“Cắt lá lách có sinh con được không?” là thắc mắc của nhiều chị em trong độ tuổi sinh sản khi bắt buộc phải cắt đi lá lách của mình vì lý do bất khả kháng nào đó, mang tâm lý lo lắng rằng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh con trong tương lai.
Bạn đang đọc: Cắt lá lách có sinh con được không? Các trường hợp phải cắt bỏ lá lách
Cắt bỏ lá lách là chỉ định cuối cùng khi không còn giải pháp nào tốt hơn trong chẩn đoán điều trị các bệnh lý về rối loạn máu, thoát vị lách, phì đại lách,… Vì nếu không còn lá lách đồng nghĩa hệ miễn dịch cơ thể sẽ suy giảm đi rất nhiều lần, cơ thể có nguy cơ rơi vào tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm hơn so với người bình thường. Do đó mà có nhiều chị em trong trường hợp phải cắt bỏ lách mang tâm lý lo lắng rằng việc cắt lá lách có sinh con được không, vậy thực tế cơ thể không còn lá lách có ảnh hưởng đến khả năng có con hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu nhé.
Vai trò của lá lách đối với cơ thể
Trước khi làm rõ cắt lá lách có sinh con được không thì mọi người hiểu được lá lách đối với cơ thể thường được ví von là nhà máy chế tạo các kháng thể, giúp cơ thể chống lại các bệnh tật, vì chúng chứa một lượng lớn tế bào lympho có tác dụng sản sinh ra nhiều bạch cầu miễn dịch. Bên cạnh đó không thể quên khi nhắc đến một số vai trò chính của lá lách như:
Tiết ra mật
Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, lách tiết ra mật giúp tách các chất béo khỏi thức ăn để đẩy ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp cơ thể hấp thụ các vitamin tan trong dầu.
Đào thải chất độc
Mật tiết ra từ lá lách cũng có nhiệm vụ đào thải các độc tố, chất cặn bã có trong cơ thể và làm sạch cơ thể tốt nhất.
Sản sinh gốc tế bào lympho
Ngoài ra lá lách còn chứa một lượng lớn tế bào bạch cầu miễn dịch lympho của cơ thể, có mặt khắp mọi nơi trong cơ thể để chống lại nhiều tác nhân gây bệnh.
Tạo ra các chất kháng thể
Cuối cùng là khả năng sản sinh kháng thể gắn kết với các vi khuẩn, virus có hại trong cơ thể, để hệ thống miễn dịch đào thải chúng.
Cắt lá lách có làm ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Vì lá lách đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong việc chống lại các tác nhân gây hại cho sức khỏe, do đó việc cắt bỏ lá lách chỉ được thực hiện khi đây là sự lựa chọn tốt nhất đối với người bệnh. Điển hình như trong các trường hợp cấy hoặc thay tạng thì người ta sẽ cắt lá lách để đề phòng các tế bào lympho T và chất kháng thể từ lá lách không tiếp nhận các cơ quan cấy ghép.
Tuy vậy nhiều chuyên gia cho rằng khi cắt bỏ đi lá lách thì sức đề kháng cơ thể sẽ giảm đi đáng kể, dễ bị nhiễm bệnh và tỷ lệ tử vong cũng cao hơn rất nhiều, chính vì thế ở nhiều tình huống lá lách bị dập nát nhưng các bác sĩ vẫn tìm mọi cách để “cứu” trước khi áp dụng phương án cắt bỏ.
Ngoại trừ đối với các bệnh về máu, nếu lá lách quá to, làm tăng nguy cơ vỡ lách gây chảy máu cấp thì bắt buộc phải cắt để phòng ngừa.
Các trường hợp bắt buộc phải cắt bỏ lá lách
Cắt bỏ lá lách là chỉ định cuối cùng nếu không tìm được giải pháp tối ưu khác, cụ thể trong các trường hợp sau đây:
Các bệnh rối loạn về máu
Đối với các chứng rối loạn máu nghiêm trọng dưới đây và không đáp ứng thuốc điều trị, có thể phải cắt bỏ lá lách, cụ thể:
- Bệnh Vaquez;
- Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát;
- Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm;
- Thiếu máu do tan máu;
Lá lách to
Trong các trường hợp bệnh chuyển biến nặng, lá lách to sẽ làm giảm số lượng hồng cầu và tiểu cầu, dẫn đến thiểu máu, nhiễm trùng hoặc chảy máu quá nhiều, nguy hiểm nhất có thể gây ra thoát vị lách đe dọa đến tính mạng.
Tìm hiểu thêm: Vì sao có tình trạng loãng xương do thuốc?
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng lá lách khi không đáp ứng thuốc điều trị có thể dẫn đến áp xe, viêm và hình thành mủ, lúc này bắt buộc phải cắt bỏ lách để phòng ngừa nhiễm trùng.
Thoát vị lách
Thoát vị lách có thể do chấn thương về mặt vật lý hoặc bị lá lách to dẫn đến thoát vị, bạn sẽ được chỉ định cắt bỏ lách ngay vì nếu chảy máu nhiều có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Ung thư
Đối với các bệnh ung thư nhất định như bệnh bạch cầu thể lympho, bệnh hodgkin, u lympho dạng non,… có thể làm ảnh hưởng đến lách.
Cắt lá lách có sinh con được không?
Trở lại câu hỏi nếu cắt lá lách có sinh con được không, thực ra lá lách không làm tăng cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh con của một người. Thêm nữa lá lách cũng là bộ phận không liên quan đến quá trình sinh nở, việc cắt bỏ nó cũng không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của các bộ phận khác như tử cung, buồng trứng hay tinh hoàn.
Tuy không ảnh hưởng đến khả năng có con nhưng lại tác động đến sức khỏe tổng thể của một người, đặc biệt là chức năng tiêu hóa. Như đã đề cập một lượng lớn tế bào lympho có trong lá lách giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây bệnh, việc cắt bỏ nó sẽ làm giảm đi khả năng miễn dịch của cơ thể rất nhiều.
Lưu ý: Có nhiều người bị lách to do mắc bệnh thalassemia nếu phải cắt bỏ lách để phòng tránh nguy cơ chấn thương làm vỡ lách gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế nếu bố mẹ có nguy cơ mắc bệnh thalassemia thì nên thăm khám và tư vấn các phương pháp can thiệp tốt nhất hoặc không nên lập gia đình vì khả năng cao con cái sinh ra cũng sẽ mắc bệnh.
>>>>>Xem thêm: Máy tạo nhịp tim vĩnh viễn: Theo dõi nhịp tim tự động
Quy trình nội soi cắt lá lách diễn ra như thế nào?
Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình phẫu thuật nội soi để loại bỏ lá lách, cụ thể:
- Bước 1: Người bệnh được tiêm gây mê qua phương pháp gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân tùy thuộc vào trường hợp cụ thể.
Bước 2: Sau khi bệnh nhân rơi vào hôn mê, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nội soi như ống quang, dao nhiễm khuẩn và hệ thống hút để tiếp cận lá lách.
Bước 3: Sau khi xác định vị trí lá lách, bác sĩ sẽ sử dụng dao để cắt hoặc bỏ toàn bộ phần lá lách, có thể diễn ra trong vài phút hoặc lâu hơn. - Bước 4: Sau khi hoàn thành quá trình cắt, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ phù hợp để dọn dẹp vết thương và làm sạch khu vực xung quanh.
Bước 5: Bệnh nhân sẽ được giữ trong phòng hồi sức và được theo dõi để đảm bảo sự ổn định của sức khỏe. Thời gian dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào từng cơ địa bệnh nhân.
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc sẽ có câu trả lời cho mình về việc cắt lá lách có sinh con được không cũng như biết được các trường hợp nào cần cắt bỏ lá lách. Thêm nữa để được chẩn đoán và kết luận chính xác nhất, bệnh nhân cần lựa chọn đơn vị y tế uy tín để thực hiện các xét nghiệm, tư vấn phác đồ điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn cao nhất.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Lá láchCơ thể người