Xăm môi ăn rau nhút được không? Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi xăm môi

Xăm môi ăn rau nhút được không? Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi xăm môi

Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề ăn uống sau khi thực hiện thủ thuật xăm môi và một trong số đó là câu hỏi xăm môi ăn rau nhút được không. Những thông tin trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc trên.

Bạn đang đọc: Xăm môi ăn rau nhút được không? Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi xăm môi

Xăm môi là một thủ thuật thẩm mỹ đơn giản, tuy nhiên khách hàng cũng cần kiêng khem đúng cách mới đảm bảo được kết quả cao nhất. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp những thông tin về chế độ ăn uống và cách chăm sóc sau khi xăm môi, đồng thời giải đáp thắc mắc xăm môi ăn rau nhút được không.

Xăm môi ăn rau nhút được không?

Rau nhút hay còn được gọi là rau rút, là một loại thực vật sống trên mặt nước, quanh thân có phao màu trắng và lá kép lông chim. Hoa của rau nhút mọc thành từng cụm và có màu vàng. Loại rau này có mùi thơm đặc biệt tương tự như mùi nấm hương, thân ăn rất giòn và thường được nấu canh với khoai sọ hoặc riêu cua để giải nhiệt mùa hè. Theo Đông y, rau nhút có tính hàn, vị ngọt, không độc hại và có tác dụng mát gan, giải độc, thanh nhiệt, an thần, trị chứng nóng trong gây mụn nhọt, điều hòa tỳ vị, làm thông huyết mạch, lợi tiểu, tiêu viêm, nhuận tràng… Vậy xăm môi ăn rau nhút được không?

Bình thường, rau nhút cung cấp hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Từ đó, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như giải độc gan, bảo vệ tim mạch và điều trị chứng khó tiêu. Tuy nhiên, rau nhút là loại rau đứng đầu trong danh sách những loại thực phẩm cần tránh khi cơ thể có vết thương hở. Điều này được lý giải là do rau nhút làm kích thích quá trình sản sinh collagen cũng như tái tạo da quá mức, từ đó khiến cho vùng da non dễ bị ngứa rát hơn bình thường. Hơn thế nữa, sự liên kết của các sợi collagen dễ bị chồng chéo lên nhau, không đồng nhất theo một quy luật nào và dẫn đến tình trạng sẹo lồi, sẹo xấu.

Trong kỹ thuật xăm môi làm đẹp, mặc dù đầu kim không xâm lấn sâu vào bên trong nhưng vẫn tác động trực tiếp tới lớp biểu bì và gây ra những tổn thương nhất định. Chính vì thế, mọi người tuyệt đối không nên ăn rau nhút sau khi tiến hành xăm môi để tránh trường hợp hình thành sẹo xấu gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là ở những đối tượng có cơ địa sẹo lồi. Vậy xăm môi cần kiêng ăn rau nhút trong bao lâu?

Xăm môi ăn rau nhút được không? Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi xăm môi

Xăm môi ăn rau nhút được không là thắc mắc của nhiều người

Xăm môi cần kiêng ăn rau nhút trong bao lâu?

Xăm môi ăn rau nhút được không? Câu trả lời là không nên ăn. Để đảm bảo cho quá trình phục hồi vết thương diễn ra thuận lợi hơn, bạn nên hạn chế ăn rau nhút trong vòng 3 – 4 tuần sau khi xăm môi. Đây được xem là khoảng thời gian môi đã bong tróc vảy, tuy nhiên làn da vẫn còn nhạy cảm và dễ bị tác động xấu nếu không giữ gìn cẩn thận.

Đối với những người có cơ địa dữ hoặc dễ bị dị ứng thì có thể phải kiêng ăn rau nhút từ 1 – 2 tháng sau khi xăm môi hoặc đợi đến khi môi lên màu đẹp hoàn hảo rồi mới ăn rau nhút như bình thường. Vậy nếu lỡ ăn rau nhút rồi thì có sao không?

Nhiều người không biết cần phải kiêng ăn rau nhút khi môi chưa lành hoàn toàn nên đã vô tình ăn loại rau này sau khi xăm môi. Lúc này, bạn nên dừng ăn rau nhút càng sớm càng tốt và tuân thủ theo đúng hướng dẫn về cách chăm sóc môi tại nhà như vệ sinh môi hàng ngày đúng cách, uống đủ nước, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin để thúc đẩy quá trình lành thương.

Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi sát sao tình trạng của môi. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như mọc mụn nước, sưng tấy kéo dài, màu mực không đồng đều, chấm nhỏ li ti… thì hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị phù hợp.

Xăm môi ăn rau nhút được không? Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi xăm môi

Cần đến gặp bác sĩ khi môi bị sưng tấy kéo dài sau khi xăm môi

Những loại thực phẩm cần kiêng sau khi xăm môi

Tương tự rau nhút, rau muống cũng là một loại thực phẩm có khả năng thúc đẩy quá trình hình thành sẹo lồi ở vết thương hở. Do đó, sau khi xăm môi bạn cũng nên loại bỏ rau muống trong thực đơn ăn uống hàng ngày cho đến khi môi hồi phục hoàn toàn.

Bên cạnh đó, những người vừa thực hiện xăm môi thẩm mỹ nên tạm thời tránh xa những loại thực phẩm dưới đây trong suốt thời gian lên màu môi, cụ thể là:

  • Thực phẩm có vị tanh: Có thể kể đến như trứng, cá, hải sản, thịt ếch… Đây làm nhóm thực phẩm gây kích ứng mạnh khiến cho môi bị ngứa rát khó chịu, thậm chí có thể khiến môi bị nổi mẩn đỏ và sưng nề.
  • Thịt bò và thịt dê: Đây là 2 loại thịt có thể làm chậm quá trình lành thương, khiến môi bị thâm hoặc môi lên màu loang lổ.
  • Thịt gia cầm: Thịt vịt, ngan, gà… là những loại thịt có thể khiến vết thương bị ngứa nhiều hơn, làm cản trở quá trình phục hồi của môi.
  • Đồ nếp: Các món ăn làm từ đồ nếp có tính nóng nên khiến vết thương dễ bị mưng mủ, lâu dần có thể tạo thành ổ viêm nhiễm, sưng đỏ và lên màu môi không chuẩn.
  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: Đây là những loại thức ăn khiến cơ thể tích tụ nhiều độc, gây hại cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ sưng môi hoặc gây đau khi tiếp xúc với môi.
  • Các chất kích thích: Sau khi xăm môi, bạn nên tránh sử dụng rượu bia, nước ngọt, cà phê… Đây là những thức uống có chứa chất kích thích gây ức chế quá trình lưu thông máu, dẫn đến môi khó tạo vảy, làm chậm quá trình hồi phục và lên màu không đều.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân tóc xoăn bẩm sinh nam và cách khắc phục

Xăm môi ăn rau nhút được không? Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi xăm môi
Không nên sử dụng rượu bia trong thời gian lành thương sau xăm môi

Hướng dẫn chăm sóc môi đúng cách sau khi xăm môi

Bên cạnh việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, bạn cũng nên chú ý đến một số vấn đề về cách sóc sau xăm môi. Dưới đây là những điều nên và không nên làm sau khi xăm môi, cụ thể là:

Những điều nên làm, bao gồm:

  • Tránh để môi bị dính nước tối thiểu trong 24 giờ đầu sau khi xăm môi.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý thay vì đánh răng trong vòng 5 ngày đầu sau khi xăm môi.
  • Sử dụng tăm bông y tế hoặc khăn mềm, sạch có thấm nước muối sinh lý để vệ sinh môi.
  • Bôi thuốc mỡ theo đúng hướng dẫn của chuyên viên xăm môi cho đến khi môi bong vảy.
  • Bổ sung các loại thực phẩm nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất như sữa chua, sữa tươi, cam, dứa, cà chua, các loại đậu…
  • Luôn đeo khẩu trang để bảo vệ môi tránh khỏi tia UV và bụi bẩn khi ra ngoài.
  • Tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn.

Những việc không nên làm, bao gồm:

  • Không được tự ý bóc hoặc cạy vảy môi mà không để môi bong tróc tự nhiên.
  • Khi trang điểm, cần tránh dùng mỹ phẩm lên vùng môi.
  • Tránh chà xát mạnh môi, hôn môi, rửa mặt… khiến môi bị tổn thương.
  • Không tham gia các hoạt động bơi lội trong khoảng thời gian phục hồi.

Xăm môi ăn rau nhút được không? Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi xăm môi

>>>>>Xem thêm: Nhựa số 6 – Khái niệm, đặc tính, ứng dụng và tính an toàn

Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh môi sau khi xăm môi

Trên đây là những chia sẻ để giúp bạn đọc biết được xăm môi ăn rau nhút được không. Đồng thời, Nhà thuốc Long Châu cũng cung cấp những thông tin hữu ích về các loại thực phẩm nên tránh sau khi xăm môi và cách chăm sóc môi như thế nào cho môi lên màu đẹp và đều.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *