Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết

Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết sẽ dẫn tới biến chứng là sốc nhiễm trùng. Chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết kịp thời, chính xác sẽ giảm thiểu nguy cơ dẫn đến biến chứng nặng. Vậy có các xét nghiệm gì để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết? Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp thông tin trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết là phản ứng mạnh mẽ của hệ miễn dịch đối với các tác nhân gây nhiễm khuẩn. Tình trạng nhiễm khuẩn dẫn đến nhiễm khuẩn huyết thường bắt đầu ở phổi, đường tiết niệu, da hoặc đường tiêu hóa. Chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết cần thực hiện nhanh chóng, chính xác để điều trị kịp thời. Bởi vì nhiễm khuẩn huyết có thể nhanh chóng dẫn đến tổn thương mô, suy nội tạng và tử vong.

Nhiễm khuẩn huyết là gì?

Nhiễm khuẩn huyết xảy ra khi sự nhiễm khuẩn sẵn có lan vào trong máu và gây ra các phản ứng dữ dội của cơ thể. Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, hệ thống miễn dịch được kích hoạt để cố gắng chống lại các tác nhân gây bệnh. Nhưng đồng thời hệ thống miễn dịch cũng kích thích các yếu tố gây viêm, dẫn đến tình trạng viêm lan rộng khắp cơ thể.

Đồng thời, một phản ứng dây chuyền bất thường trong hệ thống đông máu có thể hình thành cục máu đông trong mạch máu. Từ đó làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể và có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn.

Có 3 giai đoạn của nhiễm khuẩn huyết là: Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm trùng. Nếu được điều trị kịp thời thì người bệnh mắc nhiễm khuẩn huyết sẽ hồi phục và trở lại cuộc sống bình thường. Các biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị kịp thời gây nguy hiểm cho tính mạng như suy đa tạng hoặc thậm chí tử vong.

Nhiễm khuẩn huyết không lây lan nhưng các bệnh nhiễm khuẩn gây ra tình trạng nhiễm khuẩn huyết có thể lây.

Chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết

Để chẩn đoán được nhiễm khuẩn huyết và đánh giá giai đoạn bệnh, các bác sĩ dựa trên các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.

Dựa trên triệu chứng lâm sàng

Nhiễm khuẩn huyết gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau nên sẽ có nhiều triệu chứng có thể xảy ra. Việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng cũng có mục đích là giúp người nhà hiểu rõ mà đưa người bệnh đến bệnh viện kịp thời.

Triệu chứng đầu tiên dễ nhận thấy nhất là bị phát ban trên da. Các đốm phát ban nhỏ, màu đỏ sẫm trên da. Ngoài ra cũng có các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:

  • Tiểu ít hoặc buồn tiểu do tình trạng nhiễm trùng tiểu;
  • Yếu, mệt mỏi;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Huyết áp thấp;
  • Sốt hoặc hạ thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể rất thấp);
  • Run rẩy hoặc ớn lạnh;
  • Có thể có tình trạng kích động, mất phương hướng;
  • Thở nhanh hoặc khó thở;
  • Đau nhức toàn thân.
  • Da đổ mồ hôi hoặc có cảm giác bết dính.

Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết

Phát ban trên da là triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm trùng huyết

Các triệu chứng kể trên cũng khá tương tự nhau ở các bệnh nhiễm khuẩn khác. Trong việc xác định nhiễm khuẩn huyết cũng cần kèm theo việc xác định có dấu hiệu nhiễm khuẩn hay không. Việc nhiễm khuẩn ở vị trí khác trên cơ thể nếu không được điều trị có thể lây lan dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Nhiễm khuẩn huyết có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Dựa trên các xét nghiệm cận lâm sàng

Người bệnh nhiễm khuẩn huyết nếu đang hoặc có khả năng bị nhiễm khuẩn và có ít nhất hai trong số các tiêu chí sau:

  • Huyết áp thấp: Huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg.
  • Nhịp thở nhanh: Hơn 22 nhịp thở mỗi phút.
  • Thang Glasgow: Là thang điểm để đánh giá tình trạng hôn mê của người bệnh. Trong đó nhiễm khuẩn huyết có thể được xác định nếu điểm dưới 15.

Bác sĩ sẽ yêu cầu một số xét nghiệm bổ sung để xác định tình trạng nhiễm khuẩn tình trạng tổn thương hoặc rối loạn chức năng cơ quan. Các kết quả cận lâm sàng sẽ bổ trợ cho bác sĩ chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết chính xác hơn. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng sẽ không đủ dữ liệu để kết luận người bệnh có nhiễm khuẩn huyết hay không. Các xét nghiệm cận lâm sàng được bác sĩ chỉ định bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Tổng phân tích máu ngoại vi, xét nghiệm để kiểm tra chức năng gan, chức năng thận; các vấn đề về đông máu và bất thường điện giải.
  • Đo nồng độ oxy trong máu: Để đánh giá mức độ oxy trong máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu.
  • Chẩn đoán hình ảnh: X quang hoặc CT scan lồng ngực, phổi.

Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết

Xét nghiệm cận lâm sàng là phương pháp chẩn đoán hỗ trợ cho việc điều trị

Ngoài việc dựa vào các kết quả xét nghiệm và triệu chứng lâm sàng, người bệnh nhiễm khuẩn huyết cần được chẩn đoán phân biệt với lao, sốt rét. Do đó chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết xác định sẽ bao gồm có triệu chứng lâm sàng, các dấu hiệu cận lâm sàng và kết quả cấy máu dương tính.

Điều trị nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết thường gây ra bởi tình trạng nhiễm trùng khác tiến triển. Do đó nhiễm khuẩn huyết thường chuyển biến nặng do vi khuẩn lây lan vào máu và đến các cơ quan khác. Việc điều trị nhiễm khuẩn huyết cần phải thực hiện ngay lập tức. Do đó điều quan trọng là cần phải chẩn đoán nhanh và chính xác để việc điều trị được kịp thời. Sau khi dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết quả cận lâm sàng, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý một số tác dụng phụ khi dùng BHA

Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết
Chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng

Người bệnh nhiễm khuẩn huyết thường sẽ được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) của bệnh viện. Một số phương pháp điều trị hiện nay như sau:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh là vũ khí duy nhất để diệt khuẩn. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng một hay nhiều loại kháng sinh kết hợp. Đa phần ở trường hợp nhiễm khuẩn huyết, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh đường tiêm truyền. Trước khi sử dụng kháng sinh bác sĩ cần có kết quả xét nghiệm cấy máu để chọn đúng loại kháng sinh.
  • Truyền dung dịch điện giải, cao phân tử, albumin: Dung dịch tiêm truyền sẽ duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan, ngăn tình trạng huyết áp giảm quá thấp.
  • Sử dụng thuốc vận mạch: Thuốc vận mạch có hiệu quả trong việc nâng huyết áp để đạt mục tiêu phù hợp. Ngoài ra thuốc còn có hiệu quả trong việc nâng cao các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh.
  • Những phương pháp hỗ trợ khác: Nếu xảy ra tình trạng suy đa nội tạng thì sẽ cần các phương pháp điều trị nhiễm khuẩn huyết khác như chạy thận nhân tạo trường hợp suy thận hoặc thở máy cho trường hợp suy hô hấp.
  • Phẫu thuật: Các mô bị tổn thương có thể cần phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn. Việc phẫu thuật tránh được tình trạng lây lan nhanh vi khuẩn gây bệnh.

Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết

>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật 6 múi được thực hiện như thế nào? Một số lưu ý để duy trì cơ bụng

Chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết cần nhanh và chính xác để kịp thời điều trị

Như vậy, qua bài biết trên bạn đã biết được các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết. Đây là tình trạng cấp cứu nên việc chẩn đoán chính xác là cách hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị. Các biến chứng xảy ra của nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong. Do đó hi vọng qua bài viết này bạn có thêm được nhiều kiến thức để chăm sóc cho bản thân và gia đình của mình. Chúc bạn luôn vui khỏe.

Xem thêm:

Nhiễm trùng huyết là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh?

Cấy máu – Xét nghiệm xác định tình trạng nhiễm khuẩn huyết

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *