Vảy nến da đầu là một loại bệnh rất phổ biến. Bệnh không gây nhiều nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh, tuy nhiên sẽ gây ảnh hưởng đến sự tự tin trong đời sống hàng ngày. Vậy bệnh vảy nến da đầu có chữa được không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Vảy nến da đầu là gì? Bệnh vảy nến da đầu có chữa được không?
Bệnh vảy nến da đầu là loại bệnh mãn tính về da liên quan đến việc tăng sinh của những tế bào biểu bì. Do đó, người bệnh thường xuất hiện nhiều vảy trắng, dễ bong tróc, gây ngứa và khó chịu. Sau đây hãy cùng chúng tôi khám phá bệnh vảy nến da đầu có chữa được không nhé!
Vảy nến da đầu là gì?
Vảy nến là một tình trạng viêm da mạn tính phổ biến. Bệnh có thể nhận biết do sự xuất hiện của các mảng da màu đỏ. Đồng thời trên bề mặt các mảng đỏ này có các vảy trắng tương tự như nến.
Vảy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm da đầu, rìa tóc, đầu gối, cùi chỏ, cánh tay, hoặc chân. Bệnh vảy nến da đầu phổ biến trong dân số, chiếm tỷ lệ khoảng 2 – 3%. Bệnh này có thể xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng thường phổ biến hơn ở người trưởng thành, mặc dù trẻ em cũng có thể mắc phải.
Triệu chứng bệnh vảy nến da đầu
Triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu có thể biến động từ mức độ nhẹ đến nặng như:
- Vảy đỏ và sần sùi: Da đầu thường xuất hiện những vảy màu đỏ và bề mặt da có thể trở nên sần sùi.
- Vảy trắng bạc: Nếu bạn kiểm tra kỹ, bạn có thể thấy vảy trắng bạc trên da đầu.
- Rơi từng mảng vảy giống gàu: Vảy nến da đầu thường dày hơn và lớn hơn so với gàu, và chúng thường rơi dưới dạng từng mảng lớn.
- Ngứa: Ngứa da đầu là một triệu chứng phổ biến của bệnh vảy nến.
- Rụng tóc: Mặc dù bệnh vảy nến da đầu thường không gây ra rụng tóc, tuy nhiên, nếu bạn gãi nhiều hoặc bệnh trở nên nghiêm trọng, điều này có thể dẫn đến rụng tóc tạm thời. Do đó, tóc thường sẽ mọc lại sau khi da đầu đã được điều trị và làm sạch.
Vảy nến da đầu có chữa được không?
Vảy nến da đầu có chữa được không? Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp chữa trị hoàn toàn cho bệnh vảy nến da đầu. Do đó, hầu hết khi điều trị các bác sĩ đều tiến hành giảm viêm nhiễm da và kiểm soát sự tăng sinh của tế bào da, nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các biến chứng ảnh hưởng của bệnh.
Cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà
Sau khi đã tìm hiểu bệnh vảy nến da đầu có chữa được không, hãy cùng tham khảo một số phương pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến da đầu hiệu quả.
Ngâm nước ấm
Ngâm da trong nước ấm là một phương pháp điều trị bệnh vảy nến da đầu tại nhà đơn giản và an toàn. Bệnh vảy nến thường xuất hiện dưới dạng các mảng da hoặc đốm da được phủ kín bởi nhiều lớp vảy trắng. Mặc dù không gây hại cho sức khỏe, nhưng bệnh vảy nến có thể ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý của nhiều người bệnh.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Người bệnh cần nên sử dụng nước ấm ở nhiệt độ khoảng 45 – 55 độ C.
- Bước 2: Trực tiếp ngâm vùng da bị ảnh hưởng vào nước ấm trong khoảng thời gian từ 5 – 15 phút. Bởi nước ấm có thể giúp làm mềm các vảy trên da và giảm triệu chứng ngứa ngáy.
- Bước 3: Sau khi ngâm, bạn có thể massage nhẹ vùng da bị tổn thương để loại bỏ các vảy da chết. Sử dụng các công cụ như bàn chải đánh răng mềm cũng có thể giúp.
- Bước 4: Cuối cùng, sau khi hoàn thành quy trình ngâm và massage, bạn cần tiến hành lau khô vùng da bằng một chiếc khăn sạch.
Tìm hiểu thêm: U cơ tuyến túi mật: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Dầu dừa
Dầu dừa là một nguyên liệu tự nhiên được nhiều người bệnh vảy nến tin dùng để hỗ trợ điều trị bệnh. Dầu dừa có đặc tính dưỡng ẩm sâu trong việc chăm sóc da, tóc và móng tay. Ngoài ra, dầu dừa chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm, làm mềm và có khả năng làm dịu làn da khô và giảm triệu chứng vảy trắng và bong tróc hiệu quả.
Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng dầu dừa để hỗ trợ điều trị vảy nến đúng cách:
- Bước 1: Trước tiên, bạn hãy làm sạch vùng da bị vảy nến và sau đó lau khô bằng khăn sạch.
- Bước 2: Sau khi da đã được làm sạch và khô, hãy thoa một lượng nhỏ dầu dừa lên vùng da đó và thực hiện việc massage nhẹ nhàng để dầu thẩm thấu vào da.
- Bước 3: Để dầu dừa trên da đầu trong khoảng 10 – 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm để loại bỏ tế bào da chết và bụi bẩn tích tụ.
Tắm lá chè xanh
Lá chè xanh từ lâu được sử dụng trong việc điều trị các bệnh ngoài da phổ biến như tổ đỉa, viêm da cơ địa, mề đay và vảy nến.
Dưới đây là cách hướng dẫn sử dụng lá chè xanh để điều trị bệnh vảy nến da đầu:
- Bước 1: Sử dụng 2 – 3 lá chè xanh tươi, ngâm chúng trong nước muối pha loãng. Sau đó, bạn hãy rửa lá chè xanh nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Bước 2: Sau khi làm sạch, vò nát lá chè xanh và đổ 3 lít nước vào nồi để đun sôi.
- Bước 3: Đổ nước chè xanh ra một bát và thêm nước lạnh để tắm. Tuy nhiên, bạn cần nên pha loãng thành nước ấm để tăng khả năng loại bỏ vảy và ngăn quá trình tăng sinh của tế bào sừng.
>>>>>Xem thêm: Độ lọt là gì? Đánh giá độ lọt thai bằng siêu âm ngả đáy chậu
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung “bệnh vảy nến có chữa được không?”. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết cho bản thân về cách điều trị bệnh vảy nến hiệu quả nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm