Không phải ai cũng nhận ra mình đang bị chấn thương ngực kín, dẫn đến không điều trị kịp thời, đến khi phát hiện ra, người bệnh đã bắt đầu có những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.
Bạn đang đọc: Chấn thương ngực kín là gì? Một số bệnh cảnh trong chấn thương ngực kín
Chấn thương ngực kín thường xảy ra do tai nạn cơ giới, để lại nhiều biến chứng cho mọi lứa tuổi người bệnh. Cùng tìm hiểu về chấn thương ngực kín qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé.
Chấn thương ngực kín là gì?
Chấn thương ngực kín là tổn thương ở thành ngực, cơ quan trong lồng ngực. Nhưng tổ chức da bao quanh lồng ngực vẫn còn nguyên vẹn chưa xuất hiện tổn hại nào khác.
Nguyên nhân dẫn đến chấn thương ngực kín chiếm tỷ lệ cao nhất là tai nạn xe cơ giới khoảng 50 – 75%. Còn lại là nguyên nhân đến từ tai nạn lao động hay tai nạn trong sinh hoạt hằng ngày. Với cơ chế tọa nên chấn thương là sự thay đổi tốc độ và áp lực từ bên ngoài vào thành ngực, dẫn đến lực cắt rách mạch máu, đứt vỡ các cơ quan rỗng và rắn trong lồng ngực.
Khi nhập viện, đặc điểm của chấn thương ngực kín thường gặp mà bác sĩ ghi nhận được là: Đau ngực, tim đập nhanh, huyết áp hạ, trong tình trạng thiếu oxy, giảm âm phế nang trong tràn dịch ngoài tim.
Khi bệnh nhân nhập viện, bác sĩ sẽ tiếp cận theo các bước:
- Đầu tiên, thực hiện khảo sát sơ bộ trước khi nhập viện. Nếu nguy kịch cần yêu cầu cấp cứu ngay hiện trường.
- Nếu bệnh nhân có huyết động không ổn định, xác định tình trạng, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tính mạng để can thiệp kịp thời.
- Thăm khám lâm sàng, kết hợp với các xét nghiệm cần thiết như X-quang, chụp CT ngực, siêu âm, điện tim, nội soi phế quản,…
- Nếu bệnh nhân không còn giữ ổn định, trong trường hợp cần thiết, thực hiện phẫu thuật ngay lập tức hoặc mở lồng ngực chăm dò để xác định chính xác bệnh cảnh.
Bệnh cảnh trong chấn thương ngực kín
Các dạng chấn thương ngực kín còn phụ thuộc vào cường độ tác động của lực bên ngoài vào các cơ quan bên trong lồng ngực. Một số bệnh cảnh trong chấn thương ngực kín mà người bệnh phải đối mặt là:
Gãy xương sườn
Khi bệnh nhân có chấn thương ngực kín với bệnh cảnh gãy xương sườn. Đặc điểm của gãy xương sườn là:
- Đau trên thành ngực, có điểm đau chói hơn hẳn.
- Có biến dạng thành ngực.
- Nếu gãy hơn 3 xương sườn ở 2 vị trí khác nhau, sẽ có dấu hiệu là một phần nổi của thành xương sườn, mô mềm phía bên trong thành ngực ra ngoài khi bệnh nhân hít thở.
- Bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp như thở nhanh, thở nông hay ngừng thở.
Gãy xương sườn được chẩn đoán chính xác bằng X-quang ngực hay CT, các dấu hiệu nứt, gãy, di lệch các xương sườn thể hiện trên kết quả giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán chính xác bệnh cảnh.
Tổn thương động mạch chủ
Tai nạn giao thông có thể gây ra các tổn thương động mạch chủ, nhất là tại vị trí eo động mạch chủ. Mức độ nguy hiểm nhất có thể dẫn đến là vỡ động mạch chủ, mức độ nguy hiểm của nó tương đương với vỡ tim trên người bệnh. Đặc điểm của tổn thương động mạch chủ thường khó phát hiện vì không có các triệu chứng đặc trưng, cũng có một vài trường hợp người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào. Đến khi vỡ động mạch chủ, người bệnh đột ngột xuất hiện dấu hiệu sốc xuất huyết, nhịp tim tăng nhanh, hạ huyết áp.
Tổn thương động mạch chủ được xác định bằng chụp X-quang phổi, chụp CT, chụp mạch CT cản quang hoặc siêu âm tim tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Tổn thương khí quản
Khí quản là một ống cứng chắc được bọc bên ngoài bởi vòng sụn. Do đó, khi có các lực từ bên ngoài tác động vào, khí quản rất dễ nứt vỡ. Người tổn thương khí quản thường khó thở, khàn tiếng, rung thất, có khí tràn dưới da và tràn khí màng phổi.
Xác định tổn thương khí quản bằng X-quang ngực, nội soi phế quản và nhận thấy khí quản mất liên tục, xuất hiện không khí ở các mô mềm xung quanh. Tổn thương khí quản có thể được phẫu thuật khâu tái tạo phục hồi phế quản.
Tìm hiểu thêm: Lăn kim bao nhiêu tiền? Cơ chế của phương pháp lăn kim
Vỡ cơ hoành
Xuất hiện vết rách trên bề mặt cơ hoành, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của người bệnh do mất tính liên tục của cơ hoành. Người bệnh có các biểu hiện như đau ngực, ho, giảm tiếng thở ở bên cơ hoành tổn thương, nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp.
Chẩn đoán vỡ cơ hoành từ chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính hay phải dùng đến các kỹ thuật phẫu thuật mở ổ bụng để xác định chính xác cơ hoành bị tổn thương.
Đụng dập phổi
Trong bệnh cảnh chấn thương ngực kín, phổi khá dễ bị đụng dập. Người bệnh có ngay các biểu hiện đau ngực, thở nhanh, khó thở, thiếu oxy, nhịp tim tăng nhanh, suy giảm hô hấp cấp. Nếu cho bệnh nhân truyền dịch thì phù phổi, tràn dịch màng phổi trở nên nặng hơn.
Chẩn đoán đụng dập phổi nhờ X-quang ngực, chụp cắt lớp tùy theo từng tình trạng của người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Nước mũi màu xanh có mùi hôi là bệnh gì?
Một số tổn thương từ chấn thương ngực kín
Phía trên là các bệnh cảnh có thể gặp khi chấn thương ngực kín. Ngoài ra còn có một số tổn thương khác có thể gặp. Nhưng theo thống kê hiện nay, những tổn thương dưới đây khá ít gặp nhưng cần chú ý về mức độ nguy hiểm của nó:
- Tràn máu màng ngoài tim;
- Tràn khí trung thất;
- Tràn khí màng phổi van;
- Mảng sườn di động;
- Thoát vị cơ hoành;
- Chấn thương sọ não, bụng, cột sống đi kèm.
Chấn thương ngực kín khá nguy hiểm nếu không phát hiện ngay từ giai đoạn đầu. Khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh cảnh chấn thương ngực kín cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Sốc chấn thương là gì? Có mấy loại sốc chấn thương?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm