Dập lá lách cấp độ 3 dễ xảy ra nhất trong các ca chấn thương vùng bụng kín, gây tụ máu dưới bao và trong nhu mô, phần lớn nguyên nhân gây ra do tai nạn hoặc bị hành hung.
Bạn đang đọc: Dập lá lách cấp độ 3: Nguyên nhân, cách điều trị và thời gian phục hồi
Dập hay vỡ lá lách được xem là một trong các tổn thương nghiêm trọng của hệ cơ quan lá lách của cơ thể, phần lớn các trường hợp gây dập lá lách thường do tai nạn giao thông, tai nạn khi chơi thể thao hoặc bệnh nhân bị đánh đập, hành hung,… Vậy vỡ lá lách có gây nguy hiểm đến tính mạng không? Thời gian bao lâu để phục hồi sau khi điều trị dập lá lách cấp độ 3? Mời mọi người cùng theo dõi qua bài viết sau đây để có câu trả lời cho mình nhé.
Tổng quan về chấn thương lá lách
Lá lách trong cơ thể nằm tại vị trí góc phần tư bên trái, đảm nhiệm chức năng quan trọng chống nhiễm trùng và lọc các tế bào máu cũ cho cơ thể. Khi lá lách bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, lượng máu chảy nhiều hay ít còn phụ thuộc vào mức độ dập lá lách.
Theo nhiều số liệu thống kê cho thấy có đến 60% bệnh nhân bị chấn thương lá lách có tổn thương kèm theo. Bên cạnh đó một số nghiên cứu khác còn chứng minh rằng nếu một người bị chấn thương lá lách nặng kèm theo nhiễm trùng và chấn thương sọ não thì tỷ lệ tử vong chiếm đến 10% trong vòng 48 giờ đầu. Ngược lại nếu chấn thương nhẹ thì tỷ lệ tử vong chỉ chiếm 1%.
Nguyên nhân dẫn đến dập lá lách cấp độ 3
Bên cạnh các nguyên nhân như chấn thương, bị đánh đập thì còn các trường hợp nào dẫn đến dập lá lách là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất, dưới đây là 6 lý do khác tưởng chừng như rất hiếm nhưng thực tế là có nhiều trường hợp gặp phải, cụ thể:
Do bệnh lý tăng sinh (chiếm 30%)
Dập lá lách còn xuất phát từ việc mắc các căn bệnh ung thư về máu như u lympho, bạch cầu cấp,… Song song với đó, dập lá lách cũng do nhiều bệnh lý về máu như xuất huyết giảm miễn dịch, các loại u lành như u máu, u nang,…
Do bệnh nhiễm trùng (chiếm 30%)
Nguyên nhân từ các bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, nấm và các sinh vật đơn bào, điển hình như sốt xuất huyết do virus gây ra, sốt rét do sinh vật đơn bào gây ra và nấm cũng là nguyên nhân gây ra vỡ lá lách gặp nhiều ở các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.
Bên cạnh đó dập lá lách còn do nhiều nguyên nhân nhiễm trùng khác như lao, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết,…
Bệnh viêm không do nhiễm trùng (chiếm 15%)
Các bệnh viêm không phải nhiễm trùng hầu hết có sự liên quan đến tụy như viêm tụy cấp, ung thư tụy,… Vì tụy nằm gần với lá lách nên nếu tổn thương tụy sẽ có nguy cơ gây vỡ lách.
Các bệnh tự miễn như amyloidosis, viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống hay các bệnh lý tổn thương mạch máu cũng trở thành nguyên nhân gây tổn thương lá lách.
Rối loạn do uống thuốc hoặc điều trị (chiếm 10%)
Các loại thuốc khi điều trị chống đông máu đối với người bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ cũng chiếm tỷ lệ làm tổn thương đến lá lách hoặc chạy thận nhân tạo cũng có thể gây vỡ lách.
Nguyên nhân khác không phải chấn thương (chiếm 7%)
Một số nguyên nhân khác không do chấn thương như mang thai ngoài tử cung trong lách, vỡ lách sau khi vượt cạn hoặc do lách bị ứ máu đối với người điều trị xơ gan.
Tìm hiểu thêm: Vôi hóa tuyến vú nguyên nhân là do đâu?
Không rõ nguyên nhân (chiếm 7%)
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, số ít trường hợp còn lại chiếm 0.1 – 0.5% bị dập lá lách không do nguyên nhân chấn thương gây ra.
Các phương pháp điều trị dập lá lách
Phương pháp điều trị dập lá lách nói chung và dập lá lách cấp độ 3 nói riêng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng bệnh nhân, đối với các trường hợp nặng thì cần phải phẫu thuật ngay lập tức, một số khác lá lách có thể tự lành nên chỉ bệnh nhân chỉ cần tuân theo phác đồ điều trị và nghỉ ngơi đầy đủ.
Nhập viện theo dõi mức độ hồi phục của lá lách
Trong các trường hợp nhẹ, lá lách có nhiều vết thương nhỏ có thể tự hồi phục mà không cần phẫu thuật, bệnh nhân cần phải tái khám nhập viện thường xuyên để được bác sĩ theo dõi và truyền máu nếu cần. Ngoài ra bạn cũng có thể được chỉ định chụp CT theo dõi để kiểm tra lá lách đã lành hẳn hay chưa.
Phẫu thuật hở
Quá trình phẫu thuật hở được tiến hành để sửa vết rách hoặc cắt bỏ một phần của lá lách,… Cụ thể:
- Sửa vết rách trên lá lách: Bác sĩ sẽ khâu lại vết rách để lá lách có thể hoạt động bình thường.
- Cắt bỏ một phần của lá lách: Tùy thuộc mức độ vỡ lách, bác sĩ sẽ loại bỏ một phần của lá lách, giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng ở người bệnh.
- Cắt bỏ lá lách: Đối với trường hợp nặng, bác sĩ sẽ đề nghị cắt bỏ lá lách, nhưng bệnh nhân có thể sẽ bị nhiễm trùng huyết nghiêm trọng, tỷ lệ cao nhất rơi vào trẻ nhỏ trong 2 năm đầu đời.
Thực tế các cuộc phẫu thuật lá lách hở đều an toàn, nhưng vẫn không ngoại trừ nguy cơ có nhiều rủi ro như đông máu, chảy máu, viêm phổi,…
>>>>>Xem thêm: Thuốc Banitase uống trước hay sau ăn? Cách sử dụng thuốc Banitase hiệu quả nhất
Phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật nội soi điều trị lá lách bằng cách rạch nhỏ một đường ở bụng, sau đó đưa camera và thiết bị chiếu sáng vào ổ bụng thông qua các vết mổ nhỏ này, để bác sĩ phẫu thuật quan sát hình ảnh và điều khiển thiết bị mổ. Tuy nhiên ở một số tình huống, có thể cần phải mổ một đường rạch lớn để tiếp cận lá lách hiệu quả hơn.
Thời gian phục hồi sau điều trị vỡ lá lách là bao lâu?
Nhiều người điều trị dập lá lách thường có nhiều vấn đề thắc mắc, điển hình là câu hỏi về thời gian phục hồi bệnh dập lá lách sau khi điều trị là bao lâu?
Thực tế không có thời gian cụ thể mà chỉ dao động trong một vài tuần sau khi phẫu thuật tùy vào cơ địa từng bệnh nhân, quan trọng nhất là phải nghỉ ngơi nhiều để cơ thể mau lấy lại sức, hạn chế chơi thể thao, chỉ nên vận động nhẹ tối thiểu 3 tháng.
Tuy con người có thể tồn tại khi không còn lá lách, nhưng bộ phận này lại có vai trò trong việc tăng cường miễn dịch, việc cắt bỏ có thể làm ảnh hưởng đến khả năng kháng khuẩn của cơ thể, vì thế mà các bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật lá lách thường được tiêm vacxin ngừa phế cầu khuẩn.
Hy vọng qua thông tin trong bài viết trên, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây dập lá lách cấp độ 3 xảy ra không chỉ do chấn thương tai nạn hay bị đánh đập mà còn có nhiều nguyên nhân khác liên quan đến bệnh lý, nguyên nhân khách quan,… Bên cạnh đó mọi người sẽ hiểu rõ hơn về sự tổn thương lá lách có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào chứ không đơn thuần chỉ là một cơ quan trong cơ thể con người.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Lá láchCơ thể người