Cằm lẹm là một khiếm khuyết trên khuôn mặt, khiến khuôn mặt mất đi sự cân đối hài hòa. Điều này mang đến ít nhiều sự tự ti cho người mang cằm lẹm. Vậy nguyên nhân lẹm cằm do đâu? Có khắc phục được không?
Bạn đang đọc: Cằm lẹm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục
Cằm lẹm khiến tính thẩm mỹ tổng thể của khuôn mặt bị ảnh hưởng đáng kể. Nhiều người đang mang chiếc cằm bị lẹm nhưng không biết nguyên nhân ra sao? Như thế nào gọi là cằm lẹm và nếu cằm bị lẹm bẩm sinh có thể khắc phục được không? Nếu bạn cũng có những thắc mắc này, đừng bỏ qua những thông tin về tình trạng lẹm cằm trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Như thế nào gọi là cằm lẹm? Nguyên nhân gây lẹm cằm
Cằm lẹm là tình trạng cằm ngắn, nhỏ hay lùi ra phía sau do hàm dưới kém phát triển hơn hàm trên. Trong trường hợp hàm dưới kém phát triển trong khi hàm trên phát triển mạnh sẽ dẫn đến lẹm cằm kèm hô xương hàm trên. Dáng cằm bị lẹm là dáng cằm thiếu độ nhô ra, thậm chí có người nhìn như không có cằm. Ướm đo từ đỉnh mũi, môi, đỉnh cằm sẽ thấy không nằm trên một đường thẳng.
Lẹm cằm là một khuyết điểm cằm, làm ảnh hưởng đến tính cân đối và thẩm mỹ của khuôn mặt, ảnh hưởng đến tâm lý và làm giảm sự tự tin của một người.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lẹm cằm như:
- Lẹm cằm có thể được di truyền từ cha mẹ sang con do sự di truyền về cấu trúc xương hàm.
- Trong quá trình phát triển xương hàm, nếu các xương phát triển không đồng đều cũng có thể gây lẹm cằm.
- Một số trường hợp bị lẹm cằm sau khi gặp chấn thương và cần phẫu thuật trên vùng cằm. Điều này sẽ tác động và làm ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm dưới gây lẹm cằm.
- Một số hiếm trường hợp bệnh nhân bị ung thư răng miệng khiến các cấu trúc mô tế bào bị phá hủy. Điều này khiến hàm bị biến dạng, hụt dần và bị lẹm vào bên trong.
Cằm lẹm có chữa được không và chữa thế nào?
Với sự phát triển của các công nghệ thẩm mỹ hiện đại, ngày nay tình trạng lẹm cằm có thể được khắc phục đáng kể tuy nhiên sẽ tốn kém chi phí. Vì vậy, cả các phương pháp chữa lẹm cằm không cần phẫu thuật và có sự can thiệp phẫu thuật đều được quan tâm. Cụ thể là:
Chữa lẹm cằm bằng phương pháp không phẫu thuật
Một số cách có thể khắc phục cằm lẹm ở một mức độ nhất định như:
- Điều chỉnh hàm khi cấu trúc hàm trên và hàm dưới không cân đối sẽ mang đến diện mạo hài hòa hơn cho vùng cằm mặt. Một số người thắc mắc niềng răng có làm cằm bớt lẹm không? Câu trả lời là trong nhiều trường hợp, phương pháp này cũng mang lại hiệu quả nhất định. Nếu xương hàm trên phát triển quá mức dẫn đến bị hô và tạo cảm giác cằm lẹm, niềng răng sẽ khắc phục khuyết điểm hô, vẩu ở hàm trên. Sau khi các răng được dàn đề trên cung hàm, khớp cắn ổn định, cảm giác lẹm cằm sẽ giảm đáng kể.
- Dùng mặt nạ cằm để tạo áp lực nhẹ lên cằm, kích thích nhóm ở dưới cằm và cũng có thể góp phần cải thiện hình dáng cằm.
- Cách khắc phục cằm lẹm nhờ tập luyện cũng được nhiều người áp dụng. Các bài tập massage vùng cằm kết hợp tập cơ mặt nếu được duy trì đều đặn hàng ngày, mỗi ngày 5 – 10 phút bạn sẽ thấy vùng cằm thon gọn hơn, thanh thoát hơn.
Chữa lẹm cằm bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật luôn là cách chữa cằm lẹm hiệu quả, nhanh chóng nhất. Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến được áp dụng để chữa lẹm cằm như:
- Phẫu thuật cắt xương cằm là một phẫu thuật chỉnh lẹm cằm khá phổ biến. Các bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt xương cằm để tạo sự cân đối, hài hòa cho khuôn mặt.
- Phẫu thuật độn cằm lẹm cũng là một phương pháp hiệu quả chữa lẹm cằm. Các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ sử dụng sụn nhân tạo sinh học hoặc sụn tự thân để bồi đắp vào phần cằm bị lẹm của người mang khuyết đỉnh. Trước khi thực hiện phẫu thuật này, bạn cần chọn được địa chỉ tin cậy và tìm hiểu kỹ về độn cằm và những điều bạn cần biết. Phương pháp này tuy hiệu quả cao nhưng lại khá tốn kém.
Có nên phẫu thuật độn cằm lẹm không? Có thể một số người sẽ cân nhắc đến rủi ro có thể gặp phải. Tuy nhiên, phẫu thuật độn cằm đã cực phát triển trên thế giới và được coi là loại phẫu thuật có độ an toàn cao, ít biến chứng. Phẫu thuật độn cằm bằng sụn mang lại hiệu quả lâu dài, từ 10 năm thậm chí duy trì vĩnh viễn.
Tìm hiểu thêm: Đau mắt đỏ kiêng những gì để mau khỏi?
Tiêm filler khắc phục cằm lẹm
Nên độn cằm hay tiêm filler là băn khoăn của nhiều người vì tiêm filler cũng được đánh giá cao về hiệu quả trong khi ít xâm lấn hơn. Với phương pháp này, các chuyên viêm thẩm mỹ sẽ sử dụng chất làm đầy để lấp đầy vị trí bị thiếu hụt mô, định hình lại dáng cằm. Đây là cách nhanh chóng nhất và ít xâm lấn nhất để tạo khuôn mặt hài hòa, cân đối, khắc phục khuyết định lẹm cằm.
Dù có ưu điểm là quy trình thực hiện nhanh chóng, ít xâm lấn, hiệu quả cao, hầu như không gây đau đớn, nhưng tiêm filler sửa cằm lẹm vẫn tồn tại những hạn chế như: Hiệu quả chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và nếu lẹm cằm mức độ nặng sẽ ít hiệu quả.
Tùy phương pháp khắc phục cằm lẹm bạn lựa chọn, chi phí thực hiện sẽ khác nhau. Bạn có thể áp dụng các bài tập tại nhà hoàn toàn miễn phí tuy nhiên cần xác định hiệu quả chỉ dừng lại ở mức làm thon gọn phần cằm. Lẹm cằm xảy ra do sự thiếu hài hòa của cấu trúc xương nên các bài tập sẽ không thể tác động và làm thay đổi cấu trúc xương cằm.
>>>>>Xem thêm: Nên cho trẻ khám dậy thì sớm ở đâu uy tín? Các phương pháp kiểm tra dậy thì sớm phổ biến
Phẫu thuật độn cằm hiệu quả cao nhưng chi phí trung bình từ 30 – 50 triệu đồng, thường chỉ phù hợp với những người có điều kiện tài chính tốt. Nếu tiêm filler, tình trạng lẹm cằm có thể được cải thiện một cách nhanh chóng, chi phí vừa túi tiền của nhiều người. Tuy nhiên, bạn nhất định nên thực hiện thủ thuật này tại những cơ sở thẩm mỹ uy tín, được Bộ Y tế cấp phép hoạt động để giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng và thiếu an toàn.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã có những thông tin nhất định về tình trạng cằm lẹm. Để biết với tình trạng của mình, khắc phục lẹm cằm bằng phương pháp nào hiệu quả nhất, bạn nên thăm khám trực tiếp tại những cơ sở y tế, cơ sở thẩm mỹ uy tín. Bạn tuyệt đối không nên sử dụng các dịch vụ thẩm mỹ của cơ sở chưa được cấp phép để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ và độ an toàn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm