngược dạ dày thực quản

Vấn đề phổ biến nhất có thể ảnh hưởng đến thực quản của chúng ta là tình trạng trào ngược axit. Tình trạng này xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới mở ra khi không cần thiết. Điều này khiến axit dạ dày và dịch tiêu hóa chảy ngược từ dạ dày vào thực quản gây viêm, ợ hơi, nôn và nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một dạng trào ngược axit nghiêm trọng hơn. Với GERD, axit dạ dày liên tục chảy ngược vào thực quản của bạn. Ngoài chứng ợ chua, một số người còn bị ho, đau ngực, khàn giọng, hôi miệng hoặc khó nuốt.

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, chúng ta có thể cảm thấy như có khối u ở phía sau cổ họng. Theo thời gian, GERD có thể gây tổn thương đáng kể cho thực quản của bạn.

Giãn tĩnh mạch thực quản

Giãn tĩnh mạch thực quản là các tĩnh mạch bị giãn hoặc sưng lên trên niêm mạc thực quản của bạn. Giãn tĩnh mạch có thể gây tử vong nếu chúng vỡ ra và chảy máu. Tình trạng giãn tĩnh mạch thực quản có nguy cơ tái phát cao sau khi bị chảy máu.

Nguyên nhân chính gây giãn tĩnh mạch thực quản là do xơ gan. Người mắc chứng này thường có biểu hiện buồn nôn, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, cơ thể choáng váng, hay bị mất ý thức,…

Tìm hiểu thêm: Khám tăng huyết áp diễn ra như thế nào?

Giải phẫu thực quản: Tìm hiểu về chức năng của thực quản và các bệnh lý liên quan
Xơ gan là nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thực quản

Viêm thực quản

Viêm thực quản là tình trạng viêm và kích thích niêm mạc thực quản. Trào ngược axit, nhiễm trùng, nôn mửa, một số loại thuốc hoặc xạ trị có thể gây viêm thực quản. Người bị viêm thực quản có các biểu hiện như nuốt đau, khàn tiếng, cảm thấy nóng rát ở ngực, đau họng, chán ăn,…

Barrett thực quản

Barrett thực quản là một thuật ngữ miêu tả tình trạng niêm mạc thực quản chuyển từ tế bào vảy bình thường sang tế bào trụ rồi tiến triển thành tế bào có khả năng chế tiết, tương đồng với tế bào ruột dẫn đến loạn sản ở thực quản.

Barrett thực quản thường gặp ở người bị trào ngược dạ dày thực quản và làm tổn thương của tiền ung thư thực quản. Đây là tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị sớm để tránh dẫn đến ung thư.

Giải phẫu thực quản: Tìm hiểu về chức năng của thực quản và các bệnh lý liên quan

>>>>>Xem thêm: Bệnh OMC là gì và nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa

Barrett thực quản cảnh báo ung thư thực quản

Ung thư thực quản

Ung thư thực quản hiếm khi xảy ra nhưng có 2 loại ung thư thường gặp:

  • Ung thư biểu mô tuyến: Loại ung thư này thường phát triển ở phần dưới của thực quản. Nó bắt đầu trong các tế bào tạo ra chất nhầy (tế bào tuyến). Ung thư biểu mô tuyến thường phát triển từ thực quản Barrett.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: Loại ung thư này phát triển trong các tế bào lót thực quản của bạn. Nó thường ảnh hưởng đến phần trên và giữa của thực quản.

Ngoài hai loại ung thư trên, chúng ta có thể gặp một số loại ung thư thực quản khác như lymphoma, ung thư biểu mô tế bào nhỏ, sarcoma, ung thư từ những bộ phận khác di căn đến thực quản.

Thủng thực quản

Thủng thực quản là tình trạng trên thực quản hình thành một lỗ do nguyên nhân chấn thương hoặc trong trường hợp cấp cứu y tế. Thủng thực quản có thể xảy ra do các thủ thuật (chẳng hạn như nội soi), chấn thương (chẳng hạn như bị súng bắn, dao đâm), do nuốt phải dị vật hoặc do các tình trạng bệnh lý làm mỏng thành thực quản.

Thủng thực quản cần được điều trị nhanh chóng để hạn chế nhiễm trùng xảy ra. Tốt nhất trong vòng 24h sau khi chẩn đoán, thủng thực quản cần được điều trị ngay lập tức. Với những lỗ thủng nhỏ, thực quản có thể tự lành, với lỗ thủng lớn cần được phẫu thuật để điều trị, nhất là những lỗ thủng ở vùng ngực hoặc bụng.

Trên đây là những thông tin về giải phẫu thực quản và những bệnh lý có thể gặp ở thực quản. Thực quản đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, giúp đưa thức ăn và chất lỏng đến dạ dày cũng như ngăn chặn tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên trên.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *