Thể tích khối hồng cầu tăng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Thể tích khối hồng cầu tăng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Hồng cầu là một phần của tế bào máu, đảm nhận chức năng vận chuyển oxy đến các mô cơ quan của cơ thể. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hồng cầu và tình trạng thể tích khối hồng cầu tăng.

Bạn đang đọc: Thể tích khối hồng cầu tăng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Thể tích khối hồng cầu tăng có nguy hiểm không vẫn đang là chủ đề được nhiều độc giả quan tâm. Hiểu được điều đó, bài viết hôm nay của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc làm sáng tỏ chủ đề này. Trước hết hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu sơ lược về tình trạng tăng thể tích hồng cầu bạn nhé.

Tổng quan về khối hồng cầu và thể tích khối hồng cầu

Hồng cầu đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng, đảm nhận chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến các mô cơ quan trong cơ thể sau đó nhận lại lượng khí CO2 từ mô lên phổi để đào thải. Ngoài ra, hồng cầu còn có chức năng cân bằng acid base và chức năng tạo độ nhớt của máu.

Khối hồng cầu hay còn được biết đến với tên gọi khác là hồng cầu tăng (HCT), là chỉ số được sử dụng để đánh giá tỷ lệ hồng cầu trên thể tích máu toàn phần. Theo đó, khối hồng cầu được tính bằng thể tích hồng cầu/thể tích máu toàn phần.

Thể tích khối hồng cầu là chỉ số dùng để đánh giá kích thước trung bình của khối hồng cầu. Khi thể tích khối hồng cầu tăng đồng nghĩa với việc kích thước của khối hồng cầu đang tăng lên.

Thể tích khối hồng cầu tăng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tăng thể tích khối hồng cầu là tình trạng như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết thể tích khối hồng cầu tăng

Các dấu hiệu nhận biết thể tích khối hồng cầu tăng có thể kể đến như:

  • Mệt mỏi: Khi thể tích hồng cầu tăng, máu sẽ trở nên đặc hơn, gây khó khăn trong việc vận chuyển oxy đến các mô và cơ. Điều này gây ra sự mệt mỏi, giảm khả năng làm việc, thậm chí là kiệt sức.
  • Khó thở: Thể tích hồng cầu tăng kéo theo độ nhớt của máu cũng tăng khiến cho quá trình lưu thông máu qua các mạch máu nhỏ gặp khó khăn. Tình trạng này có thể gây khó thở, nhất là trong hoạt động vận động có tính thể lực cao, chẳng hạn như chơi thể thao.
  • Đau tức ngực: Với sự gia tăng thể tích hồng cầu đòi hỏi cơ tim phải hoạt động nhiều hơn để đẩy máu xuyên qua các mao mạch nhỏ. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau tức cũng như khó chịu trong vùng ngực.
  • Rối loạn tuần hoàn: Tăng thể tích khối hồng cầu được chứng minh là có thể ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu từ đó gây ra các vấn đề như tăng áp lực máu, đột quỵ hoặc suy tim…
  • Giảm sản xuất hồng cầu: Khi thể tích khối hồng cầu tăng, cơ thể có thể phản ứng thông qua việc giảm sản xuất hồng cầu mới và điều này có thể gây ra hiện tượng hồng cầu già, so với hồng cầu mới thì cấu trúc và chức năng không tốt bằng. Hiện tượng này sẽ dẫn đến các vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch từ đó gây suy nhược cơ thể.

Thể tích khối hồng cầu tăng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Mệt mỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thể tích hồng cầu tăng

Nguyên nhân gây tăng thể tích khối hồng cầu

Các nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ có thể gây tăng thể tích khối hồng cầu bao gồm:

  • Thiếu nước: Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước có thể dẫn đến tình trạng cô đặc của huyết tương từ đó gây tăng thể tích khối hồng cầu.
  • Thiếu oxy: Cơ thể sẽ tăng sản xuất hồng cầu nếu không nhận được đủ lượng oxy cần thiết để cung cấp cho các mô và cơ quan trong cơ thể.
  • Sống ở môi trường núi cao: Ở những vùng có độ cao thường có áp suất không khí thấp và hàm lượng oxy hiệu quả thấp. Khi đến những môi trường như vậy có thể kích thích cơ thể sản sinh nhiều hồng cầu hơn để có thể tăng cường việc cung cấp oxy.
  • Các bệnh lý cấp tính: Các bệnh lý có thể gây tăng thể tích hồng cầu bao gồm viêm phổi, bệnh thận, bệnh tim hoặc tăng áp lực máu. Đây là cơ chế bảo vệ cơ thể trước tình trạng suy kiệt nhằm cung cấp đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan.
  • Doping: Việc sử dụng hormone EPO hoặc các chất kích thích có thể làm tăng sự sản xuất hồng cầu từ đó dẫn đến tăng thể tích khối hồng cầu. Tuy nhiên, việc sử dụng doping không chỉ là vi phạm quy tắc của các tổ chức thể thao mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Cần lưu ý rằng tăng thể tích khối hồng cầu có thể do các nguyên nhân tạm thời như không uống đủ nước hoặc sống ở môi trường núi cao mà không phải là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không có nguyên nhân rõ ràng và kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp nếu cần.

Tìm hiểu thêm: Các nhóm thuốc trị cảm cúm và lưu ý khi sử dụng

Thể tích khối hồng cầu tăng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Thể tích hồng cầu tăng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Chẩn đoán và điều trị tình trạng thể tích khối hồng cầu tăng

Như đã trình bày phía trên, thể tích khối hồng cầu tăng có thể là dấu hiệu cảnh báo một rối loạn nào đó trong cơ thể. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của tình trạng này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây tăng thể tích hồng cầu và mức độ tăng.

Để xác định được chính xác nguyên nhân khiến thể tích khối hồng cầu tăng và mức độ tăng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một số thăm dò cận lâm sàng, chẳng hạn như xét nghiệm máu, siêu âm tim…

Trong trường hợp chỉ số thể tích khối hồng cầu tăng cao, gây ra các rối loạn trong cơ thể thì bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Việc điều trị có thể bao gồm:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Một chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể giúp bạn giảm thể tích khối hồng cầu. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về cách điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp.
  • Uống đủ nước: Tình trạng cơ thể thiếu nước hoặc mất nước có thể làm tăng hồng cầu – một thành phần chính của máu. Việc uống đủ nước mỗi ngày không chỉ đảm bảo cơ thể được giữ ẩm mà còn giúp kiểm soát hồng cầu không tăng quá mức.
  • Thay đổi và duy trì lối sống lành mạnh: Thay đổi lối sống được đánh giá là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng tăng thể tích hồng cầu. Theo đó, bạn nên hạn chế hút thuốc lá đồng thời tránh tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm để có thể giảm tình trạng thể tích khối hồng cầu tăng. Cùng với đó, tập thể dục đều đặn và duy trì lối sống lành mạnh cũng sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh đồng thời giảm nguy cơ tăng thể tích hồng cầu.
  • Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ: Bạn có thể phải điều trị tăng thể tích hồng cầu bằng cách sử dụng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. Điều bạn cần làm lúc này là tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cũng như tác động vào cơ thể khi không có chỉ định từ bác sĩ điều trị.

Thể tích khối hồng cầu tăng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

>>>>>Xem thêm: Ăn hàu sau bao lâu thì có tác dụng?

Uống đủ nước mỗi ngày có thể giúp bạn cải thiện tình trạng tăng thể tích khối hồng cầu

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về tình trạng thể tích khối hồng cầu tăng mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này. Cảm ơn bạn đã đón đọc các bản tin sức khỏe của Nhà thuốc Long Châu.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *