Các biến chứng tiềm ẩn của ghép tim luôn là vấn đề lớn đối với những bệnh nhân ghép tim. Mặc dù kỹ thuật này đã mở ra cánh cửa hy vọng về những cơ hội sống mới nhưng luôn có những rủi ro kèm theo. Chính vì thế mà việc hiểu và chuẩn bị cho những biến chứng này không chỉ quan trọng để bệnh nhân giữ gìn sức khỏe sau phẫu thuật mà còn có thể giúp họ hiểu rõ hơn về quá trình hồi phục của chính mình.
Bạn đang đọc: Một số biến chứng tiềm ẩn của ghép tim mà bạn nên biết?
Nhờ những tiến bộ của y học hiện đại, các ca ghép tim đang dần đạt tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ ca cấy ghép nội tạng khác, ghép tim là một thủ thuật khó khăn và phức tạp và có những rủi ro nhất định. Trong đó biến chứng tiềm ẩn của ghép tim là mối lo được quan tâm hàng đầu vì nó liên quan đến tuổi thọ của người được ghép tim. Vậy những biến chứng tiềm ẩn đó là gì, mời bạn đọc cùng theo dõi trong bài viết sau.
Những biến chứng tiềm ẩn của ghép tim là gì?
Bệnh nhân ghép tim có thể sống được nhiều năm sau khi ghép. Tuy nhiên, tuổi thọ của bệnh nhân cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Yếu tố lớn nhất đó là việc xảy ra hay không các biến chứng tiềm ẩn của ghép tim như sau:
Đào thải trái tim của người hiến tặng
Một trong những rủi ro lớn nhất là cơ thể bệnh nhân sẽ từ chối trái tim của người hiến tặng. Hệ thống miễn dịch có thể coi trái tim của người hiến tặng như một vật thể lạ và cố gắng từ chối nó, điều này có thể dẫn đến tổn thương tim. Tất cả những người nhận ghép tim đều phải dùng thuốc chống đào thải (thuốc ức chế miễn dịch) để giảm tỷ lệ đào thải. Nếu phản ứng đào thải xảy ra, bạn có thể ngăn chặn nó bằng cách thay đổi thuốc. Để tránh bị thải ghép, bệnh nhân nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ . Sự đào thải cấy ghép có thể xảy ra mà không có triệu chứng. Trong năm đầu tiên sau khi cấy ghép, bệnh nhân sẽ cần sinh thiết tim định kỳ để xem liệu cơ thể họ có đào thải trái tim mới hay không.
Mắc bệnh ác tính
Tỷ lệ tử vong do bệnh ác tính là 33%. Sử dụng lâu dài các thuốc ức chế miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt là ung thư da và ung thư hạch. Cần thường xuyên theo dõi sức khỏe làn da và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.
Nhiễm trùng
Đây là một trong những biến chứng tiềm ẩn của ghép tim và tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng là 50%. Thuốc ức chế miễn dịch sẽ làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của bệnh nhân. Nhiều người được ghép tim bị nhiễm trùng và phải nhập viện trong vòng một năm sau khi cấy ghép.
Bệnh mạch máu mô ghép tim cùng loài
Tỷ lệ tử vong do bệnh mạch máu sau ghép tạng là 17%. Sau khi cấy ghép, thành động mạch tim có thể trở nên dày hơn và cứng hơn, dẫn đến bệnh lý mạch máu do ghép tim cùng loài. Điều này hạn chế lưu lượng máu đến tim và có thể gây đau tim, suy tim, rối loạn nhịp tim hoặc đột tử do tim.
Rối loạn chức năng của tim ghép và suy thận
Điều này xảy ra khi tim của người hiến tặng không hoạt động bình thường và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong vài tháng đầu sau khi cấy ghép. Ngoài ra biến chứng có thể xảy ra sau ghép tim sẽ gây nên bệnh thận mãn tính khi người bệnh dùng thuốc ức chế miễn dịch, điều này có thể gây nên tổn thương thận đáng kể.
Một số biểu hiện liên quan đến biến chứng sau khi ghép tim
Nhận thức về rủi ro về biến chứng sau ghép tim là một phần quan trọng trong quản lý sức khỏe sau ghép tim. Một số biểu hiện liên quan đến biến chứng sau ghép tim mà người bệnh cần lưu ý là:
- Mắt cá chân bị phù.
- Hay bị khó thở, hụt hơi.
- Cân nặng tăng nhanh chóng.
- Luôn cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng.
- Tim đập nhanh hơn bình thường.
- Dễ mệt.
- Vận động hay tập thể dục dễ cảm thấy mệt mỏi.
- Ăn uống không ngon miệng.
Nếu sau khi ghép tim một thời gian và cảm thấy bản thân xuất hiện các dấu hiệu trên, thì cách tốt nhất là hạn chế vận động và báo cáo với bác sĩ trong lần tái khám tiếp theo.
Tìm hiểu thêm: Người hay nói dối có phải mắc bệnh tâm lý?
Cách phòng ngừa và quản lý biến chứng tiềm ẩn của ghép tim
Để phòng ngừa các biến chứng sau ghép tim, bệnh nhân nên làm theo những hướng dẫn cơ bản và quan trọng sau:
- Tuân thủ nghiêm ngặt lịch dùng thuốc: Tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình dùng thuốc ức chế miễn dịch và các loại thuốc khác mà bác sĩ kê đơn.
- Khám sức khỏe định kỳ: Thực hiện xét nghiệm tim và sinh thiết định kỳ để phát hiện sớm các biến chứng.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống lành mạnh và khoa học, chế độ ăn uống cân bằng. Khuyến khích ăn các loại thực phẩm tốt cho tim để giảm các nguy cơ có hại do dùng thuốc ức chế miễn dịch.
- Phòng ngừa lây nhiễm: Giữ gìn vệ sinh cá nhân, tránh xa tác nhân gây bệnh và môi trường bị ô nhiễm.
- Giáo dục bệnh nhân: Chủ động tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của bản thân và các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
- Tập vật lý trị liệu: Kể cả lúc nằm viện hay đã xuất viện bệnh nhân cũng sẽ được khuyến khích tham gia chương trình phục hồi chức năng tim và tăng cường cơ tim.
Một điều lưu ý là sau khi ghép tim, bệnh nhân có thể quay lại tập thể dục nhẹ như đi bộ và tránh các hoạt động vất vả như đẩy, kéo hoặc nâng vật nặng trong ít nhất 6 đến 12 tuần.
>>>>>Xem thêm: Sau sinh ăn khoai mỡ được không? Có ảnh hưởng gì không?
Nếu hiểu được các biến chứng tiềm ẩn của ghép tim và cách phòng ngừa, quản lý chúng thì khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài cuộc sống sau ghép tim là vô cùng lớn. Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng lo ngại nào, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ. Chúc bạn sức khỏe!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm