Nuốt xương cá là một trong những tình trạng hóc dị vật phổ biến. Tùy theo từng trường hợp mà việc nuốt phải xương cá có thể vô hại hoặc không. Vậy làm cách nào để giải quyết tình trạng hóc xương cá.
Bạn đang đọc: Nuốt xương cá phải làm sao? Cách chữa hóc xương cá
Xương cá là loại xương mềm, nhỏ mà chúng ta thường dễ nuốt phải khi ăn. Nuốt xương cá thường khiến chúng ta đau đớn, khó chịu và luôn có cảm giác mắc nghẹn. Vậy phải làm sao khi nuốt phải xương cá, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về cách chữa trị nhé.
Triệu chứng khi bị hóc xương cá
Nuốt xương cá là trường hợp khá phổ biến, thông thường người bị hóc xương sẽ lựa chọn xử lý bằng các mẹo dân gian. Tuy nhiên, có một vài trường hợp xương mắc sâu vào một vị trí trong cổ họng gây đau đớn. Một số triệu chứng thể hiện rõ khi bị hóc xương cá như: Cảm giác đau nhói, châm chích ở cổ họng; luôn có cảm giác mắc nghẹn; khó nuốt hoặc đau nhói khi nuốt…
Khi bị hóc xương cá, bạn thường có cảm giác lo lắng, bất an và tìm cách xử lý. Đôi lúc bạn tự xử lý sai cách khiến xương cá lại mắc càng sâu, gây tổn thương vùng họng. Một vài trường hợp khác, bạn không xử lý mà để tình trạng hóc xương kéo dài. Một lời khuyên dành cho bạn là nên tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ xử lý khi gặp phải tình trạng hóc xương cá nặng, không thể tự xử lý.
Nuốt xương cá có gây nguy hiểm không?
Một số trường hợp bạn nuốt phải xương cá cứng, có kích thước lớn, đâm sâu vào trong cổ họng. Trường hợp này có thể gây áp xe cục bộ niêm mạc họng, nếu không được kiểm soát kịp thời có thể làm tắc khí quản và dẫn đến tử vong. Mặt khác, xương cá mắc sâu ở cổ họng còn gây nguy cơ làm thủng động mạch chủ.
Một số trường hợp hiếm gặp, khi xương cá trôi xuống và làm thủng dạ dày hoặc ruột non. Nếu tình trạng thủng dạ dày hoặc ruột non không được kiểm soát sớm, có thể sẽ gây viêm phúc mạc dẫn đến tử vong. Một số trường hợp hi hữu xương cá có thể gây áp xe quanh hậu môn.
Không phải trường hợp nào mắc xương cá cũng gây nguy hiểm đến sức khỏe. Các trường hợp nuốt phải xương cá nhỏ, mềm, mắc ở vị trí đơn giản bạn có thể tự xử lý 1 – 2 lần. Nếu không có kết quả thì nên đến gặp bác sĩ tai mũi họng để được xử lý.
Tìm hiểu thêm: Ai nên dùng thuốc cân bằng nội tiết tố nữ? Một số tác dụng phụ có thể gặp phải
Một vài cách chữa hóc xương cá
Khi nuốt xương cá và có triệu chứng bị hóc xương, trước hết bạn cần giữ bình tĩnh. Sau đó cảm nhận vị trí bị hóc xương nằm ở đâu, mức độ đau nhói khi nuốt nước bọt. Nên hạn chế nuốt nước bọt, vì như vậy không chỉ gây đau nhói mà còn khiến xương cá đâm sâu vào cổ họng.
Bạn có thể tự xử lý hóc dị vật với một vài mẹo nhỏ trước, nếu xương cá vẫn không trôi thì cần tìm đến bác sĩ. Dưới đây là một vài cách chữa hóc xương cá mà bạn có thể tham khảo.
Sử dụng một ít cơm nóng
Khi có dấu hiệu hóc xương cá, bạn có thể ăn một muỗng cơm nóng để xương cá trôi theo cơm. Theo dân gian, bạn nên lấy một muỗng cơm vừa đủ, nhai qua và nuốt chửng thật nhanh. Khi cơm trôi xuống sẽ kéo theo phần xương cá mỏng, nhỏ đi cùng.
Ngậm vỏ cam hoặc viên C sủi khi bị hóc xương
Khi bị hóc xương, dị vật bạn có thể ngậm một miếng vỏ cam hoặc một viên C sủi trong khoảng 3 – 5 phút. Bởi vì C sủi hay vitamin C trong vỏ cam đều có tác dụng kháng viêm, giảm đau và làm cho xương cá mềm hơn. Sau khi ngậm khoảng 3 – 5 phút thì xương cá sẽ mềm và trôi xuống dạ dày một cách nhẹ nhàng.
>>>>>Xem thêm: Bệnh lao cột sống có lây từ người này sang người khác không?
Sử dụng chanh với mật ong
Trong chanh chứa nhiều vitamin C, trong khi đó mật ong lại có tác dụng kháng viêm, giảm đau tốt. Khi nuốt xương cá và bị hóc, bạn có thể pha chanh với mật ong, sau đó ngậm hỗn hợp này trong miệng khoảng 3 – 5 phút. Khi đó vitamin C trong chanh và các tinh chất trong mật ong sẽ hỗ trợ làm mềm xương cá và trôi xuống dạ dày. Ngoài ra, hỗn hợp này còn có tác dụng kháng khuẩn, giúp vết thương mau lành.
Ăn chuối để chữa hóc xương cá
Chuối chín cũng được xem như “vị cứu tinh” đối với những người bị hóc dị vật, đặc biệt là xương cá. Khi phát hiện bị hóc xương bạn hãy ăn một miếng chuối, đừng nhai vội mà hãy ngậm trong miệng để chuối mềm hơn. Sau đó nuốt thật nhanh để đẩy phần xương cá trôi xuống.
Các phương pháp trên không có tác dụng tuyệt đối, do đó bạn nên cân nhắc khi thực hiện. Trong trường hợp mắc xương cá nhưng áp dụng các mẹo dân gian không hiệu quả thì bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị ngay. Tuyệt đối không nên để tình trạng hóc xương kéo dài hoặc lơ là trong việc xử lý khi bị hóc xương cá.
Bài viết trên là những thông tin về tình trạng nuốt xương cá và cách chữa hóc xương cá đơn giản, nhanh chóng. Hãy theo dõi Nhà thuốc Long Châu để khám phá thêm nhiều thông tin sức khỏe mới nhất nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm