Máy tạo nhịp tim có an toàn không?

Máy tạo nhịp tim có an toàn không?

Rối loạn nhịp tim là một trong các tình trạng thường gặp nhất ở tim. Nó gây cảm giác khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Để hạn chế các đơn đau ở tim do rối loạn nhịp tim gây ra, máy tạo nhịp tim chính là giải pháp. Vậy máy tạo nhịp tim là gì? Đặt máy tạo nhịp tim có an toàn không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Máy tạo nhịp tim có an toàn không?

Máy tạo nhịp tim là một thiết bị hữu ích dành cho những người có vấn đề về tim mạch. Tìm hiểu thông tin về loại máy này giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn. Những thắc mắc về máy tạo nhịp tim sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Máy tạo nhịp tim là gì?

Trong cơ thể chúng ta, tim là bộ phận trọng yếu, có vai trò quan trọng trong hệ tuần hoàn. Tim được ví như một chiếc máy bơm, giúp đẩy máu mang theo các chất dinh dưỡng và oxy đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng và duy trì hoạt động sống của các cơ quan nội tạng và tế bào. Nhờ có tim mà các hoạt động sống của cơ thể được diễn ra ổn định. Vì vậy, bất kỳ sự rối loạn nào xảy ra ở tim đều ảnh hưởng đến hoạt động sống của cơ thể.

Một trong các vấn đề thường gặp nhất ở tim đó là tình trạng rối loạn nhịp tim. Một số triệu chứng phổ biến của rối loạn nhịp tim bao gồm:

  • Hồi hộp: Cảm giác tim đập nhanh, đập mạnh hoặc đập vỗ ở ngực.
  • Chóng mặt: Cảm giác choáng váng, quay cuồng hoặc mất thăng bằng.
  • Khó thở: Cảm thấy khó thở khi gắng sức hoặc khi nghỉ ngơi.
  • Đau ngực: Cảm giác đau, tức hoặc bóp thắt ở ngực.
  • Ngất: Mất ý thức đột ngột.

Để giảm bớt tình trạng này, năm 1889, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu về xung điện tim. Đến năm 1956, tại Hoa Kỳ, một ca cấy ghép máy tạo nhịp đầu tiên vào cơ thể sống đã thành công. Năm 1973, Việt Nam cũng thực hiện thành công ca cấy ghép máy tạo nhịp đầu tiên. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, phải đến năm 1990, máy tạo nhịp mới được phát triển mạnh mẽ và phổ biến tại Việt Nam. Đến nay, máy tạo nhịp đã trở thành một phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân rối loạn nhịp tim, giúp họ có thể sống một cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.

Máy tạo nhịp tim là một thiết bị nhỏ dùng để điều trị một số chứng rối loạn nhịp tim. Khi bị rối loạn nhịp tim, tim có thể đập quá nhanh, quá chậm hoặc nhịp tim không đều. Máy tạo nhịp tim gửi các xung điện để giúp tim bạn đập ở tốc độ và nhịp điệu bình thường. Máy tạo nhịp tim cũng có thể được sử dụng để giúp buồng tim của bạn đập đồng bộ để tim có thể bơm máu hiệu quả hơn đến cơ thể. Điều này có thể cần thiết nếu bạn bị suy tim.

Máy tạo nhịp tim có an toàn không?

Máy tạo nhịp tim là thiết bị hỗ trợ cho hoạt động hiệu quả của tim

Cấu tạo của máy tạo nhịp tim

Cấu tạo của máy tạo nhịp tim bao gồm hai phần chính:

Pacemaker

Máy tạo nhịp (Pacemaker) là bộ phận chính của máy tạo nhịp tim, bao gồm:

  • Pin: Là thành phần chiếm phần lớn thể tích của máy tạo nhịp. Hiện nay pin của máy tạo nhịp thường được sử dụng là pin Lithium – Iodine. Nó có tuổi thọ khoảng 8 – 10 năm.
  • Bộ vi xử lý, bộ nhớ và mạch điện tử: Là các bộ phận quan trọng của máy tạo nhịp, có nhiệm vụ lưu trữ chương trình và đảm bảo các chức năng hoạt động của máy.
  • Đầu nối với điện cực: Là bộ phận giúp truyền tín hiệu điện từ máy tạo nhịp đến dây điện cực. Làm bằng vật liệu nhựa Epoxy. Có các vị trí để gắn dây điện cực. Mỗi lỗ có thể cắm được một hoặc hai dây điện cực. Thông thường, mỗi lỗ đều có một vít để vặn chặt đầu điện cực, ngăn chặn sự di chuyển của đầu điện cực.

Tất cả các bộ phận chính của máy tạo nhịp được bảo vệ bởi vỏ máy làm bằng hợp kim có tính chất sinh học, giúp máy hoạt động ổn định và an toàn cho người bệnh.

Electrode

Dây điện cực (Electrode) là một bộ phận quan trọng của máy tạo nhịp tim. Dây điện cực có ba phần chính:

  • Gốc dây điện cực: Là phần gắn với máy tạo nhịp.
  • Thân dây điện cực: Là phần nối giữa gốc dây điện cực và đầu điện cực.
  • Đầu điện cực: Là phần gắn trực tiếp vào cơ tim.

Đầu điện cực có vai trò rất quan trọng trong máy tạo nhịp tim. Đầu điện cực có nhiệm vụ phát hiện các hoạt động điện của tim và truyền các xung động điện của máy tạo nhịp tới cơ tim. Cấu tạo của đầu điện cực rất đặc biệt để có thể cố định tốt vào thành tim đồng thời phải giảm bớt được hiện tượng xơ hoá tái vị trí gắn vào thành tim.

Máy tạo nhịp tim có an toàn không?

Cấu tạo máy tạo nhịp tim gồm 2 phần

Tại sao phải dùng đến máy tạo nhịp tim?

Máy tạo nhịp tim là một thiết bị điện tử nhỏ được cấy ghép dưới da ở ngực hoặc bụng. Thiết bị này gửi tín hiệu điện đến tim để điều hòa nhịp tim. Bệnh nhân cần dùng đến máy tạo nhịp tim vì tim đập quá chậm hoặc quá nhanh. Nhịp tim chậm có thể gây ra các triệu chứng như: Mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, đau ngực, ngất. Các cơn nhịp tim chậm đột ngột có thể gây ra nguy cơ chấn thương hoặc tổn thương ở bệnh nhân.

Các tình trạng cần sử dụng máy tạo nhịp tim bao gồm:

  • Hội chứng suy nút xoang: Là tình trạng nút xoang, bộ phận tạo nhịp tim tự nhiên của cơ thể, không hoạt động bình thường. Điều này có thể khiến nhịp tim quá chậm hoặc quá nhanh hoặc cả hai.
  • Block tim hoàn toàn hoặc block tim từng lúc: Là tình trạng nút nhĩ thất, bộ phận dẫn truyền xung điện từ tâm nhĩ đến tâm thất hoạt động không bình thường. Do đó có thể khiến tim đập chậm hoặc ngừng đập đột ngột.
  • Một số dạng nhịp tim nhanh (tim đập nhanh bất thường): Là tình trạng tim đập quá nhanh, có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, đau ngực và ngất.
  • Ngất do cường phế vị và hội chứng tăng nhạy cảm xoang cảnh: Là tình trạng ngất do nhịp tim quá chậm hoặc quá nhanh.
  • Suy tim: Là tình trạng tim không thể bơm máu đủ cho cơ thể. Một số người bị suy tim có thể đạt hiệu quả khi sử dụng loại máy tạo nhịp tim đặc biệt, gọi là máy tạo nhịp hai buồng thất hoặc máy tái đồng bộ tim (CRT).

Tìm hiểu thêm: Biến chứng viêm lợi trùm do răng khôn là gì? Có nguy hiểm không?

Máy tạo nhịp tim có an toàn không?
Bệnh nhân suy tim cần sử dụng máy tạo nhịp tim

Những lưu ý khi đặt máy tạo nhịp tim

Những lưu ý với bệnh nhân sau khi đặt máy tạo nhịp tim:

  • Tránh tiếp xúc với các thiết bị điện tử có từ trường mạnh, chẳng hạn như máy MRI, máy hàn điện,…
  • Tránh vận động mạnh, vung tay cao, bê vác nặng trong vài tuần sau khi đặt máy.
  • Khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra hoạt động của máy tạo nhịp.
  • Cần phải ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin K, chẳng hạn như rau xanh, rau bina,…
  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc.
  • Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thuốc không kê đơn.

Các biến chứng có thể xảy ra của thiết bị tạo nhịp tim hoặc phẫu thuật của nó có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng gần vị trí trong tim nơi đặt thiết bị.
  • Sưng, bầm tím hoặc chảy máu, đặc biệt nếu bạn dùng thuốc làm loãng máu.
  • Cục máu đông gần nơi đặt thiết bị.
  • Tổn thương mạch máu và dây thần kinh.
  • Vỡ phổi.
  • Máu ở khoảng trống giữa phổi và thành ngực.

Các nguy cơ hiếm gặp khác bao gồm:

  • Nguy cơ phản ứng dị ứng với thuốc gây mê.
  • Nguy cơ biến chứng liên quan đến thuốc chống đông máu.
  • Di chuyển hoặc dịch chuyển thiết bị hoặc dây dẫn có thể gây ra lỗ thủng trong tim.

Máy tạo nhịp tim có an toàn không?

>>>>>Xem thêm: Mất ngủ ở phụ nữ tuổi 30 có nguy hiểm không?

Tuân thủ những chỉ định của bác sĩ khi tiến hành đặt máy tạo nhịp tim

Hy vọng thông qua những chia sẻ từ bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về máy tạo nhịp tim. Đây là một thiết bị hữu ích dành cho những bệnh nhân gặp vấn đề về nhịp tim. Hãy thăm khám bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *