Người bị nhân tuyến giáp có nên mang thai hay không?

Người bị nhân tuyến giáp có nên mang thai hay không?

Nhân tuyến giáp là bệnh lý ngày càng phổ biến và gặp nhiều ở đối tượng là phụ nữ. Để hành trình mang thai an toàn cho mẹ và bé, nhiều chị em mắc bệnh tuyến giáp lo lắng rằng: Khi bị nhân tuyến giáp có nên mang thai hay không? Tìm hiểu cụ thể về vấn đề này sẽ giúp bạn có kiến thức và tinh thần tốt hơn.

Bạn đang đọc: Người bị nhân tuyến giáp có nên mang thai hay không?

Nhiều chị em phụ nữ mắc phải bệnh lý liên quan đến tuyến giáp nhưng có ý định mang thai. Để việc mang thai và nuôi dạy con trẻ được chu đáo và có sự chuẩn bị tốt nhất, cùng tìm hiểu xem bị nhân tuyến giáp có nên mang thai không.

Tuyến giáp ảnh hưởng đến quá trình mang thai như thế nào?

Tuyến giáp có hình bướm, nằm ở phía dưới cổ, có nhiệm vụ tổng hợp, dự trữ và bài tiết hormon tuyến giáp. Các nội tiết tố do tuyến giáp tiết ra, tham gia kiểm soát và điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể, bao gồm cả nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt và hoạt động não bộ.

Trong thai kỳ, hormone tuyến giáp của người mẹ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là hệ thần kinh của bé. Khi người mẹ mang thai, trong 3 tháng đầu tiên, thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào nội tiết tố của mẹ để phát triển. Từ tuần thứ 12 trở đi, bào thai bắt đầu tạo ra hormone tuyến giáp, nhưng ít và vẫn cần hormone từ mẹ đến khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ.

Theo thống kê, cứ mỗi 8 người phụ nữ sẽ có 1 người gặp vấn đề về tuyến giáp. Đặc biệt hơn, tỷ lệ này gia tăng ở phụ nữ mang thai, do các thay đổi nội tiết trong thai kỳ. Các rối loạn chức năng tuyến giáp thường gặp là tình trạng cường giáp hoặc suy giáp.

Vậy người bị nhân tuyến giáp có nên mang thai không, cùng tìm hiểu qua ảnh hưởng của bệnh cường giáp hoặc suy giáp đến sức khỏe mẹ và bé.

Người bị nhân tuyến giáp có nên mang thai hay không?

Hormone tuyến giáp tham gia điều hòa các quá trình chuyển hóa của cơ thể

Ảnh hưởng của bệnh cường giáp trong lúc mang thai

Bệnh cường giáp là tình trạng nồng độ hormone tuyến giáp tăng cao hơn mức bình thường, gây ra các biến chứng về tim mạch, thần kinh, tăng chuyển quá hóa mức,… Phụ nữ mang thai mắc bệnh cường giáp có thể là nguyên nhân gây dị tật thai nhi.

Một số dấu hiệu nhận biết phụ nữ mang thai bị cường giáp gồm: Tim đập nhanh, nhịp tim không đều, không chịu được nhiệt độ nóng và lạnh, hay cảm thấy mệt mỏi, run chân tay, cân nặng thay đổi bất thường.

Khi bị bệnh cường giáp, mẹ và bé phải đối mặt một số nguy cơ trong lúc mang thai như:

  • Tiền sản giật: Tình trạng tăng huyết áp quá mức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan và thận. Tiền sản giật thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc sau sinh, có thể dẫn đến bệnh suy tim hoặc các biến chứng nguy hiểm trong lúc mang thai.
  • Nhau bong non: Tình trạng rất nguy hiểm khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi sinh.
  • Bão tuyến giáp: Hormone tuyến giáp ồ ạt tiết ra và đi vào máu, tình trạng hiếm gặp này có thể đe dọa đến tính mạng của sản phụ và thai nhi.

Sản phụ mắc bệnh cường giáp trong lúc mang thai, làm tăng các nguy cơ như: Bệnh bướu cổ, sinh non, trẻ sinh nhẹ cân, sảy thai, phù thai dẫn đến thai lưu. Trẻ sinh ra có thể bị rối loạn chức năng tuyến giáp, làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ sau này. Vậy người bị nhân tuyến giáp có nên mang thai?

Ảnh hưởng của bệnh suy giáp trong lúc mang thai

Đối ngược với cường giáp, suy giáp là bệnh do nồng độ hormone tuyến giáp bị giảm, không đủ điều khiển các hoạt động trong cơ thể. Các triệu chứng của bệnh suy giáp ở phụ nữ mang thai bao gồm: Suy giảm trí nhớ và mất tập trung, mệt mỏi thường xuyên, không chịu được nhiệt độ lạnh, hay bị chuột rút, táo bón nặng, có thể tăng cân,…

Tìm hiểu thêm: Những lưu ý khi sử dụng thuốc giãn cơ bắp chân

Người bị nhân tuyến giáp có nên mang thai hay không?
Suy giáp làm ảnh hướng đến khả năng phát triển trí tuệ của trẻ

Phụ nữ mang thai đi kèm với bệnh suy giáp, sẽ làm tăng các nguy cơ như:

  • Thiếu máu: Suy giáp làm cơ thể thiếu hụt một số hormone tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, dẫn đến giảm khả năng vận chuyển oxy của cơ thể, làm xuất hiện các biểu hiện thiếu máu.
  • Tăng huyết áp thai kỳ: Bệnh cao huyết áp do suy giáp, thường sẽ bắt đầu sau tuần thứ 20 trong thai kỳ.
  • Tiền sản giật.
  • Nhau bong non.
  • Băng huyết sau sinh: Là tình trạng sản phụ bị chảy máu nhiều sau sinh, kéo dài trong vòng 1 ngày sau đó, hoặc có khi đến 12 tuần.
  • Myxedema: Đây là tình trạng bị suy giáp nặng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hôn mê, thậm chí tử vong.

Sản phụ mắc bệnh suy giáp khiến thai nhi có nguy cơ cao bị sảy thai, phù thai, trẻ sinh nhẹ cân, thai chết lưu, bệnh suy tim. Trẻ sinh ra có thể bị ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, giảm chỉ số IQ và kém linh hoạt trong tư duy.

Người bị nhân tuyến giáp có nên mang thai không?

Để giải đáp thắc mắc “người bị nhân tuyến giáp có nên mang thai hay không?”, thì theo các chuyên gia y tế: Mặc dù bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nhưng khi các rối loạn nội tiết được kiểm soát tốt, thì người phụ nữ có khả năng mang thai và sinh con bình thường. Nhiều trường hợp còn có thể có con trong thời gian chữa bệnh, khi tuân thủ điều trị và được theo dõi chặt chẽ từ các bác sĩ.

Có một số loại thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp, được chứng minh là an toàn với thai nhi nên thai phụ có thể yên tâm điều trị. Điều quan trọng là trước khi mang thai, bạn cần thăm khám để được bác sĩ kiểm tra sức khỏe tuyến giáp. Việc làm này giúp tầm soát và phát hiện các vấn đề liên quan đến tuyến giáp.

Người bị nhân tuyến giáp có nên mang thai hay không?

>>>>>Xem thêm: Tình trạng da thừa hậu môn là gì?

Giải đáp thắc mắc “người bị nhân tuyến giáp có nên mang thai hay không?”

Vậy là bài viết đã giải đáp thắc mắc “người bị nhân tuyến giáp có nên mang thai không?”. Việc kiểm soát tốt bệnh lý tuyến giáp, cùng với chuẩn bị cho mình các kiến thức đầy đủ trước khi mang thai, thai phụ và thai nhi có thể hoàn toàn trải qua một thai kỳ khỏe mạnh mà không gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *