Bọc răng sứ nhai bị cộm do đâu và cách khắc phục hiệu quả?

Bọc răng sứ nhai bị cộm do đâu và cách khắc phục hiệu quả?

Bọc răng sứ nhai bị cộm là tình trạng không hiếm gặp. Hiện tượng này xảy ra thường xuất phát từ việc thực hiện sai kỹ thuật hoặc va chạm với vật cứng khi nhai hoặc không đảm bảo việc vệ sinh răng miệng.

Bạn đang đọc: Bọc răng sứ nhai bị cộm do đâu và cách khắc phục hiệu quả?

Nếu bọc răng sứ nhai bị cộm sẽ gây cảm giác khó chịu trong việc ăn uống. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể khiến răng bị hô và vênh trở lại.

Nguyên nhân răng sứ bị cộm khi nhai sau khi bọc

Bọc răng sứ có mục đích đầu tiên đó là cải thiện khả năng ăn nhai. Tuy nhiên, nhiều người sau khi bọc răng lại có cảm giác khi nhai bị cấn hoặc bị cộm. Việc bọc răng sứ nhai bị cốm nếu để quá lâu có thể gây lệch khớp cắn. Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ:

  • Do chiếc răng sứ bị chế tác sai kích thước, vị trí so với răng thật.
  • Bước thực hiện lấy dấu răng không chính xác, nha sĩ xác định sai vị trí và kích thước răng cần bọc.
  • Nha sĩ thực hiện không có tay nghề cao, thực hiện thao tác sai kỹ thuật khi cố định mão sứ lên trụ răng khiến khớp cắn bị sai lệch làm răng bị cộm.
  • Trong quá trình chỉnh sửa khớp cắn cuối cùng, bác sĩ không kiểm tra lại tình trạng mão sứ sau khi gắn vào răng và trám bít lại khoảng trống ở trên bề mặt răng.
  • Không xử lý triệt để các bệnh lý về răng miệng như: Sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy,… khiến tình trạng trở nên nặng hơn và ảnh hưởng đến vị trí bọc răng sứ.
  • Người bệnh không thực hiện đúng chu trình chăm sóc và vệ sinh răng miệng, khiến dẫn đến các biến chứng như răng bị lệch, bị cộm.

boc-rang-su-nhai-bi-com-nguyen-nhan-giai-phap-1.webp

Đường mài răng không đều làm răng sứ bị cộm

Hậu quả của việc bọc răng sứ nhai bị cộm

Răng sứ sau khi bọc bị cộm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn nhai mà còn gây phiền toái cho các sinh hoạt khác cũng như sức khỏe của bạn, cụ thể:

  • Bạn có thể gặp tình trạng đau nhức thường xuyên tại vị trí răng bọc bị cộm khiến các sinh hoạt hằng ngày trở nên bất tiện.
  • Quá trình ăn uống bị gián đoạn, thức ăn dễ bị kẹt tại các khe hở vùng chân răng khiến miệng có mùi hôi khó chịu, làm bạn mất tự tin khi giao tiếp.
  • Răng sứ bị cộm cọ xát vào lợi, phần má trong tiềm ẩn nguy cơ gây lệch khớp cắn. Tình trạng này nếu không được xử lý mà kéo dài có thể gây ra viêm khớp thái dương.
  • Bọc răng sứ bị cộm khiến tổng thể hàm răng trở nên thiếu thẩm mỹ.

Các hiện tượng bất thường khác sau khi bọc răng sứ

Ngoài việc bọc răng sứ nhai bị cộm, sau khi tiến hành chỉnh nha bằng phương pháp này, nếu bạn nhận thấy các biểu hiện sau, cần đến gặp ngay nha sĩ để được kiểm tra.

Hơi thở có mùi hôi

Mùi hôi này có thể xuất phát từ việc răng sứ không sát khít với răng thật tạo ra các khoảng hở. Vì vậy, thức ăn dễ mắc vào tạo ra mùi hôi miệng. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác đó là do keo dán nha khoa không đạt chuẩn gây mùi hôi cho hơi thở.

Tìm hiểu thêm: Thoát vị đĩa đệm nội xốp là bệnh gì? Cách phòng tránh và điều trị

boc-rang-su-nhai-bi-com-nguyen-nhan-giai-phap-2.webp
Răng sứ bị cộm có thể gây nhiều phiền toái

Răng sứ bị nứt, vỡ

Răng sứ có đặc tính khá cứng chắc nên khó bị nứt, vỡ khi ăn uống. Tuy nhiên, nếu chỉ sau vài ngày bọc răng mà răng sứ đã bị nứt, vỡ chỉ qua quá trình ăn uống thì bạn nên gặp nha sĩ để kiểm tra. Điều này có thể đến từ việc răng sứ sử dụng kém chất lượng, pha lẫn tạp chất làm ảnh hưởng đến độ cứng của răng.

Chết tủy răng

Quá trình mài răng bọc sứ nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật có thể gây chết tủy răng. Những chiếc răng thật một khi đã bị chết tủy sẽ gây đau nhức và dần dần mất đi cảm giác khiến răng theo thời gian bị lung lay và rụng khỏi hàm.

Sưng viêm lợi

Nếu bạn gặp hiện tượng ngứa nướu, sưng viêm nướu nhẹ và hết sau vài ngày thì đó là tình trạng hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu việc này kéo dài lâu có thể do chiếc răng sứ bị đặt quá sát chân nướu khiến nướu chịu tác động và bị tổn thương. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa ngay để có phương án điều trị phù hợp.

Cách khắc phục tình trạng bị cộm sau khi bọc sứ

boc-rang-su-nhai-bi-com-nguyen-nhan-giai-phap-3.webp

>>>>>Xem thêm: Peel da vi tảo là gì và có tác dụng gì?

Tùy vào từng nguyên nhân, nha sĩ sẽ có cách điều chỉnh răng sứ cộm phù hợp

Sau khi thăm khám và chẩn đoán, tùy vào nguyên nhân người bệnh bị cộm răng sứ, nha sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Một số cách khắc phục tình trạng này gồm:

  • Nếu cộm sau khi bọc sứ vì mão sứ bị gắn lệch, bác sĩ nha khoa sẽ cân nhắc chỉnh lại để mão sứ vừa vặn với trụ răng, cân đối và ôm khít, vừa vặn hơn với chân răng. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể khắc phục, bạn cần thực hiện bọc lại chiếc răng mới.
  • Trong trường hợp khách hàng bọc răng sứ bị cộm do mão sứ sai cỡ, sai kích thước thì bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành tháo bỏ răng cũ ra và thực hiện bọc sứ lại từ đầu.
  • Nếu khách hàng bị cộm và hở chân răng nhẹ, làm giắt thức ăn trong kẽ răng thì có thể khắc phục bằng cách trám để hàn lại khe trống.
  • Đối với nguyên nhân do vệ sinh sai cách, bệnh nhân không những cần tuân theo phác đồ điều trị của nha sĩ mà bản thân bệnh nhân phải có ý thức xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn, đúng cách, khoa học theo chỉ dẫn từ chuyên gia.
  • Đối với nguyên nhân về sai lệch khớp cắn, bác sĩ có thể chỉ tiến hành điều chỉnh một chút, tiến hành niềng răng trước mới có thể có kết quả bọc sứ hoàn thiện nhất.

Hy vọng những thông tin về tình trạng bọc răng sứ nhai bị cộm qua bài viết này, bạn sẽ có thể bình tĩnh để có hướng xử lý phù hợp nếu chẳng may gặp tình huống này.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:răng sứSức khỏe răng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *