Nong hàm bằng dây cung là một trong những kĩ thuật quen thuộc trong nha khoa, cụ thể hơn là niềng răng. Để hiểu hơn về nong răng bằng khí cụ này, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Nong hàm bằng dây cung và những điều bạn nên biết
Nong hàm nói chung hay nong hàm bằng dây cung nói riêng thường được chỉ định cho các ca niềng răng nhưng bị hẹp hàm. Kĩ thuật này thường được sử dụng nhiều hơn ở trẻ em do các thói quen xấu dẫn đến hẹp hàm hoặc răng miệng xấu.
Thế nào là nong hàm?
Trước khi tìm hiểu kĩ hơn về nong hàm bằng dây cung, bạn cũng cần nắm rõ nong hàm là thế nào. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, nong hàm là kĩ thuật sử dụng các khí cụ để mở rộng khung hàm theo chiều ngang, sử dụng ở các trường hợp bị hẹp hàm. Để biết mình có thích hợp nong hàm bằng dây cung hay không bạn có thể dựa trên các dấu hiệu hẹp hàm như:
- Có khoảng tối ở ngách hành lang má lớn, đặc biệt là khi cười.
- Răng cửa có dấu hiệu chìa ra trước, có thể đi kèm với biểu hiện cắn chéo ở vùng răng sau.
Thông thường, nguyên nhân gây cung hàm hẹp là do gen di truyền hoặc ảnh hưởng của một số thói quen xấu hàng ngày như thở bằng miệng khi ngủ, mút ngón tay nhiều,… Kĩ thuật nong hàm hay nong hàm bằng dây cung chỉ có thể áp dụng cho những trường hợp cụ thể, không chữa dứt điểm cung hàm hẹp bẩm sinh và thời gian từ 1 – 3 tháng.
Vì sao cần phải nong hàm?
Không nong hàm bằng dây cung có sao không? Vì sao cần phải tiến hành nong hàm? Thực chất, kĩ thuật nong hàm đem đến rất nhiều lợi ích như:
Tạo khoảng: Khi làm rộng cung hàm sẽ tạo nên những khe thưa, tạo điều kiện thuận lợi để làm đều các răng và giảm độ chìa của răng cửa.
Nụ cười sáng đẹp hơn: Như bạn đã biết, tình trạng hẹp cung hàm dẫn đến hiện tượng lộ ít răng khi cười, tạo khoảng tối nhiều ở ngách hành lang má lớn, bên cạnh đó rửa cửa cũng bị chìa ra ngoài ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mĩ, đặc biệt là khi cười. Việc tiến hành nong hàm bằng dây cung sẽ giúp bạn lấy lại sự tự tin khi cười, nụ cười sáng và đẹp hơn rất nhiều.
Tạo khớp cắn tốt: Cung hàm bị hẹp chiều ngang có thể ảnh hưởng rất nhiều đến việc cắn, nhai thức ăn do răng hàm phía sau cắn ngược, răng hàm phía trên nằm trong răng hàm dưới. Điều này khiến khớp cắn bị sai lệch và tác động xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như tuổi thọ của răng, duy trì lâu không có phương án điều trị sẽ làm răng dễ tổn thương, bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Không những vậy, khớp cắn ngược còn làm tăng nguy cơ bệnh lý khớp thái dương hàm.
Tạo chỗ cho răng mọc: Trẻ em bị cung hàm hẹp sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ, chính vì vậy cần phải can thiệp nong hàm bằng dây cung nhằm cải thiện tình trạng trên. Với những trường hợp này bác sĩ thường chỉ định thực hiện nong hàm bằng dây cung để tạo chỗ cho các răng khác mọc đều, đủ răng, không làm ảnh hưởng đến số lượng, khoảng cách răng trong hàm.
Các loại khí cụ để nong hàm
Thực tế ngoài nong hàm bằng dây cung còn có 1 loại khí cụ để nong hàm nữa là khí cụ tháo lắp hoặc cố định trong khoang miệng. Với mỗi trường hợp cung hàm hẹp cụ thể bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định loại khí cụ thích hợp. Dưới đây là 2 loại khí cụ nong răng thường dùng:
Nong hàm bằng dây cung: Với loại khí cụ nong hàm này bác sĩ thường sử dụng dây cung để mở rộng khung hàm. Loại dây cung này được sản xuất theo 1 dạng cố định nên khi cố ép vào các rãnh mắc cài, độ đàn hồi của các dây cung này sẽ bật lại hình dạng ban đầu, tạo nên cơ chế nong hàm bằng dây cung. Tuy nhiên việc nong hàm bằng khí cụ này chỉ dùng để nong răng chứ không nong được xương.
Tìm hiểu thêm: Rối loạn chức năng hệ thống nhai: Nguyên nhân và cách khắc phục
Nong hàm bằng khí cụ tháo lắp hoặc cố định: Bên cạnh nong hàm bằng dây cung còn có 1 loại khí cụ nong hàm nữa là khí cụ cố định hoặc tháo lắp. Những khí cụ này đa số được làm bằng nhựa để không gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh và thời gian cho mỗi lần nong hàm là 1 – 3 tuần/lần hoặc có thể kéo dài hơn tùy theo tình trạng thực tế.
Ngoài khí cụ nong răng thì còn có thêm khí cụ chuyên dụng để nong xương, phổ biến nhất là nong xương bằng hàm cố định. Khí cụ nong xương hàm này thường dùng ở trẻ em. Khi thực hiện, trẻ sẽ được đeo hàm cố định và kích hoạt liên tục trong quá trình đeo, thường là 1 ngày/lần để kích thích xương di chuyển nhanh, hiệu quả hơn. Với người trưởng thành khi sử dụng khí cụ này sẽ cần kích hoạt khoảng 3 – 4 ngày/lần.
Tìm hiểu kỹ hơn về nong hàm bằng dây cung
Nong hàm bằng dây cung là phương án nong răng phổ biến và được sử dụng khá nhiều với các trường hợp bệnh nhân bị lệch hàm nhẹ, răng chen chúc nhưng không quá đáng kể. Thông thường, khí cụ dây cung sẽ được đeo trong 3 – 6 tháng tùy theo thực trạng hẹp hàm của mỗi người và một số yếu tố như:
Độ tuổi: Với những người cần nong hàm bằng dây cung từ 6 – 12 tuổi sẽ cần đeo dây cung để nong hàm ngắn hơn người trưởng thành bởi đây là giai đoạn xương hàm đang phát triển, chưa cố định hoàn toàn nên dễ dàng điều chỉnh hơn người lớn.
Tình trạng của xương hàm: Phương pháp nong hàm bằng dây cung với các trường hợp xương hàm chắc, khỏe mạnh thì quá trình nong hàm sẽ diễn ra một cách thuận lợi hơn những trường hợp xương hàm yếu hơn.
Tình trạng răng miệng: Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến việc nong hàm bằng dây cung. Với các trường hợp răng chen chúc, răng mọc không đều hoặc khấp khểnh nhẹ thì thời gian nong hàm bằng dây cung sẽ ngắn hơn so với trường hợp răng khấp khểnh, chen chúc quá nhiều.
Kỹ thuật, tay nghề của bác sĩ: Bên cạnh các yếu tố trên, thời gian thực hiện nong hàm bằng dây cung sẽ chậm hoặc nhanh hơn dựa trên kỹ thuật, sự chuyên nghiệp, tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ. Vì vậy khi thực hiện nong hàm bạn nên chọn địa điểm uy tín, chất lượng tốt.
>>>>>Xem thêm: Herpangina là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mong rằng những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp nong hàm bằng dây cung. Trong quá trình nong hàm để rút ngắn quá trình này bạn nên chú ý dặn dò của bác sĩ trong việc vệ sinh răng miệng và sinh hoạt hàng ngày.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm