Xương hàm dưới: Giải phẫu, chức năng và một số bệnh liên quan

Xương hàm dưới: Giải phẫu, chức năng và một số bệnh liên quan

Xương hàm dưới là xương lớn nhất và linh động nhất ở hộp sọ. Nó có chức năng tạo nên các chuyển động của hàm và giúp nâng đỡ các phần liên quan.

Bạn đang đọc: Xương hàm dưới: Giải phẫu, chức năng và một số bệnh liên quan

Xương hàm dưới là một cấu trúc cấu tạo nên hàm dưới. Nó được kết hợp với các cơ và dây thần kinh để tạo ra các chuyển động của hàm. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc, chức năng và một số vấn đề liên quan đến xương hàm dưới.

Giải phẫu xương hàm dưới

Xương hàm dưới là xương cấu tạo nên hàm dưới. Đồng thời, nó kết hợp với cơ nhai và dây chằng để tạo nên các chuyển động của hàm. Xương hàm dưới có hình dáng gần giống hình móng ngựa.

Xương hàm dưới được kết nối với xương thái dương bằng khớp thái dương hàm. Đây được xem là xương lớn nhất ở mặt và là xương di động nhất của hộp sọ.

Xương hàm dưới: Giải phẫu, chức năng và một số bệnh liên quan

Xương hàm dưới là xương lớn nhất ở mặt và là xương di động nhất của hộp sọ

Về mặt giải phẫu, xương hàm dưới được chia thành 2 phần chính là phần thân và phần nhánh. Ngoài ra, để cấu tạo và tạo nên chuyển động của hàm, nó còn có thêm các lỗ thần kinh, dây thần kinh và các cơ.

Phần thân

Phần thân của xương hàm dưới có hình dạng tương tự hình chữ nhật. Ở người trưởng thành, nó còn có thêm một đường gờ ở giữa bề mặt phía ngoài. Đường gờ này được gọi là khớp bán tự động của hàm dưới.

Bên cạnh đó, phần thân còn có các lỗ nhỏ cho phép các dây thần kinh ở hàm dưới đi qua. Mặt dưới của thân xương hàm dưới có 2 đường viền với cấu trúc uốn cong:

  • Đường viền trên: Có khoảng 16 hốc, giúp giữ các răng của hàm dưới ổn định.
  • Các đường viền còn lại: Là vị trí để kết nối với các gân, cơ và một số bộ phận khác của hàm với nhau.

Phần nhánh

Phần nhánh của xương hàm dưới có vị trí vuông góc với phần thân và được cấu tạo bởi 2 phần:

  • Phần đầu: Nằm ở phía sau, kết hợp với xương thái dương hàm tạo nên khớp thái dương hàm.
  • Phần cổ: Liên kết với các cơ ở hai bên xương và giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phần đầu của cơ ức đòn chũm.
  • Mỏm xương: Có hình dáng giống mỏ quạ, giúp gắn kết các cơ thái dương hàm.

Các nhánh xương hàm dưới kết hợp với xương thái xương hàm tạo nên khớp thái dương hàm. Mặt ngoài của các nhánh liên kết với các cơ cắn. Mặt trong liên kết với hai cơ chân bướm.

Xương hàm dưới: Giải phẫu, chức năng và một số bệnh liên quan

Xương hàm dưới là một bộ phận quan trọng

Các lỗ thần kinh

Trên bề mặt của xương hàm dưới, có hai lỗ thần kinh ở bên trái và bên phải. Các lỗ này có vai trò như một ống dẫn cho phép các dây thần kinh đi qua.

Dây thần kinh và các mạch máu

Dây thần kinh chi phối hoạt động của xương hàm dưới chính là nhánh thứ ba của dây thần kinh sinh ba. Nhánh này lại được chia thành các dây thần kinh nhỏ hơn như dây thần kinh cơ căng của khẩu cái mềm, dây thần kinh của cơ hàm móng,…

Các động mạch đi qua hàm dưới là các nhánh của động mạch cảnh (động mạch mặt, động mạch lưỡi, động mạch vành dưới và trên, động mạch cằm,…). Các tĩnh mạch nằm ở hàm dưới là một phần của mạng lưới được dẫn bởi các tĩnh mạch cảnh nằm ở cổ (tĩnh mạch sau hàm dưới, tĩnh mạch môi,…).

Các cơ kết nối với xương hàm dưới, tạo nên chuyển động của hàm bao gồm:

  • Cơ cắn: Gắn vào mặt bên của hàm dưới và cung gò má. Cơ này giúp hàm cứng lại khi nghiến răng.
  • Cơ thái dương: Cố định trên đỉnh hàm dưới và xương thái dương.
  • Cơ chân bướm: Gắn vào đáy hộp sọ và mặt trong của xương hàm dưới.

Chức năng của xương hàm dưới

Xương hàm dưới là một bộ phận quan trọng tạo nên cấu trúc và chức năng của hàm. Xương hàm dưới kết hợp với xương hàm trên cùng với các cơ và dây thần kinh giúp ổn định răng, nâng đỡ các cấu trúc liên quan và tạo nên chức năng nhai của hàm.

Một số vấn đề sức khỏe liên quan đến xương hàm dưới

Dưới đây là một số vấn đề thường gặp liên quan đến xương hàm dưới:

Trật, gãy xương hàm dưới

Mặc dù gãy xương hàm dưới ít xảy ra hơn so với gãy xương mũi hay xương gò má nhưng nó lại để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến trật hoặc gãy xương hàm dưới có thể là do chấn thương, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã,… Ngoài ra, khi bạn mở miệng quá rộng để cắn một vật gì đó hoặc ngáp cũng có thể dẫn đến trật khớp. Một số nghiên cứu cho thấy, nam giới có nguy cơ bị gãy xương hàm dưới cao hơn so với nữ giới.

Xương hàm dưới: Giải phẫu, chức năng và một số bệnh liên quan

Gãy xương hàm dưới có thể là do chấn thương, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã,…

Khi bị trật khớp, gãy xương hàm, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Đau hàm;
  • Răng trên răng dưới không khớp nhau;
  • Khó khăn khi nói chuyện, ăn uống, không thể mở hết hàm;
  • Chảy máu trong miệng, răng bị lung lay nếu xương bị gãy;
  • Vết cắn không cân.

Khi bị gãy hoặc trật xương hàm dưới, bạn nên đi đến các cơ sở y tế để được xử lý. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để chẩn đoán và tìm hướng giải quyết phù hợp.

Ngoài ra, trong trường hợp này, người bệnh chỉ nên ăn đồ ăn mềm, tránh ăn đồ ăn quá cứng khiến hàm phải hoạt động nhiều dẫn đến tăng cảm giác đau đớn.

Lồi xương hàm dưới

Lồi xương hàm dưới (tên tiếng anh là Torus) là tình trạng phát triển một khối xương bất thường trên vòm miệng. Đặc điểm của khối xương bất thường này là nó có thể lớn lên theo thời gian. Nhìn bề ngoài trông nó có vẻ như một khối u nhưng thực chất đây không phải là ung thư và nó không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến lồi xương hàm dưới bao gồm:

  • Di truyền: Nếu gia đình có người thân bị lồi xương hàm dưới thì khả năng cao đời con, cháu cũng có thể gặp phải vấn đề này.
  • Tuổi tác: Tình trạng này thường xảy ra ở những người trên 30 tuổi.
  • Nghiến răng: Những người thường xuyên nghiến răng có nguy cơ bị lồi xương hàm dưới cao hơn người bình thường.
  • Mật độ khoáng của xương: Một số nghiên cứu cho thấy, những người bị lồi xương hàm dưới có mật độ khoáng trong xương cao hơn so với những người cùng tuổi.

Khi bị lồi xương hàm dưới, người bệnh có thể có một số biểu hiện sau:

  • Khó khăn khi nói;
  • Khó nhai, khó nuốt;
  • Thức ăn bị kẹt ở khu vực xương lồi;
  • Có các cục cứng trong miệng.

Tìm hiểu thêm: Đau dây thần kinh trụ nguyên nhân và cách phòng ngừa

Xương hàm dưới: Giải phẫu, chức năng và một số bệnh liên quan
Khó nhai nuốt là một số triệu chứng của lồi xương hàm dưới

Viêm tủy xương

Viêm tủy xương hàm dưới là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nếu không được điều trị, bệnh có thể trở nặng và dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như:

  • Sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi;
  • Sưng đỏ, đau đớn ở xương hàm dưới;
  • Có dịch hoặc mủ ở hàm dưới;
  • Khó khăn khi cử động hàm dưới.

Đa phần, viêm tủy xương hàm dưới thường được điều trị bằng kháng sinh. Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ phần xương bị viêm. Vì thế, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sốt, đau hàm dưới,… bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Ung thư

Ung thư xương hàm dưới là một bệnh lý nguy hiểm. Nó có thể làm biến dạng khuôn mặt và đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Ung thư xương hàm có thể do nguyên phát (khối u phát triển ngay tại xương hàm) hoặc thứ phát (do sự di căn của khối u ở vị trí khác).

Xương hàm dưới: Giải phẫu, chức năng và một số bệnh liên quan

Ung thư xương hàm có thể do nguyên phát hoặc thứ phát

Người bị ung thư xương hàm dưới sẽ có những biểu hiện như:

  • Đau hàm dưới: Xuất hiện các giai đoạn sau của bệnh. Khối u càng lớn thì cảm giác đau càng tăng.
  • Sưng: Khối u mọc ngoài xương hàm sẽ gây ra tình trạng sưng mặt. Nếu khối u mọc phía trong xương hàm sẽ gây sưng miệng.
  • Răng lung lay: Các tế bào ung thư khiến xương trở nên yếu hơn, dẫn đến chân răng lỏng, răng bị lung lay.

Vẩu xương hàm dưới

Vẩu xương hàm dưới hay còn gọi là hô hàm dưới, là một tình trạng khá phổ biến. Mặc dù vẩu hàm dưới không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó gây ảnh hưởng xấu về mặt thẩm mỹ.

Hô hàm dưới được đặc trưng bởi tình trạng hàm dưới bị đưa ra phía trước nhiều hơn và không khớp với hàm trên.

Hiện nay, vẩu xương hàm dưới có rất nhiều biện pháp để khắc phục như chỉnh răng, chỉnh hình, phẫu thuật,… Những phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao. Do đó, khi gặp tình trạng này, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị.

Các biện pháp tăng cường sức khỏe xương hàm dưới

Xương hàm dưới đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhai và nói. Vì thế, việc giữ cho xương khỏe mạnh sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.

Sau đây là một số biện pháp giúp tăng cường sức khỏe xương hàm dưới:

  • Hạn chế tham gia các môn thể thao mạo hiểm hoặc phải vận động quá mạnh: Điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ chấn thương, tránh cho xương hàm dưới bị trật hoặc gãy. Trong trường hợp phải vận động mạnh, bạn nên trang bị đồ bảo hộ kỹ càng, hạn chế chấn thương càng nhiều càng tốt.
  • Hạn chế thực phẩm giàu chất béo: Thực phẩm giàu chất béo sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Khắc phục thói quen nghiến răng: Bạn nên bỏ thói quen nghiến răng để bảo vệ sức khỏe xương hàm, răng miệng.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn bám trên kẽ răng và đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn, giảm nguy cơ dẫn đến sâu răng, viêm tủy xương,…
  • Khám sức khỏe răng miệng định kỳ: Khám sức khỏe răng miệng định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn quá cứng, quá dai: Những thực phẩm này sẽ tạo ra áp lực lớn với khớp xương hàm dưới, làm tăng nguy cơ trật khớp hàm dưới.

Xương hàm dưới: Giải phẫu, chức năng và một số bệnh liên quan

>>>>>Xem thêm: Ăn hạt điều có nổi mụn không?

Hạn chế ăn các loại đồ ăn quá cứng để giảm nguy cơ trật khớp xương hàm dưới

Tóm lại, xương hàm dưới là một phần quan trọng giúp cấu tạo nên hàm dưới và nâng đỡ các bộ phận liên quan. Nó đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động nhai, nói của con người. Do đó, giữ cho xương hàm dưới khỏe mạnh là một vấn đề quan trọng. Hy vọng những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu cung cấp trong bài viết này sẽ có ích với bạn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *