Thực phẩm khô rất dễ bị côn trùng lây nhiễm và hấp thụ lại độ ẩm nên phải được đóng gói và bảo quản đúng cách ngay lập tức. Bảo quản thực phẩm khô đúng cách giúp giữ cho tủ lạnh và nhà bếp của bạn sạch sẽ.
Bạn đang đọc: Bảo quản thực phẩm khô đúng cách
Thực phẩm khô lâu nay vẫn luôn là sự lựa chọn ưa thích và rất được ưu ái của nhiều gia đình bởi hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, gọn nhẹ, dễ chế biến, dễ mang theo và dễ sử dụng. Chính vì thế, làm thế nào để bảo quản thực phẩm khô được lâu và không bị mốc là cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo cho sức khỏe của gia đình và chính bản thân bạn.
Phân loại thực phẩm khô
Sấy khô hoặc khử nước là một trong số các phương pháp bảo quản thực phẩm lâu đời nhất. Sấy khô tức là loại bỏ độ ẩm khỏi thực phẩm, vì độ ẩm là điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn phát triển và khiến thức ăn, thực phẩm bị hư hỏng, ôi thiu. Hầu hết các loại trái cây và rau quả đều cần phải được chần sơ trước khi sấy để tăng màu sắc và thời hạn sử dụng của thực phẩm khô. Tuy nhiên, một số loại trái cây mọng nước thì không cần phải chần trước khi sấy.
Một số loại thực phẩm khô như:
- Các loại bột: Bột mì, bột năng, men làm bánh, bột cháo, sữa bột, cà phê hòa tan,…
- Các loại sợi: Mì ăn liền, phở khô, bún khô,…
- Các loại viên súp: Viên thả lẩu, viên canh ăn liền,…
- Trà: Túi trà dạng bột, sợi trà khô,…
- Trái cây sấy khô: Nho khô, việt quất khô, hồng treo gió…
- Khô động vật: Khô cá, khô bò, xúc xích, khô heo, khô mực…
- Các loại hạt: Ngũ cốc, hạnh nhân, hạt điều, hồ trăn,…
- Lương thực: Gạo, đậu, lúa mì,…
Đóng gói và bảo quản thực phẩm khô
Bảo quản thực phẩm khô đúng cách giúp ngăn chặn côn trùng và động vật gặm nhấm.
Điều kiện bảo quản
Thủ phạm lớn nhất khiến thực phẩm khô bị ẩm, nhanh hư, nấm mốc chính là oxy, ánh sáng, độ ẩm và nhiệt. Tránh để thực phẩm khô gần những nơi có nhiệt độ cao như lò nướng, cửa sổ có ánh nắng chiếu vào,… Khoảng 10 – 20 độ C là khoảng nhiệt độ lý tưởng để giữ thực phẩm được tươi lâu hơn. Ngoài ra, giữ gìn và lau chùi khu vực nấu nướng, bảo quản thực phẩm sạch sẽ và ít bụi cũng là một trong những cách miễn phí giúp bảo quản thực phẩm khô, thực phẩm dự trữ được lâu hơn.
Chọn loại hộp phù hợp
Sử dụng các loại hộp, lọ bằng thủy tinh, lon hoặc hộp kim loại có nắp đậy kín hoặc hộp đựng đông lạnh chống hơi nước. Hộp, lọ, chai đựng bằng thủy tinh hoặc nhựa, kim loại có tác dụng tuyệt vời đối với thực phẩm được sử dụng thường xuyên và các loại thực phẩm có kích thước nhỏ như hạt hoặc quả hạch.
Túi zip bóng hoặc hộp đựng cỡ to là những lựa chọn tuyệt vời để bảo quản lâu dài những thực phẩm có số lượng lớn như đậu, ngũ cốc và bột mì, bảo vệ chúng khỏi oxy, ánh sáng, độ ẩm và côn trùng.
Đậy kín tránh gió
Đậy nắp kín hộp đựng là cách tốt nhất để bảo quản thực phẩm khô lâu dài. Đậy nắp kín giúp tránh oxy, độ ẩm, ánh sáng và côn trùng. Thực phẩm càng ít tiếp xúc với oxy thì thời gian bảo quản càng lâu. Cuối cùng, cất các thực phẩm đã đóng nắp ở nơi khô ráo, thoáng mát, hoặc tủ lạnh, tủ đông.
Tìm hiểu thêm: Quặm và lông xiêu của mí mắt có nguy hiểm không?
Dự trữ hợp lý
Mua thực phẩm khô với số lượng lớn mỗi lần mua có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc. Dù vậy, hãy lựa chọn những loại thực phẩm thích hợp với bạn và gia đình, những loại mà gia đình bạn sử dụng để nấu nướng và ăn uống thường xuyên, tránh lãng phí tiền bạc và thức ăn. Hãy dự trữ những thực phẩm mà gia đình bạn sử dụng thường xuyên và yêu thích.
Đặt những đồ mới mua ở phía sau, trong cùng và đưa những món đã mua lâu cũng như sắp hết hạn ra trước, ở những nơi dễ thấy để dùng trước.
Thời hạn sử dụng thực phẩm khô
Các loại thực phẩm khô khác nhau sẽ có thời hạn sử dụng trung bình khác nhau. Mốc thời gian sẽ khác biệt và thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện bảo quản. Trung bình, thực phẩm khô có thể bảo quản được từ 4 – 12 tháng nếu có thể đáp ứng được các điều kiện cơ bản như sau:
- Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tối;
- Để có chất lượng tốt nhất, hãy bảo quản ở nhiệt độ dưới 15 độ C. Mặc dù đa phần các thực phẩm không nhất thiết phải bảo quản thực phẩm khô trong tủ lạnh hoặc tủ đông, ngoại trừ thịt. Nhiệt độ thấp giúp kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm.
Ngoài ra, một số thực phẩm khô có thời hạn sử dụng lên đến hơn 1 năm nếu biết cách bảo quản như:
- Đậu: Hầu hết đậu khô và đậu lăng có thể để được vô thời hạn và không bị hỏng nếu được bảo quản đúng cách trong hộp kín và trong điều kiện tối ưu. Điều tuyệt vời nhất là chúng sẽ không mất đi giá trị protein và khoáng chất theo thời gian. Tuy nhiên, sau khoảng hai năm, chúng có thể mất đi một số vitamin nhất định.
- Gạo, mì, bột: Các loại ngũ cốc như gạo, yến mạch, lúa mì, lúa mạch và bột ngô là một số loại thực phẩm chủ yếu trong tủ của nhiều gia đình. Gạo lứt được bảo quản có thời hạn từ 6 – 8 tháng ở nhiệt độ phòng, còn trong tủ lạnh là 8 – 12 tháng. Gạo trắng có thời hạn lên đến 3 – 5 năm. Các loại bột là từ 6 đến 10 tháng, còn các loại mì khô có thời hạn từ 1 – 2 năm.
- Hạt, hạt còn vỏ và trái cây sấy khô: Trái cây sấy khô bảo quản rất tốt trong tủ đông và có thể để được tới 12 tháng. Mặt khác, các loại hạt khác nhau sẽ có thời gian khác nhau, tùy thuộc vào loại hạt. Hạt đã bóc vỏ có thời hạn sử dụng ngắn hơn hạt còn nguyên vỏ.
>>>>>Xem thêm: Máy đo huyết áp bắp tay tự động là gì? Cấu tạo và cơ chế hoạt động
Tóm lại, bảo quản thực phẩm khô tưởng dễ nhưng không dễ. Hãy đảm bảo kiểm tra thực phẩm khô thường xuyên trong suốt quá trình bảo quản để xem chúng có còn khô, có bị ẩm, mốc không. Hộp đựng bằng thủy tinh là lựa chọn tuyệt vời để bảo quản vì có thể dễ dàng nhìn thấy hơi ẩm tích tụ bên trong và còn đảm bảo cho sức khỏe. Những thực phẩm khô đã có dấu hiệu ẩm tốt nhất là nên sử dụng ngay, hoặc sấy, nướng ở nhiệt độ cao rồi bọc lại thật kỹ. Còn những thực phẩm đã bị mốc thì nên được loại bỏ ngay.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm