Có bầu tiêm viêm gan B được không? Cần lưu ý những gì?

Có bầu tiêm viêm gan B được không? Cần lưu ý những gì?

Mang thai là giai đoạn đặc biệt quan trọng và cần chú ý kỹ càng các loại thức ăn, nước uống và đặc biệt là thuốc mà mẹ bầu sử dụng. Viêm gan B là một bệnh lý phổ biến có khả năng gặp ở mẹ bầu. Hiện nay đã có vắc xin để phòng viêm gan B, tuy nhiên có bầu tiêm viêm gan B được không?

Bạn đang đọc: Có bầu tiêm viêm gan B được không? Cần lưu ý những gì?

Để giải đáp cho thắc mắc “có bầu tiêm viêm gan B được không?” cũng như những điều xoay quanh viêm gan B và vắc xin dành cho phụ nữ mang thai, mời bạn tham khảo bài viết bên dưới nhé.

Viêm gan B là bệnh gì?

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan, có thể ngăn ngừa được thông qua việc tiêm vắc xin phòng ngừa virus viêm gan B (HBV). Virus này có khả năng lây truyền qua máu, tinh dịch và các chất dịch cơ thể khác từ người bị nhiễm virus, xâm nhập vào cơ thể của người không bị nhiễm bệnh. Điều này có thể xảy ra thông qua nhiều cách, bao gồm quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc các dụng cụ tiêm ma túy khác, hoặc trong trường hợp mang thai hoặc quá trình sinh nở.

Một điều cần lưu ý là không phải tất cả những người nhiễm HBV đều xuất hiện các triệu chứng. Trong một số trường hợp, người mắc bệnh có thể không thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh và có triệu chứng xuất hiện, các biểu hiện có thể bao gồm mệt mỏi, cảm giác kém ăn, đau dạ dày, buồn nôn, và dấu hiệu rõ ràng như vàng da.

Với nhiều người, viêm gan B là bệnh cấp tính, nhưng ở nhiều người khác, viêm gan B là bệnh mãn tính. Khi ở tình trạng mạn tính virus viêm gan B tiếp tục tồn tại trong cơ thể của người bệnh dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan và nguy cơ tử vong. Do đó, việc kiểm soát và quản lý viêm gan B là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và bảo vệ sức khỏe của người bệnh.

Có bầu tiêm viêm gan B được không? Cần lưu ý những gì?

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan phổ biến

Vắc xin viêm gan B là gì?

Vắc xin phòng ngừa viêm gan B là một biện pháp an toàn và hiệu quả được tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng rộng rãi cho nhiều nhóm dân số khác nhau. Đặc biệt, WHO đề nghị tiêm vắc xin này cho tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em từ 18 tuổi trở xuống, cũng như cho tất cả người lớn có nguy cơ nhiễm trùng cao. Vắc xin viêm gan B còn được xem như vắc xin chống ung thư đầu tiên trên thế giới do bảo vệ bạn khỏi ung thư gan, một căn bệnh ung thư phổ biến trên toàn cầu. Việc tiêm vắc xin viêm gan B không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà còn góp phần ngăn chặn sự lây lan và kiểm soát căn bệnh này. Vậy có bầu tiêm viêm gan B được không?

Có bầu tiêm viêm gan B được không?

Có bầu tiêm viêm gan B được không?

Vì mang thai là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm không chỉ đối với người mẹ mà còn đối với thai nhi. Việc tiêm phòng trong thời kỳ mang thai thường được quan tâm đặc biệt. Bởi viêm gan B là một căn bệnh phổ biến và có khả năng lây cho thai nhi nếu người mẹ mắc bệnh. Chính vì vậy mà nhiều người thường thắc mắc có bầu tiêm gan B được không?

Câu trả lời là có. Vắc xin viêm gan B an toàn khi tiêm trong thời kỳ mang thai. Việc tiêm phòng là một biện pháp quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Lợi ích của tiêm vắc xin viêm gan B?

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Theo thông tin từ Bộ Y tế, khoảng 60% phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B cấp tính sẽ truyền virus này cho trẻ khi sinh hoặc gần thời điểm sinh. Mặc dù nhiễm trùng ít có triệu chứng, gần 90% trẻ sơ sinh nhiễm virus này sẽ mắc nhiễm trùng mạn tính khi trưởng thành, và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan và ung thư gan.

Vắc xin phòng ngừa viêm gan B chính là biện pháp hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của virus này. Việc tiêm vắc xin không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc viêm gan B cho cả mẹ lẫn thai nhi, mà còn giảm nguy cơ các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Việc bảo vệ cả mẹ và bé từ virus viêm gan B là một phần quan trọng của chăm sóc sức khỏe thai kỳ toàn diện.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Vì sao hút thuốc lá gây đột quỵ?

Có bầu tiêm viêm gan B được không? Cần lưu ý những gì?
Có bầu tiêm viêm gan B được không?

Mẹ bầu cần tiêm vắc xin khi nào?

Để bảo vệ mẹ và bé khỏi viêm gan B, việc tiêm phòng vắc xin cần được thực hiện trước khi mang thai nhằm tạo điều kiện cho vắc xin có đủ thời gian tạo ra kháng thể có vai trò phòng bệnh.

Với phụ nữ mang thai có nguy có nhiễm viêm gan B và xét nghiệm âm tính với virus gây bệnh sẽ được tiêm vắc xin. Vắc xin dành cho mẹ bầu thường có 3 mũi, tiêm theo thứ tự như sau:

  • Mũi đầu tiên được tiêm tại thời điểm bác sĩ chỉ định.
  • Mũi thứ hai tiêm sau mũi thứ nhất một tháng.
  • Mũi thứ 3 là mũi cuối cùng, tiêm sau mũi thứ nhất 6 tháng.

Việc sàng lọc virus viêm gan B cho phụ nữ mang thai cũng là một vấn đề quan trọng. Viêm gan B có thể có ảnh hưởng tiêu cực lớn đến thai kỳ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bác sĩ thường khuyến cáo các phụ nữ mang thai nên tham gia các chương trình sàng lọc viêm gan B. Điều này giúp xác định xem có mặt của virus trong hệ cơ thể hay không. Nếu phát hiện virus, các biện pháp điều trị và quản lý sẽ được thiết lập để đảm bảo sự an toàn của cả mẹ và thai nhi.

Các vắc xin cần thiết cho mẹ bầu khi mang thai

Bên cạnh vắc xin viêm gan B, để bảo đảm cho sự an toàn và phát triển của bé và sức khỏe của mẹ, một số loại vắc xin dành cho phụ nữ chuẩn bị và đang mang thai bạn cần biết như:

  • Tiêm phòng rubella: Thời điểm tiêm phòng muộn nhất là 3 tháng trước khi mang thai. Nếu mẹ mắc rubella, có thể sảy thai ở ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối thai kỳ, sinh non hoặc trẻ sinh ra bị dị tật.
  • Tiêm phòng thủy đậu: Nên tiêm trước khi mang thai, muộn nhất là 2 tháng trước khi có thai. Mẹ bị thủy đậu có thể truyền virus sang trẻ. Mẹ bị bệnh trong 5 tháng đầu thai kỳ thì có 2% trẻ sinh ra bị dị tật.
  • Tiêm phòng cúm: Tiêm phòng cúm có thể được thực hiện bất kỳ thời điểm nào trước khi mang thai. Nếu đang ở trong 3 tháng giữa và cuối của thai kỳ mà có mùa cúm thì mẹ bầu cũng nên tiêm phòng. Mẹ mắc cúm trong ba tháng đầu thai kỳ có thể sinh con bị dị tật, mẹ bầu mệt mỏi và để lại tác động xấu cho thai nhi.
  • Tiêm phòng uốn ván: Mũi tiêm uốn ván đầu tiên thực hiện từ tuần thai thứ 22 trở đi, mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất một tháng. Bệnh có thể làm thai chết lưu.

Có bầu tiêm viêm gan B được không? Cần lưu ý những gì?

>>>>>Xem thêm: Có nên dùng nước hoa hồng thường xuyên không?

Tiêm phòng viêm gan B giúp bảo vệ bạn và cả người thân của mình

Vừa rồi là những thông tin xoay quanh vấn đề “có bầu tiêm viêm gan B được không?” cùng với những thông tin về tiêm các loại vắc xin cần thiết cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Hy vọng bài viết cung cấp đến bạn nhiều thông tin bổ ích.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *