Xét nghiệm sốt xuất huyết là một bước quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với người bệnh sốt xuất huyết. Nhiều người thắc mắc xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có được câu trả lời.
Bạn đang đọc: Xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không? Bệnh nhân cần lưu ý gì?
Có nhiều phương pháp xét nghiệm sốt xuất huyết nhưng nhìn chung vẫn đi theo một quy trình và cần lấy mẫu máu người người bệnh. Hiểu rõ việc xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không là cần thiết cho người nghi nhiễm sốt xuất huyết và có ý định đi xét nghiệm.
Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
Các triệu chứng thường bắt đầu từ 4 đến 6 ngày sau khi nhiễm bệnh và kéo dài đến 10 ngày, có thể bao gồm:
- Đột ngột sốt cao;
- Đau đầu một cách dữ dội;
- Đau hốc mắt;
- Đau khớp và các cơ;
- Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi;
- Buồn nôn, môn mửa;
- Có các vết phát ban trên da, xuất hiện từ 2 – 5 ngày sau khi cơ thể có dấu hiệu bắt đầu sốt;
- Chảy máu nhẹ (chẳng hạn như chảy máu mũi, chảy máu nướu răng hoặc dễ bị bầm tím).
Đôi khi, các triệu chứng nhẹ của bệnh có thể dễ khiến bị nhầm lẫn với bệnh cúm hoặc nhiễm virus khác. Trẻ nhỏ và những người chưa từng bị nhiễm trùng trước đó có xu hướng mắc bệnh nhẹ nhiều hơn thanh thiếu niên và người lớn.
Tuy nhiên, các vấn đề nghiêm trọng vẫn có thể xảy ra. Chúng bao gồm: Sốt xuất huyết gây xuất huyết, một biến chứng hiếm gặp đặc trưng bởi sốt cao, tổn thương bạch huyết và mạch máu, chảy máu mũi và nướu, gan to và suy hệ thống tuần hoàn. Các triệu chứng có thể tiến triển thành chảy máu ồ ạt, sốc và tử vong. Hiện tượng này là hội chứng sốc sốt xuất huyết (DSS).
Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu và những người bị nhiễm sốt xuất huyết lần thứ hai hay sau đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết cao hơn người bình thường.
Khi nào cần xét nghiệm sốt xuất huyết?
Sốt xuất huyết có thể trở nặng và gây ra các vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe và thậm chí là các biến chứng đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, việc xét nghiệm xác định mình có mắc bệnh không và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức là điều vô cùng quan trọng và cần thiết nếu cơ thể đang gặp các triệu chứng bệnh như sốt cao, có chảy máu và các vết xuất huyết dưới da.
Ngoài ra, nếu gần đây bạn đã đến khu vực có dịch sốt xuất huyết, sau đó bị sốt và xuất hiện bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào sau đây cũng cần đến cơ quan y tế làm xét nghiệm bệnh. Các dấu hiệu nghiêm trọng cần chú ý bao gồm: Đau bụng dữ dội, nôn mửa, khó thở, có máu trong mũi, nướu, chất nôn hoặc phân.
Nếu gần đây bạn vừa đi du lịch và bị sốt cũng như có các triệu chứng nhẹ của bệnh sốt xuất huyết, hãy đến cơ sở ý tế để khám sốt xuất huyết, từ đó xác định bản thân có đang nhiễm bệnh hay không.
Xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn?
Các phương pháp chẩn đoán bệnh
Sốt xuất huyết có thể chuyển biến và trở nặng nhanh chóng, hiện nay cũng chưa có thuốc đặc trị và vắc-xin phòng bệnh. Vì vậy, bạn nhất định không nên chủ quan với nó. Nếu cơ thể có biểu hiện nghi ngờ bệnh sốt xuất huyết, tốt hơn hết là đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị bệnh. Một số xét nghiệm thường được sử dụng để xác định bệnh đó là:
- Xét nghiệm công thức máu nhằm mục đích xác định tình trạng của tiểu cầu, bạch cầu, hay thể tích hồng cầu.
- Xét nghiệm NS1 nếu có triệu chứng nghi ngờ bệnh kể từ ngày 1 đến ngày 3.
- Xét nghiệm kháng thể IgM hoặc IgG: IgM được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm từ ngày thứ 3-4, IgG xuất hiện muộn hơn nên có thể xét nghiệm từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14.
- Một số xét nghiệm khác để đánh giá độ nặng của bệnh như: Xét nghiệm chức năng gan, thận, và điện giải đồ.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định cần thực hiện thêm một số biện pháp chẩn đoán hình ảnh bổ sung như chụp X-quang tim phổi, siêu âm ổ bụng,… để các y bác sĩ có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất.
Xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không?
Trước khi đến cơ quan y tế làm xét nghiệm, người bệnh thường sẽ quan tâm đến những việc cần chuẩn bị trước khi thăm khám. Trong đó có việc xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không. Người bệnh nghi ngờ mắc sốt xuất huyết trước khi tiến hành làm xét nghiệm để xác định bệnh không cần phải nhịn ăn.
Nguyên nhân là do việc làm xét nghiệm máu để xác minh bạn có nhiễm virus sốt xuất huyết không chỉ theo dõi hai chỉ số là tiểu cầu và độ cô đặc máu. Hai chỉ số này hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi việc bệnh nhân có ăn gì hay không. Vì vậy việc bạn có ăn trước khi xét nghiệm hay không cũng không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm chỉ số sức khỏe gồm những gì và ý nghĩa của từng chỉ số
Hơn nữa, việc xét nghiệm sốt xuất huyết sẽ cần lấy một lượng máu nhất định trên cơ thể. Vì thế nên người bệnh nên đảm bảo không bị đói và có đủ sức để làm xét nghiệm, đừng để cơ thể mệt mỏi vì thiếu chất dinh dưỡng. Xét nghiệm máu sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không? Câu trả lời là không cần và cũng không nên nhịn ăn.
Bệnh nhân sốt xuất huyết cần lưu ý gì?
Để điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả cũng như phòng ngừa căn bệnh này, người bệnh cần phải chủ động theo dõi và chăm sóc sức khỏe của mình bên cạnh liệu trình điều trị của bác sĩ. Bạn nên chú ý:
- Mắc màn khi đi ngủ để tránh bị muỗi đốt;
- Sử dụng các loại tinh dầu hoặc thuốc đuổi muỗi để xua đuổi chúng;
- Thường xuyên dọn vệ sinh quanh nhà, không để muỗi có môi trường phát triển, sinh sản
- Uống các loại nước trái cây giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, bảo vệ mao mạch;
- Đến thăm khám ở cơ sở y tế để làm xét nghiệm khi bị sốt cao và kèm các triệu chứng nhiễm sốt xuất huyết như đã nói ở trên;
- Nếu trong nhà có người mắc sốt xuất huyết, hãy sử dụng khăn ấm để lau và vệ sinh cho người bệnh. Để người bệnh nghỉ nghỉ trong màn, tránh trường hợp muỗi đốt lây lan sang người khác.
>>>>>Xem thêm: Khám tiền mê là gì? Quy trình khám tiền mê trước phẫu thuật
Thắc mắc xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không đã được trả lời và lý giải ở trên. Nếu có bất kỳ triệu chứng bệnh nào kèm theo nghi ngờ bản thân nhiễm sốt xuất huyết, đừng nên trì hoãn việc xét nghiệm bệnh. Ngoài việc điều trị bệnh, kế hoạch xây dựng chế độ ăn uống cũng là điều cần thiết cho quá trình hồi phục bệnh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm