Phụ nữ có kinh nguyệt có xét nghiệm nước tiểu được không?

Phụ nữ có kinh nguyệt có xét nghiệm nước tiểu được không?

Xét nghiệm nước tiểu được chỉ định khi bác sĩ cần theo dõi người bệnh và đặc điểm của nước tiểu để đánh giá chức năng thận và đường tiết niệu. Nhiều bạn nữ thắc mắc liệu đến tháng thì có được xét nghiệm nước tiểu không?

Bạn đang đọc: Phụ nữ có kinh nguyệt có xét nghiệm nước tiểu được không?

“Phụ nữ có kinh nguyệt có xét nghiệm nước tiểu được không?” là thắc mắc của nhiều bạn nữ khi phải thăm khám vào đúng chu kỳ kinh nguyệt. Thực tế, chu kỳ kinh nguyệt làm ảnh hưởng mẫu bệnh phẩm để làm xét nghiệm nước tiểu. Vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nước tiểu không trùng với kỳ kinh nguyệt. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này nhé!

Khi nào thì cần xét nghiệm nước tiểu?

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện các đặc điểm quan trọng của nước tiểu. Thông qua những đặc điểm trên, bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến gan, thận, đái tháo đường hay hệ tiết niệu.

Vì vậy, để chẩn đoán một cách chính xác, mẫu nước tiểu dùng để xét nghiệm phải thật sạch sẽ, tươi và đủ điều kiện để thực hiện các xét nghiệm thường quy. Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có mắc các bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu nước tiểu theo quy trình chuyên biệt để có kết quả chính xác nhất.

Người bệnh sẽ được chỉ định xét nghiệm nước tiểu trong hai trường hợp:

  • Chẩn đoán bệnh: Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện các bệnh lý như: Viêm đường tiết niệu, tiểu đường, sỏi thận, suy thận, protein niệu và các bệnh lý khác liên quan đến gan thận và đường tiết niệu.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát: Xét nghiệm nước tiểu cũng được chỉ định trong trường hợp tầm soát sức khoẻ như: Khám tổng quát định kỳ, đánh giá trước khi phẫu thuật, đánh giá trước nhập viện, sàng lọc các bệnh lý liên quan đến gan thận, tim mạch.

Phụ nữ có kinh nguyệt có xét nghiệm nước tiểu được không?

Khi nào thì cần xét nghiệm nước tiểu?

Kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào đến kết quả xét nghiệm nước tiểu?

Theo sinh lý cơ thể, kinh nguyệt xuất hiện là do sự bong tróc của lớp niêm mạc tử cung tạo thành máu chảy ra ngoài theo đường âm đạo. Đây là sinh lý bình thường của cơ thể do sự thay đổi nồng độ của hai hormone là estrogen và progesteron. Vì vậy, khi tới kỳ kinh, mẫu nước tiểu sẽ lẫn với máu kinh, và điều này làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm sẽ có sự sai lệch khi lấy mẫu nước tiểu vào ngày kinh dẫn đến việc chẩn đoán sai bệnh lý.

Do đó, chị em cần lưu ý thông báo cho bác sĩ biết khi đi khám bệnh vào những ngày có kinh nguyệt để bác sĩ chỉ định xét nghiệm vào thời điểm phù hợp. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc như: Vitamin C, B, phenytoin, thực phẩm chức năng và một số đồ ăn cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước tiểu. Nếu bạn có đang sử dụng các loại thuốc tác động lên đường huyết cần cũng cần báo cho bác sĩ để việc thực hiện kết quả xét nghiệm được chính xác.

Tìm hiểu thêm: Lông mày có tác dụng gì với cơ thể?

Phụ nữ có kinh nguyệt có xét nghiệm nước tiểu được không?
Kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào đến kết quả xét nghiệm nước tiểu

Phụ nữ có kinh nguyệt có xét nghiệm nước tiểu được không?

Phụ nữ có kinh nguyệt có xét nghiệm nước tiểu được không? Điều này là không nên vì máu kinh nguyệt lẫn vào nước tiểu sẽ làm thay đổi tính chất của nước tiểu, làm cho kết quả xét nghiệm không chính xác. Nếu bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt hay gần đến kỳ kinh gần thông báo cho bác sĩ để lùi lịch thực hiện xét nghiệm phù hợp. Xét nghiệm nước tiểu chỉ nên được thực hiện khi chị em đã sạch kinh để có kết quả chính xác về tình trạng sức khỏe và bệnh lý.

Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu

Để kết quả xét nghiệm nước tiểu được chính xác, người bệnh cần lưu ý một điều sau:

  • Thời điểm lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm: Thời điểm lấy mẫu nước tiểu cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ và phù hợp với mục đích kiểm tra sức khoẻ. Thông thường sẽ lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu vào lần vệ sinh đầu tiên sau khi thức giấc.
  • Cần ngưng một số loại thuốc: Một số loại thuốc ảnh hưởng đến đường huyết cần phải được ngưng sử dụng trước khi xét nghiệm để có kết quả chính xác.
  • Không nên sử dụng những thực phẩm có màu đậm như thanh long đỏ hay củ dền để tránh ảnh hưởng đến màu sắc của nước tiểu gây sai lệch kết quả.
  • Kinh nguyệt và dịch tiết âm đạo là những yếu tố gây nhiều ảnh hưởng đến mẫu nước tiểu vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xét nghiệm vào thời điểm phù hợp.
  • Có thể uống nước trước khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu, chỉ nên uống một lượng vừa phải, không nên uống quá nhiều dẫn đến kết quả chẩn đoán không chính xác.
  • Trường hợp cần lấy nước tiểu giữa dòng, cần vệ sinh thật sạch sẽ bàn tay và quanh vùng niệu đạo, đi tiểu một lượng nhỏ, sau đó ngưng giữa dòng rồi cho nước tiểu vào đồ đựng mẫu.
  • Nếu lấy nước tiểu 24 giờ, không nên lấy mẫu nước tiểu trong lần đi vệ sinh trong ngày mà cần phải thu thập tất cả các lượng nước tiểu trong 24 giờ tiếp theo, bảo quản lạnh và gửi cho bác sĩ sớm nhất có thể.

Phụ nữ có kinh nguyệt có xét nghiệm nước tiểu được không?

>>>>>Xem thêm: Bôi kem chống nắng bị vón cục phải làm sao?

Cần ngưng một số loại thuốc trước khi xét nghiệm nước tiểu

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm thông tin về “Phụ nữ có kinh nguyệt có xét nghiệm nước tiểu được không?”. Đồng thời những thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn nhiều kinh nghiệm hữu ích khi lựa chọn thời điểm lấy mẫu phù hợp và một số lưu ý cụ thể để có kết quả xét nghiệm nước tiểu chính xác nhất.

Xem thêm:

  • Đau bụng kinh ăn sữa chua được không? Lợi ích của sữa chua đối với cơ thể
  • Nguyên nhân bị chóng mặt buồn nôn trước kỳ kinh nguyệt là do đâu?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *