Đo CVP là gì? Quy trình thực hiện đo CVP không phải ai cũng biết

Đo CVP là gì? Quy trình thực hiện đo CVP không phải ai cũng biết

CVP là viết tắt của áp lực tĩnh mạch trung tâm. Chỉ số CVP là một thông số quan trọng cho phép đánh giá tình trạng dịch của người bệnh và tiền gánh tim. Vậy quy trình đo CVP được thực hiện như thế nào? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay trong bản tin sức khỏe hôm nay nhé.

Bạn đang đọc: Đo CVP là gì? Quy trình thực hiện đo CVP không phải ai cũng biết

Chắc hẳn đo CVP là gì và quy trình thực hiện kỹ thuật này ra sao vẫn luôn là câu hỏi được nhiều độc giả đặt ra. Trước khi tìm hiểu về quy trình thực hiện đo CVP, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua những thông tin cơ bản về CVP và phương pháp đo CVP bạn nhé.

Tổng quan về CVP và kỹ thuật đo CVP

CVP hay PVC là viết tắt của áp lực tĩnh mạch trung tâm, có tên tiếng anh là Central Venous Pressure. Chỉ số này phản ánh áp suất trung bình trong tĩnh mạch chủ trên và áp lực thất phải cuối thì tâm trương hoặc tiền gánh. Nói một cách dễ hiểu, chỉ số CVP thể hiện khối lượng tuần hoàn và khả năng làm việc của tim.

Chỉ số CVP bình thường sẽ dao động trong khoảng 8 – 12 cm nước. Sự giảm co bóp của tim hoặc truyền dịch quá nhiều có thể làm cho chỉ số CVP tăng cao trên 12 cm nước. Khi chỉ số CVP xuống dưới 8 cm nước thì chứng tỏ thiếu khối lượng tuần hoàn.

Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm hay đo CVP là kỹ thuật quan trọng giúp các bác sĩ quyết định lượng dịch truyền và sử dụng thuốc vận mạch cho các trường hợp bệnh nặng, đặc biệt là bệnh nhân có sốc.

Đo CVP là gì? Quy trình thực hiện đo CVP không phải ai cũng biết 1

Đo CVP là kỹ thuật đo áp lực tĩnh mạch trung tâm

Khi nào cần tiến hành đo CVP?

Phương pháp đo CVP được chỉ định thực hiện trong các trường hợp cụ thể sau:

  • Người bệnh tụt huyết áp.
  • Người bệnh sốc: Sốc giảm thể tích, sốc phản vệ, sốc tim, sốc nhiễm khuẩn…
  • Người bệnh cần đánh giá thể tích dịch lòng mạch và tiền gánh tim: Mất nước, phù phổi, suy tim…
  • Làm test dịch truyền.
  • Truyền một số loại thuốc qua đường truyền trung tâm, chẳng hạn như dịch, thuốc kích ứng mạch máu hoặc có áp lực thẩm thấu cao.

Quy trình đo CVP

Khi thực hiện thủ thuật đo CVP, người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ. Quy trình đo CVP cơ bản được thực hiện tuần tự theo các bước sau:

Chuẩn bị

Chuẩn bị trước khi đo CVP là bước vô cùng quan trọng, bao gồm chuẩn bị dụng cụ, chuẩn bị người bệnh.

Về chuẩn bị dụng cụ, với kỹ thuật đo CVP, các dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm CVP catheter, 1 bộ dây truyền và thước đo hoặc monitor, thước thăng bằng để lấy mức zero, bơm truyền dịch để giữ thông catheter, dung dịch sát khuẩn, găng vô khuẩn, áo phẫu thuật, gạc, băng keo…

Về phía người bệnh, bác sĩ sẽ giải thích cho người bệnh hiểu rõ hơn về thủ thuật đồng thời cho người bệnh ký giấy cam kết. Sau khi người bệnh đã đồng ý và hoàn tất thủ tục, cho người bệnh thay đồ, chuyển người bệnh vào phòng tiến hành thủ thuật và sau cùng là tiến hành gây tê tại chỗ.

Đo CVP là gì? Quy trình thực hiện đo CVP không phải ai cũng biết 3

Bác sĩ giải thích cho người bệnh trước khi thực hiện phương pháp đo CVP

Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm

Kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch trung tâm được thực hiện bởi bác sĩ.

Trước khi chọc kim luồn vào tĩnh mạch trung tâm, bác sĩ sẽ lựa chọn vị trí đặt catheter. Vị trí đặt có thể là tĩnh mạch cảnh trong, tĩnh mạch cảnh ngoài, tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch nền và tĩnh mạch cánh tay. Trong đó, tĩnh mạch cảnh trong là vị trí được áp dụng nhiều hơn cả.

Sau khi đặt được catheter, các bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh chụp X quang ngực để đánh giá xem catheter có vào đúng vị trí hay không.

Đo CVP

Đo CVP được thực hiện dựa trên nguyên tắc bình thông nhau. Với kỹ thuật đo CVP, các bác sĩ có thể lựa chọn đo với thước áp lực hoặc đo trên máy theo dõi (cụ thể là monitor).

Đo với thước đo áp lực

Trên đường truyền dịch có lắp khóa ba đầu trong đó một đầu thông với chai truyền, một đầu thông với đường truyền của người bệnh và đầu còn lại thông với thước đo áp lực.

Dung dịch được dùng khi đo CVP là dung dịch đẳng trương, chẳng hạn như Ringer lactat, NaCl 0,9%… Tránh dùng dung dịch ưu trương bởi loại dung dịch này có thể dẫn đến tình trạng sai số khi đo.

Khi chưa đo, xoay van cho dịch chảy vào người bệnh. Khi cần đo, khoá đường vào người bệnh, cho dịch chảy vào cột nước làm đầy cột nước sau đó xoay đóng van trở lại chai dịch. Lúc này giữa thước đo áp lực với người bệnh có sự lưu thông, đầu tiên cột nước rơi nhanh sau đó dừng lại và theo nhịp thở sẽ nhận thấy sự dao động nhẹ nhàng trong thước (tăng khi thở ra và giảm khi hít vào).

Độ cao của mực nước trong thước đo chính là áp lực tĩnh mạch trung tâm tính theo đơn vị cm.

Tìm hiểu thêm: Nhựa PET là gì? Nhựa PET có tái sử dụng được không?

Đo CVP là gì? Quy trình thực hiện đo CVP không phải ai cũng biết 3
Đo CVP được thực hiện dựa trên nguyên tắc bình thông nhau

Đo với máy theo dõi

Ở kỹ thuật đo CVP với máy theo dõi, các bước thực hiện lần lượt như sau:

  • Đầu tiên cần kết nối các bộ phận của hệ thống đo, cụ thể: Kết nối bộ phận đo áp lực với máy theo dõi thông qua dây kết nối sau đó đuổi khí tại vị trí kết nối với catheter tĩnh mạch trung tâm và tại vị trí bộ phận đo áp lực. Đặt chai dịch NaCl 0,9% có pha sẵn Heparin vào trong bao áp lực đồng thời bơm áp lực lên đến 300 mmHg. Kết nối dây truyền của bộ phận chuyển đổi áp lực với chai dịch truyền đã tạo áp lực trước đó. Tiến hành đuổi khí cho đến khi hết khí.
  • Xác định vị trí mốc chuẩn và chuẩn vị trí: Cố định bộ phận chuyển đổi áp lực vị trí ngang với tim của người bệnh. Mở khóa chạc ba sao cho cổng chuyển đổi áp lực và môi trường bên ngoài thông với nhau. Test vị trí chuẩn trên máy theo dõi cho đến khi màn hình báo quá trình chuẩn hoàn thành.
  • Kết nối dây đo áp lực với catheter tĩnh mạch trung tâm. Đặt mốc vị trí của cổng đo áp lực tương đương với đường nách giữa. Mở khoá ba chạc ở cổng đo áp lực sao cho đường truyền từ chai dịch qua chạc 3 thông với môi trường bên ngoài. Chuẩn cổng đo áp lực ở vị trí zero trên màn hình máy theo dõi.
  • Điều chỉnh chạc 3 sao cho dây đo áp lực tĩnh mạch trung tâm thông với người bệnh. Đọc kết quả áp lực tĩnh mạch trung tâm hiện trên màn hình máy theo dõi, ghi nhận kết quả theo áp lực trung bình.

Kết thúc

Sau khi đã kết thúc quá trình đo CVP, người bệnh được trở lại tư thế ban đầu. Lúc này, nhân viên y tế sẽ đuổi khí đường truyền vừa đo áp lực tĩnh mạch trung tâm đồng thời thông lại các đường truyền dịch, trả lại tốc độ truyền dịch ban đầu của người bệnh.

Thêm vào đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh chụp X quang ngực sau khi kết thúc thủ thuật để đánh giá lại vị trí của catheter.

Sau cùng cho người bệnh nằm nghỉ ngơi và theo dõi tối thiểu 30 phút.

Đo CVP là gì? Quy trình thực hiện đo CVP không phải ai cũng biết 4

>>>>>Xem thêm: Uống nước chanh giảm cân trước hay sau bữa ăn là tốt nhất?

Người bệnh cần được nghỉ ngơi và theo dõi sau khi đo CVP

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về kỹ thuật đo CVP – đo áp lực tĩnh mạch trung tâm mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến quý độc giả. Hy vọng, qua bài viết hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về kỹ thuật này. Cảm ơn bạn đã luôn tin tưởng, dõi theo và ủng hộ Nhà thuốc Long Châu trong suốt thời gian qua.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Kiểm tra sức khỏeChăm sóc sức khỏe

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *